Bộ Y tế khuyến cáo tăng cường phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội
Bước sang giai đoạn cuối xuân, để phòng tránh nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội, hạn chế những rủi ro do căn bệnh này gây ra. Bộ Y tế đã tăng cường công tác truyền thông, khuyến cáo người dân tăng cường sức khỏe, thực hiện các công tác phòng chống muỗi, bảo vệ sức khỏe gia đình và cộng đồng.
Thực trạng
Thống kê cho thấy trong 3 tháng đầu năm Hà Nội ghi nhận 59 ca sốt xuất huyết. Theo đánh giá con số này giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (hơn 37.000 người bệnh, 7 trường hợp tử vong) song vẫn có nguy cơ bùng phát dịch.
Để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, sáng 17/3 Hà Nội đã phát động chiến dịch vệ sinh môi trường chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết và dịch bệnh mùa hè bởi các yếu tố nguy cơ để dịch bùng phát luôn hiện hữu.
Cụ thể, tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng; mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn ở tạm bợ... Bên cạnh đó, dự báo thời tiết mùa hè năm 2018 tiếp tục diễn biến bất thường, nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, trong đó có sốt xuất huyết.
Ý kiến của chuyên gia
10 năm qua dịch sốt xuất huyết dengue tại Hà Nội tăng cao vào năm 2009 với hơn 16.000 ca, 4 người tử vong. Năm 2015 hơn 15.000 bệnh nhân, còn lại trung bình mỗi năm ghi nhận từ 5.000 đến 6.000 trường hợp. Đến năm 2017, số mắc tăng vọt.
Để phòng bệnh, năm 2018Cục trưởng Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu lưu ý thành phố cần làm tốt công tác phòng chống dịch ngay từ đầu năm, không có bọ gậy thì sẽ không có sốt xuất huyết. Hàng tuần tổ chức các hoạt động diệt bọ gậy đến từng hộ gia đình, phun hóa chất diệt muỗi ngay khi chỉ có một bệnh nhân. Khi đã có 5-7 bệnh nhân nghĩa là có nhiều người nhiễm nhưng chưa phát bệnh, họ di chuyển đi các nơi khác sẽ phát tán bệnh.
“Hà Nội đã ‘phát’ thì phải ‘động’; người dân, chính quyền cần có hoạt động cụ thể để đảm bảo hiệu quả công tác tác phòng chống dịch bệnh. Hà Nội cũng cần chuẩn bị tốt hơn, không để thiếu hóa chất, phương tiện như năm ngoái”, ông Phu nhấn mạnh.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. Biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt.
Khi bị sốt, uống thuốc hạ sốt không hạ, ở trong vùng có dịch, người dân nên nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt, người già, trẻ nhỏ, người có bệnh mãn tính...Do đó cần đi khám sớm vì bệnh có thể chuyển biến nặng ngay trong những ngày đầu.
Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
- Nằm ngủ trong màn.
- Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn.
- Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước.
- Thay nước bình hoa, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
Theo Vnexpress.net
Các tin khác
-
5 đồ dùng nhà bếp cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe
Những loại đồ dùng nhà bếp nếu có những dấu hiệu dưới đây cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe, tránh nhiễm chất độc hại. -
Thực phẩm tăng cường sức khỏe phổi nên ăn nhiều
Những loại thực phẩm quen thuộc dưới đây khi biết tận dụng đúng cách sẽ tăng cường sức khỏe phổi, phòng ngừa các bệnh hô hấp hiệu quả. -
Top 3 loại rau là thuốc quý ít người sử dụng
Có những loại rau vừa được sử dụng làm thực phẩm nhưng vừa có thể dùng làm thuốc để trị bệnh nhưng ít người sử dụng, thậm chí coi chúng là cỏ dại thường bị nhổ bỏ đi. -
Top 5 loại thực phẩm càng ăn nhiều lại càng hại thận
Nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm này không chỉ gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột mà còn gây hại thận. Để bảo vệ sức khỏe thận, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh hiệu quả chúng ta cần tránh tiêu thụ quá nhiều. -
Top 5 loại trái cây phổ biến dễ nhiễm thuốc kích thích
Những loại trái cây dưới đây sở hữu ngoại hình hấp dẫn nhưng rất dễ nhiễm thuốc kích thích nên cẩn trọng khi mua để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Bị căng cơ quá mức nên ăn thực phẩm nào
Căng cơ qua mức khiến cơ bắp bị kéo căng hoặc rách gây ảnh hưởng đến vận động của cơ thể. Ngoài việc nghỉ ngơi, tránh hoạt động gây đau, uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ hãy bổ sung các thực phẩm dưới đây giúp quá trình phục hồi khi bị căng cơ quá mức được nhanh chóng. -
Nước gạo lứt: bí quyết vàng giúp gan khỏe, dưỡng thận
Uống thường xuyên nước gạo lứt sau ăn 30 phút mỗi ngày không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp gan khỏe, dưỡng thận, hạ đường huyết hiệu quả. -
Cẩn trọng khi ăn cá: những ai không nên ăn cá
Cá là thực phẩm bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng những nhóm người dưới đây không nên ăn cá kẻo gây hại cho sức khỏe. -
Uống nước mía: 5 điều nhất định cần phải biết để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Nước mía là loại đồ uống được nhiều người yêu thích trong mùa hè nắng nóng nhưng khi uống cần nhớ những điều sau để tránh gây hại sức khỏe, tăng đường huyết, tăng cân. -
5 thói quen buổi sáng rất tốt cho tim, kiểm soát căng thẳng hiệu quả
Buổi sáng thức dậy hãy kiên trì thực hiện 5 thói quen dưới đây sẽ giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, kiểm soát căng thẳng, điều hòa huyết áp và tinh thần tỉnh táo hơn.