Kỹ thuật xây nhà nuôi yến chuẩn xác, cách khử mùi nhà nuôi yến
Kỹ thuật xây nhà nuôi yến chuẩn xác, cách khử mùi nhà nuôi yến
Xây nhà nuôi yến là một trong những bước quan trọng quyết định đến sự thành công của việc nuôi chim yến lấy tổ yến. Chim yến là loài chim hoang dã, chưa được thuần dưỡng, quen sống trong các khu vực hang động tự nhiên ngoài đảo. Để nuôi chim yến tại nhà cần tạo được môi trường sống lý tưởng cho chim yến để chúng thích nghi, cảm thấy an toàn và sinh sống tại đây. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn kỹ thuật xây nhà nuôi yến chuẩn xác, cách khử mùi nhà nuôi yến
Không phải nơi nào cũng có thể nuôi chim yến lấy tổ yến thành công, bởi chim yến ưa thích sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới, ôn đới gió mùa. Tại Việt Nam chim yến phân bổ khắp mọi địa hình, không gian như: đảo, bán đảo, bãi triều, bãi bồi, ghềnh đá, rừng ngập mặn; cửa sông, bãi cát, các khu dân cư ven biển như: vịnh Hạ Long, Đồng Hới (Vĩnh Sơn, Hòn La), Quy Nhơn, Cù lao Chàm, Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo, Nam Du, Thổ Chu,...Do đó, muốn dụ chim yến vào làm tổ tại nhà mà người nuôi xây dựng cần tạo ra môi trường sống như ngoài tự nhiên để chúng thích nghi và cảm thấy an toàn, đảm bảo các yêu cầu về tập tính sinh sống của loài chim yến
Lựa chọn vị trí làm nhà nuôi yến
Bước đầu tiên bắt tay vào xây nhà nuôi yến cần tiến hành xem xét, đánh giá khu vực định xây nhà có lượng chim đủ lớn hay không. Đối với số lượng chim yến từ 250 con trở lên cần đầu tư kỹ thuật mới mang lại kết quả cao.
Để chọn vị trí xây nhà chim yến, hướng của nhà, cần xem xét hướng bay chiều về của chim yến. Nhà của yến phải đặt ngay trên đường bay và các lỗ thu chim phải phù hợp với đường bay của chúng. Nên xây dựng nhà nuôi yến gần các khu vực có ao, hồ, sông, đồng, … tạo điều kiện cho chúng tìm được nguồn thức ăn, nước uống, tạo điều kiện thuận lợi cho chim yến sinh sống, phát triển.
Hình dạng ngôi nhà nuôi yến
Để chim yến có thể thoải mái sinh sống trong nhà nuôi yến nên xây dựng nhà nuôi yến có không gian bay rộng rãi, thoáng mát, thay vì làm nhà yến 5×20 thì mô hình hiệu quả hơn chắc chắc sẽ là 6×18, 7×15 hay thậm chí 10×10
Thông thường nhà nuôi yến được xây dựng theo hình khối chữ nhật, hình ống khói có bề ngang rộng trông giống như một cái kho lớn. Tùy thuộc vào diện tích từng chủ nuôi, có thể xây thành nhiều hình dạng khác nhau, có thể xây dựng nhà nuôi yến giống như một khách sạn mái bằng hoặc là mái lợp
Kích thước nhà yến hợp tiêu chuẩn
Kích thước nhà nuôi yến lý tưởng cao khoảng 10-15m đến 10-20m, có diện tích 150-200m2/ sàn. Kích thước có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhưng phải đảm bảo nội thất có thể chia thành 3 đến 5 sàn giúp mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần xác định chiề cao của nhà yến rất quan trọng, chiều cao tối thiểu là 5,5-6m, càng cao càng tốt
Tuy nhiên, nếu bán kính xung quanh 3-5km không có nhà nuôi yến khác, đồng ruộng nhiều có thể nghĩ đến mô hình xây nhà yến cấp 4 với kích thước, sàn cao 3-4m và chuồng cao thêm 4m là 7- 8m vẫn ổn và thực tế đã có nhà xây dựng và thành công
Nhà càng cao càng dễ phân chia các tầng, các phòng hay điều hòa nhiệt độ, độ ẩm. Sàn 1 hay sàn trệt thương có độ cao 3-4m để nâng độ cao của nhà yến lên và các sàn 2 trở lên chỉ cần 2,3-3m là vừa đủ tiêu chuẩn cho yến phát triển, sinh sống tại nơi đây.
Cấu trúc nhà nuôi yến
Cấu trúc nhà nuôi yến phụ thuộc vào vùng khí hậu nơi xây dựng nhà, bởi những vùng khí hậu khác nhau thì cấu trúc nhà khác nhau không phải nơi nào cũng xây dựng giống nơi nào
Nhiệt độ bên trong nhà nuôi yến hơn 27 độ C:
Đối với nền nhiệt hơn 27 độ C người nuôi yến có thể xây dựng phòng suốt hoặc ngăn, diện tích lớn hơn 4x4m, chiều cao tối thiểu 3m, tối đa 4m.
Độ dày tường nhà từ 20 – 25cm, mặt tường tô xi măng nhám. Mái nhà lợp ngói ốp ván hoặc bằng bê ông, góc nghiêng mái từ 30-40 độ. Hệ thống gió để kiểm soát nhiệt độ và hồ nước để kiểm soát độ ẩm tốt hơn cho nhà nuôi yến
Nhiệt độ bên trong dưới 27 độ C:
Đối với nền nhiệt bên trong dưới 27 độ C thì kích thước phòng nuôi yến tối đa 4x4m, chiều cao tối thiểu 2.5m, tối đa 3m.
Mái bằng tole hoặc amiang, hướng dốc. Không cần hồ nước bên trong và hệ thống thông gió đối với nền nhiệt này
Xây dựng cửa ra vào nhà yến
Khi xây dựng nhà nuôi chim yến cần xây dựng cửa ra vào cho chim yến được dễ dàng, bảo vệ yến khỏi các loài động vật khác.
Phần cửa ra vào nhà nuôi yến dành cho người nuôi chỉ cần làm một cửa đi qua điều khiển, đi liền thông qua tới tới cửa ra vào phòng chim yến
Trong khi đó, đối với cửa chuồng cu của nhà yến, nó nên được thiết kế như một cái động. Chiều cao và chiều rộng của cửa chuồng là 45x30cm hoặc 50x50cm để tạo sự thuận lợi cho chim yến bay lượn ra vào. Ngoài ra, có thể làm thêm vách ngăn cửa giả để giảm bớt ánh sáng từ bên ngoài vào bên trong nhà nuôi yến
Cách xây dựng phòng lượn (phòng làm tổ) cho chim yến
Nhà nuôi yến nên được thiết kế chia thành nhiều phòng trong đó không thể thiếu phòng bay lượn cho chim yến, kích thước tối thiểu phòng bay lượn cho chim yến tối thiểu là 5x5m, kích thước ô thông giữa các tầng tối thiểu là 4x4m
Khoảng cách lỗ ra vào tùy thuộc vào kích thước của ngôi nhà, số lượng bầy đàn và từng giai đoạn để thiết kế sao cho phù hợp. Kích thước có thể lựa chọn là 20×30cm, 40×60cm hoặc 40×80cm, ….
Ánh sáng thích hợp nhất với điều kiện sống của yến là từ 0.02 đến 0.2 lux. Đối với những nhà đã hoàn thiện, có thể điều chỉnh ánh sáng bằng các vách ngăn mềm. Những vách ngăn này có tác dụng giúp làm tối các góc phòng cho chim yến làm tổ, sinh sản và nuôi dưỡng chim yến con được tốt nhất
Giàn khung tổ
Giàn khung tổ là nơi để yến làm tổ. Nếu không có giàn khung tổ, chúng sẽ làm tổ trên tường nhà, trần nhà, … từ đó sẽ khiến việc quản lý khó khăn, cho ra sản lượng thấp, mỗi lần thu hoạch sẽ mất thời gian hơn.
Giàn khung tổ đạt yêu cầu chính là sử dụng loại thanh khung đủ mềm cho yến dễ bám, dễ thấm hút nước và khô nhanh nước miếng của yến bao gồm cả lúc nhiệt độ thay đổi, sạch và nhẵn để yến dễ bám tổ. Khi lựa chọn các thanh khung tổ cần đảm bảo các điều kiện như: thanh khung tổkhông chứa dầu, không có mùi, không nên lựa chọn màu chói.
Độ dày thanh khung gỗ tốt nhất nên để kích thước là 3cm, bề rộng 15cm (khu vực nhiệt độ hơn 27 độ C) và khoảng 20cm (khu vực nhiệt độ dưới 27 độ C). Nếu nhỏ hơn 2 kích thước trên yến sẽ đặt ức lên vành cổ, tổ bị dính lông.
Đặt giàn khung tổ có thể lựa chọn theo hình thức hiện đại hoặc truyền thống.
+ Đặt giàn khung tổ theo hiện đại chính là người nuôi tự đặt giàn khung tạo thành hệ thống ma trận, với kích thước 30x100cm, đặt các khung ngang, khung dọc
+ Đặt giàn khung tổ theo truyền thống chính là người nuôi gắn các thanh khung sát vào trần nhà bằng bulong hoặc định vít thẳng góc với trần nhà
Cách xây dựng lỗ thông tầng nhà yến
Khi xây dựng nhà nuôi chim yến cần phải xây dựng một lỗ thông tầng để chim yến có thể bay lượn:
Chiều rộng của lỗ thông tầng thường là bằng 1 phòng ở làm tổ, kích thước khoảng 4x4m nối từ chuồng xuống các sàn yến.
Độ ẩm trong nhà nuôi yến
Độ ẩm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sống của yến, khi thiết kế và xây dựng, độ ẩm của nhà yến phải đảm bảo từ 70% – 85%. Trong quá trình vận hành cần phải điều chỉnh độ ẩm trong nhà yến nằm trong biên độ này. Nhiệt độ trong nhà yến luôn duy trì ở mức 27-29 độ C giúp cho yến xây dựng tổ, nuôi dưỡng chim yến con phát triển tốt hơn
Cách khử mùi nhà nuôi yến
Thông thường đối với những nhà nuôi yến mới xây dựng thường có mùi xi măng, mùi sơn, mùi của các vật liệu xây dựng gây ảnh hưởng lớn đến việc chim yến bay, khám phá nhà nuôi và làm tổ tại đây.
Để khử mùi nhà nuôi yến có thể sử dụng hai phương pháp chính gồm: phương pháp truyền thống và phương pháp sử dụng dung dịch nhà yến chuyên dụng
Phương pháp hiện đại:
Để loại bỏ mùi của nhà nuôi chim yến có thể sử dụng dung dịch khử mùi Tanali có tác dụng làm giảm nồng độ nitrat rất hiệu quả, đồng thời khử mùi xi măng và mùi ẩm mốc, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại cho chim và tổ chim, khử trùng nhà yến
Có thể sử dụng một số dung dịch khử mùi khác như: Dung dịch full house aroma, Meiyan M18 và Oudo removal liquid hay X ODELL 66…được đánh giá khá an toàn, không gây hại cho chim yến
Phương pháp truyền thống:
Để khử mùi nhà nuôi chim yến bằng cách sử dụng quả dứa gai xay ra chung với một ít chanh rồi vắt lấy nước để phun lên tường hay nền nhà hoặc thái lát dứa gai rải đều trong các ngóc ngách trong nhà yến. Một cách khác được khá nhiều người áp dụng chính là sử dụng dung dịch muối để khử mùi xi măng, than củi để hút ẩm hay dùng hành tây để loại bỏ mùi hôi của xi măng
Ánh sáng nhà nuôi chim yến
Khi xây dựng nhà nuôi yến, cần nắm rõ chúng không ưa ánh sáng, có xu hướng hoạt động nhiều hơn vào ban ngày. Do đó, khi xây dựng nhà nuôi nên cân nhắc thời điểm chim yến đẻ trứng, để bố trí tổ sao cho không hở sáng nhiều và tuyệt đối tránh ánh nắng trực tiếp chiếu. Do đó, nếu ở trong nhà yến phải ở nơi có ánh sáng dưới 50 lux, ánh sáng trong nhà yến tiêu chuẩn: 0,2 – 0,6 lux.
Điều chỉnh độ ẩm cho nhà yến
Nhiệt độ thích hợp cho chim yến sinh sống, đẻ trứng, ấp và làm tổ là 27-32 độ C, độ ẩm 75-90%, ánh sáng 0,2-0,6 lux.
Để có thể đo độ ẩm chính xác, tiêu chuẩn trên phải sử dụng thiết bị tạo ẩm, thiết bị phun sương chuyên dụng và bộ cảm biến độ ẩm để từ đó điều chỉnh nhiệt độ trong nhà nuôi yến phù hợp.
Bố trí hệ thống âm thanh cho nhà yến
Lắp đặt thiết bị hệ thống âm thanh cho nhà yến đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dẫn dụ chim yến đến tham quan và làm tổ.
Hệ thống nhà yến hiện nay được nhiều người sử dụng gồm có những loại loa như sau: loa phóng ở ngoài, loa miệng lỗ và loa dẫn thông tầng và loa ru trong nhà. Vị trí lắp đặt loa ru cần phù hợp hướng ra vào nhà yến, tạo âm thanh thực đảm bảo cho việc thu hút chim yến đến sinh sống và làm tổ.
Tạo hệ thống thông gió cho nhà nuôi yến
Hệ thống thông gió cũng cực kỳ quan trọng trong khi xây dựng nhà nuôi yến bởi đây chính là yếu tố quyết định môi trường nhân tạo trong nhà yến có đạt tiêu chuẩn như hang, đảo ở ngoài tự nhiên.
Có nhiều cách tạo đối lưu không khí hiện này hay còn gọi lấy gió từ tự nhiên làm thoáng mát nhà yến, có thể lấy gió trực tiếp từ ống nhựa, lấy gió so le bởi 2 vách tường ngoài và trong…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Chim yến: đặc điểm, quá trình làm tổ chim yến
Những sai lầm cần tránh khi ăn tổ yến gây hại cho sức khỏe
Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
Cách phân biệt tổ yến thật và giả, ai cũng nên biết để bảo vệ sức khỏe
Cha mẹ cần lưu ý những thực phẩm khiến trẻ dậy thì sớm
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
- Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
- Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
- Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
- Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
- Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
- Có nên lắp tổ giả trong nhà nuôi chim yến?
- Điều cần nhớ khi chọn ván gỗ làm tổ cho nhà nuôi chim yến
- Vì sao chim yến không vào nhà nuôi yến, cách khắc phục hiệu quả nhất
- Bật mí cách tạo mùi nhà yến thu hút chim yến đến sinh sống làm tổ
- Hướng dẫn cách làm thức ăn nuôi chim yến chuẩn
- Chim yến: đặc điểm, quá trình làm tổ chim yến
- Phương pháp ghép cặp cho chim yến hót sinh sản
- Những điều cần biết khi chăm sóc chim yến hót
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.