WHO phê chuẩn vắc xin chống sốt xuất huyết đầu tiên do Pháp sản xuất
Những yếu tố do con người gây nên đã gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tác động không nhỏ đến các loại bệnh đang phát triển ngày một phức tạp. Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng, vừa qua các nhà khoa học của Pháp đã được tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức công nhận và cho phép sử dụng loại vắc xin chống lại virus sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới.
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh nên dễ phát triển thành dịch. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong cao nhất là với trẻ em, bởi vậy căn bệnh này gây khó khăn cho đội ngũ bác sĩ, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
Thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong).
- Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt - Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.- Có thể có nổi mẩn, phát ban.
Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%).
Đánh giá củacủa WHO về căn bệnh sốt xuất huyết
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sốt xuất huyết là căn bệnh bắt nguồn từ muỗi gia tăng nhanh chóng nhất trên thế giới hiện nay, khiến gần 400 triệu người nhiễm mỗi năm. Trong vòng 50 năm qua, sốt xuất huyết đã lan rộng từ một nhóm nước và trở thành dịch tại 128 quốc gia, nơi có khoảng 4 tỷ người sinh sống, và các ca nhiễm sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần cũng trong giai đoạn này.
Tìm hiểu về loại vắc xin sốt xuất huyết được WHO phê chuẩn
Vắc xin sốt xuất huyết mới được WHO phê chuẩn có tên là Dengvaxia do Sanofi Pasteur, nhánh vắc-xin của Tập đoàn Sanofi, Pháp sản xuất.
Dengvaxia được đưa ra sau khi tiến hành 25 nghiên cứu y tế tại 15 quốc gia trên khắp thế giới với trên 40.000 tình nguyện viên tham dự chương trình nghiên cứu vaccine sốt xuất huyết của Sanofi Pasteur.
Theo đánh giá, Dengvaxia chủ yếu dùng cho những người trong độ tuổi từ 9-45 tuổi, và ưu tiên sử dụng ở những nơi có dịch bùng phát. Đặc biệt, Dengvaxia không tiêm được cho trẻ dưới 9 tuổi bởi các nghiên cứu cho thấy hiệu quả bảo vệ đối với trẻ ở độ tuổi này rất thấp, bởi vậy người dân cần giữ gìn sức khỏe và hệ miễn dịch cho trẻ dưới 9 tuổi.
Phương pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, loăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt bằng các phương pháp: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt loăng quăng/bọ gậy; thau rửa các dụng cụ chứa nước hàng tuần; dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
Ngoài ra người dân cần phòng chống muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày; cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác...
Như vậy, WHO đã chính thức công nhận một loại vắc xin chống lại virus sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới, qua đó mở ra cơ hội ngăn ngừa các ca nhiễm sốt xuất huyết ở các quốc gia chủ yếu là châu Á, châu Phi và Mỹ LaTinh.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.