Khi bị sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục
Khi bị sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục
Khi bị sốt xuất huyết nhiều người thường bị sốt cao, suy nhược cơ thể dẫn đến mệt mỏi, chán ăn. Vậy để giúp người bị sốt xuất huyết nhanh chóng hồi phục nên ăn gì, kiêng thức ăn gì?
Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây ra. Có biểu hiện cấp tính như sốt cao đột ngột, kéo dài 7-10 ngày, có trường hợp sốt kéo dài 15-19 ngày, có khi sốt 2 pha: sốt 2 ngày rồi hạ sau đó 3-5 ngày sau sốt tái lại.
Đi cùng với sốt là các triệu chứng đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp và có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: da đỏ sung huyết, ban xuất huyết, đốm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi; chảy máu tạng phủ… Tuy nhiên nếu được theo dõi, nghỉ ngơi, điều trị đúng thì phần lớn sốt xuất huyết sẽ khỏi không có biến chứng.
Sau khi bị virus Dengue tấn công hệ miễn dịch của người bị sốt xuất huyết có thể bị suy giảm nếu để lâu có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nhằm giúp người bị sốt xuất huyết nhanh chóng hồi phục tăng cường sức đề kháng hãy nên bổ sung những thực phẩm sau trong thực đơn hằng ngày, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm sau.
Những thực phẩm người bị sốt xuất huyết nên và không nên ăn để nhanh hồi phục
Những thực phẩm người bị sốt xuất huyết nên ăn
Quả lựu
Quả lựu là một tỏng những loại trái cây yêu thích của nhiều người. Lựu có năng lượng rất thấp, chứa nhiều chất xơ nên bạn có thể ăn lựu thoải mái mà không sợ tăng cân. Bên cạnh đó, nhờ chứa nhiều vitamin B2, vitamin C, natri, photpho nên có tác dụng giảm lượng cholesterol có hại, đào thải và đánh tan lượng mỡ thừa trong cơ thể. Loại trái cây này còn là nguồn nguồn cung cấp dồi dào một loại polyphenol chống oxy hóa tên là anthocyanins giúp bảo vệ các tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do. Khi người bị sốt xuất huyết ăn thường xuyên quả lựu sẽ có tác dụng làm giảm cảm giác kiệt sức và mệt mỏi.
Bên cạnh đó, lựu còn là một nguồn giàu chất sắt, lựu rất có lợi cho máu. Loại quả này cũng giúp duy trì số lượng tiểu cầu trong máu bình thường, rất cần thiết để phục hồi bệnh sốt xuất huyết giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục
Trái cây có múi
Một số loại trái cây có múi như cam, bưởi, quýt, không chỉ giàu dinh dưỡng còn rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin C. Khi ăn thường xuyên các loại trái cây có múi giúp tăng cường miễn dịch chống lại virus. Hơn nữa, chất xơ trong những loại quả này còn giảm tình trạng khó tiêu và buồn nôn cho người bệnh từ đó nhanh chóng hồi phục
Kiwi
Kiwi còn được gọi là quả dương đào, là một loại quả mọng, có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau này được các nhà truyền đạo đem về trồng ở New Zealand. Kiwi là một trong số ít những loại quả chứa đến 140% nhu cầu vitamin C hằng ngày cho cơ thể, giúp hình thành các chất dẫn chuyền trong hệ thần kinh, thực hiện chức năng của não bộ. Kiwi còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ RNA và DNA. Kiwi chứa khá nhiều chất xơ nên sử dụng loại quả này bạn không chỉ chống táo bón mà còn có tác dụng loại bỏ độc tố ra khỏi ruột kết, giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và ruột, qua đó hỗ trợ tiêu hóa thức ăn một cách tối đa và giúp giảm cân. Hàm lượng cao vitamin C cùng các hợp chất chống oxy hóa trong trái kiwi đã được chứng minh có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, kiwi chứa nhiều vitamin A, vitamin E và kali giúp cân bằng điện giải trong cơ thể, đồng thời hạn chế tình trạng tăng huyết áp. Đồng trong quả kiwi đặc biệt giúp hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và xây dựng khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật.
Nghệ
Nghệ là một chất khử trùng và giúp tăng cường trao đổi chất. Điều này giúp người bệnh sốt xuất huyế phục hồi nhanh hơn.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một trong những loại rau khá quen thuộc được chế biến thành nhiều món ăn ngon tốt cho sức khỏe. Một chén bông cải xanh nấu chín có chứa tới 102mg vitamin C, cung cấp 113% lượng vitamin C mà cơ thể cần mỗi ngày.
Ngoài ra, bông cải xanh được coi là siêu thực phẩm rất tốt với sức khỏe của con người nhất là bà bầu, trẻ em, người cao tuổi. Bông cải xanh là nguồn thực phẩm rất giàu chất sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.
Trong đó, bông cải xanh có chứa flavonoid, có tác dụng làm sạch mạch máu rất tốt, giúp loại bỏ cholesterol lắng đọng trong mạch máu và có tác dụng làm loãng máu nhất định. Ngoài ra, bông cải xanh rất tốt cho việc giảm mỡ máu, cải thiện hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa,…Bên cạnh đó, bông cải xanh là một nguồn vitamin K tuyệt vời hỗ trợ tái tạo tiểu cầu. Nó cũng rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Do đo, loại thực phẩm này nên được đưa vào chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân sốt xuất huyết giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục
Cải bó xôi
Cải bó xôi có chứa nhiều vitamin C và vitamin A cùng các khoáng chất có lợi cho sức khỏe và làn da. Rau cải bó xôi là một nguồn thực phẩm giàu chất sắt và axit béo omega-3 giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng số lượng tiểu cầu.
Nước dừa
Bệnh sốt xuất huyết thường dẫn đến tình trạng mất nước do đó khi uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp duy trì mức điện giải và giảm suy nhược.
Nước trái cây
Nước ép trái cây, đặc biệt là trái cây họ cam quýt, là nguồn cung cấp vitamin tốt, giúp tăng cường miễn dịch và khắc phục tình trạng suy nhược giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục
Ăn cháo loãng
Ăn cháo vừa cung cấp carbohydrate vừa khiến người bệnh cảm thấy dễ nuốt và cũng dễ tiêu hóa hơn, từ đó giúp tránh bị đầy hơi và nặng bụng sau khi ăn quá nhiều. Có thể nấu cháo bồ câu, cháo thịt gà, cháo rau củ để cung cấp thêm dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Thực phẩm người bị sốt xuất huyết nên tránh
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhiều dầu mỡ có thể dẫn đến huyết áp cao và cholesterol cao. Điều này có thể gây cản trở con đường hồi phục của bạn vì nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Thức ăn cay
Thức ăn cay là điều tối kỵ đối với bệnh nhân sốt xuất huyết. Nó có thể khiến axit tích tụ trong dạ dày và dẫn đến loét và tổn thương thành mạch. Tổn thương này cản trở quá trình hồi phục vì cơ thể đang phải chống chọi với bệnh tật.
Đồ uống có chứa caffein
Cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng nhưng bạn nên tránh đồ uống có chứa caffein. Những thức uống này gây nhịp tim nhanh, mệt mỏi, và phá vỡ cơ bắp.
Khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết cần tuân thủ nguyên tắc, hạ sốt đúng cách, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và bù nước, nghỉ ngơi hợp lý, nếu như người bị sốt xuất huyết có những dấu hiệu bất thường cần đưa tới viện càng sớm càng tốt.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Sốt xuất huyết có biến chứng gì?
Bệnh sốt xuất huyết do virus Hanta với hội chứng thận, phổi
Chế độ ăn giúp người bị sốt xuất huyết nhanh khỏe mạnh
Chăm sóc bé bị sốt xuất huyết tại nhà
Dấu hiệu và phương pháp phòng tránh virus ZIKA
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Chế độ dinh dưỡng giúp người bệnh sốt xuất huyết nhanh khỏi
- Phương pháp phòng lây lan bệnh sốt xuất huyết
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Mùa dịch sốt xuất huyết: Nhắc lại những vấn đề cần kiêng kỵ
- Bộ Y tế khuyến cáo tăng cường phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội
- Sốt xuất huyết gia tăng tại huyện đảo Phú Quốc
- Thả hàng triệu con muỗi ra môi trường để hạn chế sốt xuất huyết và Zika
- Dịch sốt xuất huyết vẫn hoành hành
- Thành phố Hồ Chí Minh: Chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết
- Cảnh báo bệnh nhân sốt xuất huyết, tay chân miệng gia tăng
- WHO phê chuẩn vắc xin chống sốt xuất huyết đầu tiên do Pháp sản xuất
- Ấn Độ: Gần 2 nghìn người dương tính với sốt xuất huyết
- Singapore phát hiện tuýp tế bào bạch cầu điều trị sốt xuất huyết
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.