Bệnh viêm gan ở chó: cách chăm sóc, điều trị
Bệnh viêm gan ở chó: cách chăm sóc, điều trị
Bệnh viêm gan truyền nhiễm là một trong những bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, khi chó bị viêm gan khiến cho gan của chó bị tổn thương do suy giảm chức năng gan trong thời gian dài. Nguyên nhân nào dẫn đến viêm gan ở chó, cách điều trị và chăm sóc chó bị viêm gan như thế nào?
Bệnh viêm gan ở chó là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, bệnh do virus có tên là adenovirus loại 1 (CAV-1) gây ra. Những chú chó chưa được tiêm phòng hoặc chó hoang đều có thể bị mắc bệnh, nhất là chó dưới 1 năm tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan ở chó
Bệnh viêm gan do do virus có tên là adenovirus loại 1 (CAV-1) gây ra.
Những chú chó mang virus CAV-1, virus sẽ được bài tiết ra ngoài qua đường phân, nước tiểu, dịch mũi, chất tiết của kết mạc. Khi những con chó khỏe mạnh, chó chưa được tiêm phòng khi tiếp xúc những yếu tố này có thể bị nhiễm bệnh. Hay như virus xâm nhập gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, chuồng nuôi chung, …
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm gan ở chó
Viêm gan có thể gây ra một lọat các triệu chứng khác nhau, một số con chó có biểu hiện các triệu chứng bệnh rất nhẹ nhưng có những chú chó bị nặng bệnh có thể gây tử vong. Các triệu chứng của chó khi bị nhiễm bệnh có biểu hiện như sau:
+ Tăng nhiệt độ trực tràng từ 39,4°C đến 41,1°C, tăng tần số hô hấp
+ Sưng hạch amidan, kết hợp viêm họng, viêm thanh quả, ho, có âm khan trên đường hô hấp.
+ Sẽ thấy các nốt hạch huyết trên cổ lớn lên, gây phù nề dưới da đầu, cổ
+ Chó có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn hoặc ăn rất ít, khát nước, nôn ra các hỗn hợp dịch mật màu vàng
+ Lúc đầu nước mắt chó loãng sau đó có dử mắt, mắt có màng, đục như cùi nhãn ở một hoặc cả hai mắt
+ Chó nằm im một chỗ, ít hoạt động, đi lại khó khăn, không vững, chệnh choạng, bị ngã, co giật hoặc liệt chân sau.
+ Có thể chó bị lúc sốt lúc không, nhịp tim tim 90-110 lần/phút hoặc cao hơn nữa.
+ Chó bị tiêu chảy, phân lỏng, có sự xuất hiện vệt máu tươi
+ Niêm mạc của chó màu vàng đặc biệt là niêm mạc mắt, lưỡi
+ Chó đau đớn vùng gan, co người lại rên rỉ
+ Chó ngày càng gầy gò, ốm yếu, thiếu máu
+ Chó bị viêm dạ dày, viêm ruột
+ Những chó cái đang mang thai bị sảy thai, đẻ non hoặc con chó con sẽ bị chết ngay sau khi đẻ.
+ Chó bị chướng bụng do sự tích tụ của chất lỏng
Chẩn đoán bệnh viêm gan ở chó
Có nhiều phương pháp khác nhau được bác sĩ thú y áp dụng để kiểm tra sự hiện diện của virus gây viêm gan truyền nhiễm cho chó. Các phương pháp kiểm tra bao gồm: xét nghiệm máu, chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, điện tâm đồ…
Bên cạnh đó, chủ nuôi cần cung cấp cho các bác sĩ thú y về lịch sử toàn diện về sức khỏe của con chó và sự xuất hiện của các triệu chứng viêm gan. Cung cấp thêm lịch sử bệnh của bố mẹ con chó, bởi viêm gan có thể di truyền từ bố mẹ sang con.
Việc làm xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ thú y xác định sự làm việc bình thường của chức năng gan, thận. Men gan sẽ thay đổi không bình thường trong một số trạng thái bệnh.
Phương pháp chụp X-quang và siêu âm để kiểm tra gan một cách trực quan và có thể lấy một mẫu mô ở gan để tiến hành làm sinh thiết chẩn đoán bệnh nếu những xét nghiệm trên không hiệu quả.
Có nhiều phương pháp khác nhau để kiểm tra sự hiện diện của vi rút gây viêm gan truyền nhiễm ở chó, hoặc sự hiện diện của các kháng thể đối với vi rút. Xét nghiệm máu có thể gợi ý chẩn đoán khi kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng, tùy thuộc vào các giai đoạn của bệnh. Giảm bạch cầu và bằng chứng của bệnh gan có thể thấy rõ ở giai đoạn đầu của bệnh. Các xét nghiệm khác như chụp X quang và xét nghiệm nước tiểu cũng có thể được thực hiện.
Điều trị bệnh viêm gan ở chó
Hiện nay, không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó. Do đó, các bác sĩ sẽ điều trị nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng cho đến khi virus hết đợt cấp.
Tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh ở chó, sức khỏe nên chó có thể thể nhập viện điều trị và điều trị bằng truyền tĩnh mạch. Thuốc kháng sinh không điều trị được virus nhưng có thể được bác sĩ thú y kê đơn để ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn. Trường hợp bệnh nghiêm trọng chó có thể được chỉ định truyền máu.
Chăm sóc chó bị bệnh viêm gan
Tuyệt đối không cho chó ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ. Sử dụng vitamin nhóm B, đặc biệt B12 làm giảm sự thấm nhiễm mỡ, tăng hoạt động của chức năng gan.
Sử dụng vitamin C trộn vào thức ăn 10-15 ngày, tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp glycogen ở gan, tăng cao chức năng giải độc của gan, đặc biệt là tăng sự tái sinh của tế bào gan.
Bù nước, cân bằng điện giải cho chó bằng cách truyền dung dịch đường glucose, Ringer lactate…
Cách phòng ngừa bệnh viêm gan ở chó
+ Tiêm phòng vaccine ngăn ngừa bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó
+ Cho chó ăn đầy đủ dinh dưỡng, giàu dưỡng chất
+ Cho chó tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng
+ Dọn dẹp chuồng nuôi, bát đựng thức ăn, khu vực vệ sinh của chó
+ Hạn chế cho chó tiếp xúc với những chú chó lạ để hạn chế chó lây virus từ những con chó này
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Suy gan cấp tính ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
+ Bệnh thận ở chó nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách xử lý
+ Suy thận ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
+ Suy thận mãn tính ở mèo: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
+ Bệnh tiểu đường ở chó có các triệu chứng và cách điều trị nào?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Mùa hè chó bỏ ăn, chán ăn phải làm như thế nào?
- Câu chuyện xúc động về lòng tin của loài chó
- Có nên lắp đặt kính chống chói xe ô tô ngày đêm?
- Chó bị hắt hơi ngược nguyên nhân do đâu, cách điều trị
- Bệnh uốn ván ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
- Lợi ích bất ngờ của chó mèo đối với trẻ nhỏ
- Chó mèo mang lại lợi ích gì cho người độc thân
- Thoát vị đĩa đệm ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
- Bệnh viêm đĩa đệm ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
- Chó mèo bị phản ứng phụ sau khi tẩy giun cần phải làm gì?
- Những bệnh về chân chó thường mắc phải
- Chó bị hở hàm ếch: nguyên nhân, cách phòng ngừa
- Chó bị bong gân mắt cá chân: nguyên nhân, điều trị
- Chó bị viêm khớp nhiễm khuẩn: nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả
- Bệnh viêm khớp ở chó: nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp kiểm soát bệnh
- Viêm da kẽ chân ở chó: triệu chứng, cách điều trị
- Trật xương bánh chè ở chó: nguyên nhân, điều trị
- Chó bị chân vòng kiềng: nguyên nhân, cách phòng tránh
- Chó bị hạ bàn chân sau chăm sóc như thế nào?
- Vì sao không nên cho chó mèo uống kháng sinh của người?
Các tin khác
-
Có nên lắp tổ giả trong nhà nuôi chim yến?
Lắp đặt tổ giả trong nhà nuôi chim yến còn khá xa lạ với nhiều người nhưng đối với những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nuôi yến đã áp dụng từ lâu. Vậy lắp đặt tổ giả trong nhà nuôi yến có tác dụng gì? -
Điều cần nhớ khi chọn ván gỗ làm tổ cho nhà nuôi chim yến
Bên trong nhà yến thường có độ ẩm cao, ánh sáng yếu nên tạo thành môi trường thích hợp cho nấm mốc phát triển trên gỗ. Để tránh nấm mốc phát triển nên ván làm tổ của chim yến khi chọn ván gỗ hãy lưu ý những điều quan trọng dưới đây. -
Vì sao chim yến không vào nhà nuôi yến, cách khắc phục hiệu quả nhất
Khá nhiều người nuôi chim yến gặp phải tình trạng chim yến không vào nhà nuôi yến sinh sống, làm tổ mặc dù vị trí xây dựng nhà nuôi yến nằm dưới đường bay của chim yến. -
Lựa chọn vị trí xây nhà nuôi yến: những yếu tố quan trọng cần nhớ
Vị trí xây nhà nuôi yến là một trong những quy trình cực kỳ quan trọng quyết định nuôi chim yến có thành công hay không. Khi chuẩn bị xây dựng nhà nuôi chim yến cần lựa chọn vị trí xây nhà hợp lý -
Bật mí cách tạo mùi nhà yến thu hút chim yến đến sinh sống làm tổ
Sau khi xây dựng nhà nuôi yến cần phải biết cách tạo mùi để thu hút những con chim yến từ môi trường tự nhiên đến sinh sống, làm tổ. Nhưng khá nhiều người chưa biết cách tạo mùi nhà yến, khiến cho chim yến không đến sinh sống gây lãng phí tiền bạc. -
Hướng dẫn cách làm thức ăn nuôi chim yến chuẩn
Chim yến khi sinh sống ở môi trường tự nhiên thường ăn các loại côn trùng có kích thước nhỏ. Nhưng khi sinh sống trong điều kiện nuôi thì số lượng chim yến trong nhà nuôi yến nhiều lượng thức ăn từ môi trường xung quanh không đáp ứng đủ nhu cầu của chim yến. -
Kỹ thuật xây nhà nuôi yến chuẩn xác, cách khử mùi nhà nuôi yến
Để nuôi chim yến tại nhà cần tạo được môi trường sống lý tưởng cho chim yến để chúng thích nghi, cảm thấy an toàn và sinh sống tại đây. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn kỹ thuật xây nhà nuôi yến chuẩn xác, cách khử mùi nhà nuôi yến -
Chim yến: đặc điểm, quá trình làm tổ chim yến
Tổ yến sở hữu giá trị dinh dưỡng cao có lợi cho sức khỏe nhưng khá nhiều người chưa biết rõ về loài chim yến cũng như quá trình làm tổ chim yến. -
Mùa hè chó bỏ ăn, chán ăn phải làm như thế nào?
Những ngày thời tiết mùa hè nắng nóng, nhiệt độ cao khiến chó cảm thấy mệt mỏi, chán ăn thậm chí bỏ ăn. Khi chó bỏ ăn, chán ăn trong những ngày nắng nóng chủ nhân cần làm những điều sau đây. -
Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch sinh sản, kỹ thuật phối giống
Ngựa bạch mang lại nhiều giá trị kinh tế cao nên nhiều vùng trên cả nước nuôi ngựa bạch sinh sản, bán con ngựa bạch con cho các hộ nuôi ngựa bạch lấy cao. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc ngựa bạch sinh sản, cách chọn ngựa giống.