Rát da đầu nguyên nhân do đâu, cách khắc phục hiệu quả nhất
Rát da đầu nguyên nhân do đâu, cách khắc phục hiệu quả nhất
Rát da đầu là triệu chứng khá nhiều người gặp phải nhưng hầu như ít quan tâm. Nhưng nếu không khắc phục sớm tình trạng rát da đầu có thể gây ảnh hưởng đến da đầu, tóc thậm chí gây các bệnh về da đầu như nấm da đầu, kích ứng da đầu, nhiễm trùng,…
Khá nhiều người gặp tình trạng rát da đầu gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Rát da đầu là tình trạng da đầu xuất hiện những cảm giác khó chịu như: da đầu bị đau, rát, ê ẩm, bứt rứt, khó chịu. Khi bị rát da đầu thường đi kèm các triệu chứng phổ biến như đau đầu, dị ứng, vẩy nến, bệnh eczema, rụng tóc, kích ứng da đầu,… Tình trạng rát có thể xuất hiện bất ngờ hoặc có thể kéo dài trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến da đầu.
Nguyên nhân gây rát da đầu
Có nhiều nguyên nhân gây rát da đầu, có thể có một trong những nguyên nhân phổ biến sau đây:
Khô da đầu
Da đầu bị thiếu độ ẩm khiến da đầu bị nhạy cảm, dễ kích ứng, đau rát nhất là khi thời tiết hanh khô, mùa đông lạnh, sử dụng các sản phẩm gội đầu, chăm sóc tóc không phù hợp khiến da đầu bị mất nươc, làm da đầu khô hơn từ đó gây rát da đầu.
Kích ứng da đầu
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc có chứa chất kích ứng như cồn, chất bảo quản, hương liệu có thể gây kích ứng hay các sản phẩm nhộm tóc, uốn tóc, tẩy tóc, xịt tóc,… từ đó khiến da đầu trở nên đỏ, kích ứng, ngứa, đau rát.
Da đầu tiếp xúc hóa chất, chất kích ứng
Tình trạng rát da đầu có thể xuất hiện do da dầu của chúng ta tiếp xúc với các hóa chất, chất kích ứng từ thuốc nhuộm tóc, thuốc tẩy tóc, chất tẩy rửa mạnh, thuốc uốn tóc, hóa chất từ môi trường làm việc,…
Tâm lý, stress
Khi bị stress, căng thẳng thần kinh, tâm lý mệt mỏi, thường xuyên nóng giận,… có thể gây mất cân bằng trong hệ thống miễn dịch, làm tăng khả năng kích ứng da, có thể ảnh hưởng đến da đầu, gây rát da đầu.
Nhiễm trùng nấm
Nhiễm trùng nấm da đầu do nấm sợi thuộc loài Trichophyton và Microsporum xâm nhập vào sợi tóc gây ra. Bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác về da đầu như: vẩy nến, á sừng, chấy,… Một số nấm gây nhiêm trùng da như nấm men, nấm da đầu có thể khiến người mắc có cảm giác đau rát da đầu, ngứa da đầu.
Viêm da cơ địa ở đầu
Viêm da cơ địa ở đầu là bệnh lý thuộc nhóm viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis), vị trí viêm nhiễm xuất hiện chủ yếu ở dưới chân tóc, vùng sau gáy gây khó chịu. Khi bị viêm da cơ địa ở đầu thường xuất hiện các mảng da đỏ ở vùng chân tóc hay sau gáy, da đầu khô, có nhiều vảy gày hơn, ngứa gáy dữ dội, rụng tóc. Một số trường hợp viêm da cơ đại ở đầu nặng có thể gây phồng rộp da, viêm loét đau nhức, chảy mủ, có mùi hôi nhẹ, đau nhức đầu,…
Eczema
Eczema là căn bệnh ngoài da có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trong đó có cả da đầu gây ngứa rát khó chịu. Đây là tình trạng viêm lớp nông của da xảy ra do các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, bệnh xảy ra khi thời tiết chuyển mùa. Khi bị eczema người bệnh có cảm giác nóng, sưng, ngứa ngáy, xuất hiện các mụn nước li ti sau đó lan rộng ra các vùng da khác. Khi các mụn nước li ti vỡ ra chúng sẽ chảy ra những dịch nước màu vàng và tạo thành những giếng chàm lỗ chỗ trên da, đóng thành những vảy dày, sau một thời gian chúng sẽ bong ra để lại lớp da mỏng, nhẵn bóng.
Biện pháp giảm rát da đầu hiệu quả
Rát da đầu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây rát da đầu chúng ta có phương pháp điều trị cho phù hợp. Để cải thiện tình trạng rát da đầu có thể áp dụng một trong những biện pháp dưới đây:
Duy trì độ ẩm da đầu
Da đầu bị khô cũng là nguyên nhân khiến da đầu gặp tình trạng ngứa rát, khó chịu. Để duy trì độ ẩm cho da đầu có thể sử dụng một số loại dầu dưỡng da đầu như: dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu hạt lanh,…. Hay sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, giấm táo,…
Mật ong
Mật ong là một trong những chất làm ẩm tự nhiên có công dụng dưỡng ẩm da đầu hiệu quả.
Thực hiện:
Bước 1: Dùng 1/2 chén mật ong nguyên chất kết hợp 1 lít nước sạch.
Bước 2: Pha trộn mật ong với nước rồi xả đều lên tóc.
Bước 3: Dùng mũ ủ tóc trùm kín tóc trong 30 phút sau đó gội đầu và xả tóc lại như bình thường nên thực hiện từ 2-3 lần/tuần để đạt hiệu quả nhất.
Giấm táo
Sử dụng giấm táo xả tóc sẽ giúp cân bằng lại độ ẩm cho da đầu đồng thời dưỡng cho tóc mềm mượt hơn.
Bước 1: Pha 10 thìa giấm táo với ½ chén mật ong, thoa đều lên tóc và ủ trong vòng 15 phút
Bước 2: Xả tóc lại bằng nước ấm, gội lại bằng dầu gội nhưng không cần dùng dầu xả. Nên thực hiện 1 lần/tuần để đạt hiệu quả dưỡng ẩm da đầu tốt nhất.
Dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng khôi phục lại độ ẩm cho da đầu, đẩy lùi tình trạng khô ráp ở da đầu hiệu quả.
Có thể sử dụng dầu dừa thoa lên tóc như một loại dầu dưỡng, kết hợp massage da đầu nhẹ nhàng để giúp các dưỡng chất trong dầu thẩm thấu vào da đầu giúp phục hồi độ ẩm cho da đầu
Tránh tác động mạnh
Có một số sản phẩm chăm sóc tóc có chứa hóa chất gây kích ứng da dầu, khiến da đầu trở nên yếu hơn. Do đó cần hạn chế sử dụng các dụng cụ tạo kiểu như máy uốn tóc, máy sấy để tránh làm tổn thường da đầu.
Kiểm soát stress
Kiểm soát stress, tránh căng thẳng, áp lực giúp giảm tình trạng rát da đầu do tác động tâm lý. Hằng ngày nên ngồi thiền, yoga, nghe nhạc, luyện tập thể dục, sắp xếp công việc hợp lý,…
Điều trị các bệnh về da đầu
Đến thăm khám, điều trị tại các cơ sở bệnh viện da liễu giúp điều trị dứt điểm các bệnh mà da đầu đang gặp phải, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tham khảo của bác sĩ,…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bật mí cách giảm ngứa da đầu sau nhuộm tóc chuẩn nhất
Các sai lầm khi gội đầu khiến da đầu yếu, tóc rụng
Những loại gia vị là tiên dược trị rụng tóc hiệu quả
Tuyệt chiêu chăm sóc tóc giả đơn giản, bền đẹp
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Bật mí cách dùng dầu cà phê dưỡng da, chăm sóc tóc cực hiệu quả
- Cách chăm sóc tóc trong mùa mưa tránh rụng tóc, nhiều gàu
- Bật mí cách chăm sóc tóc từ cà phê cực hay
- Bí quyết chăm sóc tóc sau tẩy, nhuộm giữ màu lâu phai hạn chế khô xơ
- Cách chăm sóc tóc sau lăn kim tế bào gốc chuẩn
- Chăm sóc tóc từ tế bào gốc thực vật có hiệu quả như thế nào?
- Chăm sóc tóc chuẩn sau khi dùng tế bào gốc tự thân trị rụng tóc
- Bật mí công thức chăm sóc tóc bằng dầu dừa cực kỳ hiệu quả
- Chăm sóc tóc nối đúng cách, những điều lưu ý quan trọng
- Tóc chẻ ngọn: nguyên nhân do đâu, cách chăm sóc tóc chẻ ngọn
- Bật mí công thức chăm sóc tóc với chanh cực kỳ hiệu quả
- Những điều cần nhớ khi chăm sóc tóc vào mùa đông
- Chăm sóc tóc sau khi nhuộm cần lưu ý điều gì?
- Chăm sóc tóc khỏi bết dính trong ngày hè
- 'Ro điệu' cử stylish riêng chăm sóc tóc cho tượng
Các tin khác
-
5 bí quyết chăm sóc da vào buổi sáng giúp da căng mịn, săn chắc da
Vào buổi sáng hãy duy trì 5 bí quyết chăm sóc da cơ bản dưới đây làn da sẽ luôn căng mịn, tràn đầy sức sống. -
Top 4 hoạt chất chống lão hóa da phụ nữ từ 40 tuổi nên dùng
Để phòng ngừa lão hóa da, giảm các nếp nhăn, trẻ hóa làn da phụ nữ bước sang tuổi 40 hãy thường xuyên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa 4 hoạt chất có lợi dưới đây. -
Bật mí mẹo hay bảo vệ da trong mùa lạnh
Để bảo vệ da trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, tránh tình trạng kích ứng, nổi mẩn đỏ da chúng ta hãy áp dụng các mẹo hay dưới đây. -
Nên thoa lotion bằng tay hay bằng bông khi chăm sóc da
Khi chăm sóc da nên thoa lotion bằng tay hay bằng bông để giúp da hấp thu các dưỡng chất từ đó da trở nên khỏe mạnh, tươi sáng hơn -
Bí quyết trị mụn trứng cá, dưỡng sáng da từ sữa chua
Làn da trở nên săn chắc, đàn hồi, sang trở nên sáng mịn hơn, các nốt mụn trứng cá cũng cần bị biến mất hãy áp dụng 5 công thức làm đẹp dưới đây từ sữa chua, dễ dàng thực hiện tại nhà. -
Bật mí cách cấp ẩm cho da từ mật ong cực hay
Mật ong không chỉ giúp hỗ trợ điều trị mụn mà còn là chất dưỡng ẩm tự nhiên cho da giúp cải thiện tình trạng da khô, da bong tróc, kích ứng. Bài viết dưới đây sẽ bật mí một số công thức hay giúp cấp ẩm cho da từ mật ong. -
Mẹo hay giúp bảo vệ da trước và sau khi nặn mụn trứng cá
Để bảo vệ da khỏi những tổn thương hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây trước và sau khi tiến hành nặn mụn trứng cá trên da. -
Có nên bóc da môi khi môi khô, bong tróc?
Mùa đông khiến môi trở nên khô, bong tróc nên nhiều người có thói quen bóc da trên môi. Vậy bóc da môi nhiều có ảnh hưởng đến môi không, làm thế nào để ngăn ngừa môi khô? -
Bật mí công thức hay dưỡng da từ lá bạc hà
Lá bạc hà có tính kháng khuẩn cao cùng nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho da, khi kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác sẽ giúp loại bỏ mụn trứng cá, se khít lỗ chân lông, da trở nên mịn màng hơn. -
3 công thức nước chanh giúp da sáng hồng, giảm mỡ hiệu quả
Uống nước chanh pha theo 3 công thức này sẽ giúp da sáng hồng, giảm thâm nám, giảm mỡ bụng, dáng thon gọn hơn.