Vì sao chim yến không vào nhà nuôi yến, cách khắc phục hiệu quả nhất
Vì sao chim yến không vào nhà nuôi yến, cách khắc phục hiệu quả nhất
Khá nhiều người nuôi chim yến gặp phải tình trạng chim yến không vào nhà nuôi yến sinh sống, làm tổ mặc dù vị trí xây dựng nhà nuôi yến nằm dưới đường bay của chim yến. Trong quá trình nuôi yến có thể người nuôi đã mắc phải một trong những nguyên nhân khiến yến không vào nhà sinh sống, vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này.
Khi xây nhà nuôi chim yến, vị trí xây nhà nuôi phải đảm bảo thường xuyên có chim yến bay qua, khu đất xây nhà phải nằm trên đường bay của chim yến. Xác định đường bay của chim yến bằng cách sử dụng máy thử chim để kiểm tra hoặc quan sát mỗi buổi tối thời điểm chim bay về tổ. Quan sát xem có chim yến có bay qua khu vực đó hay không, lượng chim yến bay qua khu vực định xây dựng nhà nuôi như nào từ đó quyết định thành công hay không
Thời gian lý tưởng để thử chính là vào thời điểm từ 8-9h sáng và 4-5h chiều bởi đây là thời điểm chim yến đi kiếm ăn và về tổ sau một ngày dài. Thời gian thử 30 phút-1 tiếng/lần, thường là nếu có chim, nó sẽ xà xuống ngay bằng máy thử chim.
Tuy nhiên, sau khi xây dựng nhà nuôi chim yến, nhiều người gặp phải tình trạng chim yến bay vào ở một thời gian nhưng sau đó không tiếp tục bay vào nhà sinh sống mà bỏ đi nơi khác để sinh sống gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi rất nhiều. Có thể trong quá trình xây dựng nhà nuôi chim yến cùng nhiều yếu tố khác gây nên tình trạng này.
Nguyên nhân khiến chim yến không vào nhà nuôi yến, chim yến bỏ đi
Bố trí loa phát dẫn dụ yến không phù hợp, chọn sai âm
Khá nhiều người nuôi yến trong lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm khi lắp đặt các loa phát dẫn dụ yến vào nhà nuôi yến sử dụng âm thanh không đúng chưa được kiểm chứng cho chạy thử, lấy các file không đảm bảo. Bên cạnh đó, khi xây dựng, lắp đặt việc bố trí loa phát rời rạc ở các phòng từ bên ngoài cho đến bên trong nhà, các loa dẫn dụ khi phát không đồng nhất đồng âm, phát loa không đúng quy trình, sử dụng các thiết bị phát loa kém chất lượng
Lắp đặt ván gỗ kém chất lượng, không đảm bảo
Lắp đặt các thanh ván gỗ làm tổ cho chim yến kém chất lượng, ván gỗ bị nấm mốc, đóng ván không chắc chắn, không bảo dưỡng ván gỗ định kỳ, lựa chọn ván gỗ quá mỏng khiến cho chim yến đậu vào gây rung lắc, bị rơi tổ hoặc ảnh hưởng đến những con chim yến con khác ở trên khiến cho chim yến bỏ đi
Vận hành sai kỹ thuật nhà nuôi yến
Nhiều người nuôi yến mới chưa có kinh nghiệm có tâm lý nóng vội muốn có chim yến thật nhanh nên áp dụng một số phương pháp chưa được các chuyên gia kiểm chứng cũng khiến không bay vào nhà nuôi yến để sinh sống
Bên cạnh đó, việc không vệ sinh nhà yến sạch sẽ xuất hiện các mùi ẩm mốc, mùi khó chịu khiến chim yến bỏ đi, không vào nhà nuôi. Bởi chim yến khi sinh sống ở ngoài tự nhiên làm tổ hầu như không cần mùi và nơi làm tổ của chim yến lại rất sạch sẽ
Các loài động vật, côn trùng tấn công
Một số các loài động vật như cú mèo, chim cắt, chim lợn, rắn, thằn lằn, tắc kè, dơi, chuột, côn trùng (gián, kiến, rệp, rận) tấn công, thường xuyên vào nhà nuôi yễn gây nhiễu thời gian nghỉ ngơi của chim yến, ăn trứng, ăn thịt chim con lẫn chim mẹ đe doạ đến yếu tố an toàn của nhà yến khiến chim yến sợ hãi phải bỏ đi hoặc giảm khả năng tăng đàn, lựa chọn nơi sinh sống khác an toàn hơn
Thu hoạch tổ yến sai cách
Việc ra vào thường xuyên nhà nuôi yến khiến chim yến cảm thấy không an toàn, hay như việc khai thác tổ triệt để 3,4 lần 1 năm không kiểm soát khiến chim yến giảm chất lượng tổ, giảm đàn chim yến, bỏ đi nơi khác để sinh sống
Thời tiết khí hậu và hoạt động của con người
Những khu vực có nhiệt độ khắc nghiệt, lạnh vào mùa đông, nhiệt độ dưới 15 độ C sẽ khiến tốc độ tăng đàn cũng như sản lượng sẽ thấp, chim non bị chết nhiều, số lượng chim giảm sút đáng kể vì lạnh, không có đủ nguồn cung cấp thức ăn ngoài tự nhiên cho chim yến. Ngược lại, những khu vực có nhiệt độ trên 35 độ C, nắng nóng nhiều khiến cho nguồn thức ăn không đủ, khan hiếm sẽ dẫn tới tình trạng tổ yến mỏng, tần suất đẻ trứng sẽ ít lại. Khi thời tiết diễn biến thất thường tác động không nhỏ đến yến khiến cho chim yến phải di chuyển đến nơi khác có điều kiện sống tốt hơn
Một nguyên nhân khác cũng khiến chim yến bỏ đi không sinh sống do nạn trộm cắp, hoạt động tiếng ồn, ô nhiễm không khí, săn bắt chim làm thịt hoặc làm vật phóng sanh cho các chùa vào mùa lễ phật
Lạm dụng chất tạo mùi nhà yến
Việc lạm dụng các hóa chất tạo mùi nhà yến để thu hút chim yến cũng là nguyên nhân gây tình trạng chim yến bỏ đi, chim yến không sinh sống ở nhà nuôi yến
Kinh nghiệm khắc phục chim yến không vào nhà nuôi yến, chim yến bỏ đi
Bố trí loa phát dẫn dụ yến phù hợp, chọn đúng âm
Khi phát hiện chim yến không vào nhà nuôi yến, chim yến có dấu hiệu bỏ đi hãy kiểm tra lại loa phát dẫn dụ yến, chọn đúng âm thanh dụ yến. Khi lựa chọn âm thanh nên chọn âm thanh MP3 hoặc Wav chất lượng có nguồn gốc rõ ràng
Các thiết bị âm thanh phát loa, amply phải đồng nhất, việc phát loa phải đồng bộ có sự hướng dẫn của người tư vấn có kinh nghiệm nuôi yến lâu năm
Lắp đặt ván gỗ chất lượng cao
Ván gỗ nuôi chim yến phải tuân thủ các điều kiện như: ván gỗ phải khô, không được có mùi lạ, có độ bền cao, độ bám cao, không mùi hoặc mùi nhẹ của gỗ tự nhiên, bề mặt nhẵn, bóng, màu sáng, khả năng hút ẩm kém, điều quan trọng chính là phải chống được nấm mốc tốt.
Khi lựa chọn ván gỗ không chọn các loại bê tông hoặc nhựa để làm thanh làm tổ cho yến bởi những loại vật liệu này có thể lẫn các chất độc hại cho sức khỏe cho người sử dụng. Người nuôi chim yến nên lựa chọn chính là gỗ Red Meranti (Sến Đỏ). Loại gỗ này có độ cứng cao, chống lại mối mọt, có thể khai thác tổ nhiều lần mà không làm hư hại gỗ. Khi lựa chọn thanh gỗ làm tổ cho chim yến làm tổ, độ dày lý tưởng của thanh gỗ không ít hơn 2cm (0.787 inch) nhưng tốt nhất là 3cm (1.181 inch)
Vận hành đúng kỹ thuật nhà nuôi yến
Khi bắt đầu nuôi yến tránh tình trạng chim yến không bay vào nhà nuôi yến cần tuân thủ các bước quy trình vận hành nhà yến bảo đảm phù hợp môi trường chim yến làm tổ. Trước khi sử dụng 1 phương pháp hay 1 kỹ thuật từ bên ngoài vào cần được kiểm chứng hoặc chuyên gia tư vấn nuôi yến đi trước, không được tự ý thực hiện khi chưa có sự tham vấn
Sử dụng chất tạo mùi đúng
Tạo mùi nhà nuôi yến hay sinh cảnh trong nhà yến, mùi lôi cuốn thu hút, mùi tăng đàn giúp thu hút chim yến đến sinh sống, chấp nhận ở lại và làm tổ. Thông thường mùi trong nhà nuôi yến được tạo từ các loại khí mùi trong quá trình phân hủy lên men của các loại vi khuẩn nằm trong dung dịch, sau khi đạt đến ngưỡng bảo hòa hòa tan trong dung dịch sẽ thoát ra ngoài tạo thành mùi của sinh cảnh nhà yến. Trong khi sử dụng các chất tạo mùi thu hút yến đến ở nhiều người nuôi yến sử dụng nhiều dung dịch hóa chất tạo mùi chưa được kiểm định kiến chim yến bỏ đi có thể gây ô nhiễm cho tổ yến.
Để đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí để khử mùi xi măng cho những ngôi nhà yến mới xây tốt nhất nên sử dụng một số chất có trong tự nhiên lẫn nước có tính Axit ph<5 để trung hoà mùi nhà mới. Dung dịch khử mùi có thể là loại trái cây như xoài, thơm, me, khế, sung được ép luôn kèm vỏ, lược bỏ phần xác phun xịt lên nhà. Tiếp đến, rửa lại bằng nước và liên tục làm 3 đến 5 ngày để hết mùi. Cuối cùng, thời gian còn lại chúng ta cứ để nhà như thế tạo mùi cũ kỹ tương ứng môi trường chim yến tựa như ở đảo hoặc nhà bị bỏ hoang chim đến làm tổ.
Bên cạnh đó, để tạo mùi có thể sử dụng phân chim yến làm chất tạo mùi hiệu quả để đẫn dụ yến đến tham quan, sinh sống và lựa chọn làm nơi làm tổ, chăm sóc chim yến con. Phân chim yến sử dụng để tạo mùi nên được xử lý không có dính côn trùng như mạt, kiến, bọ, rệp v.v… gây hại chim yến, chất lượng của tổ yến
Khi sử dụng các chất tạo mùi nếu muốn sử dụng phải tham khảo kỹ càng rồi nhờ 1 bên thứ 3 kiểm tra xuất xứ và hiệu quả của dung dịch hoá chất đó tránh ảnh hưởng đến đàn chim yến
Xua đuổi các động vật gây hại cho chim yến
Hãy sử dụng một số phương pháp bẫy, chế phẩm tự nhiên để xua đuổi, tiêu diệt các loài thiên địch như cú mèo, chim cắt, chim lợn, rắn, thằn lằn, tắc kè, dơi, chuột, côn trùng,... xung quanh bên ngoài nhà yến và bên trong nhà yến. Đồng thời lắp đặt hệ thống camera, báo động theo hoạt động ra vào, trộm cướp ở nhà nuôi yến.
Khí hậu thời tiết
Khi lựa chọn xây nhà nuôi chim yến nên chọn khu vực có khí hậu ấm áp, nhiệt độ vào mùa đông không quá lạnh, mùa hè không quá nóng, nhiệt độ thích hợp từ 22 – 35 độ C.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Lựa chọn vị trí xây nhà nuôi yến: những yếu tố quan trọng cần nhớ
Những sai lầm cần tránh khi ăn tổ yến gây hại cho sức khỏe
Bật mí cách tạo mùi nhà yến thu hút chim yến đến sinh sống làm tổ
Hướng dẫn cách làm thức ăn nuôi chim yến chuẩn
Kỹ thuật xây nhà nuôi yến chuẩn xác, cách khử mùi nhà nuôi yến
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
- Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
- Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
- Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
- Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
- Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
- Có nên lắp tổ giả trong nhà nuôi chim yến?
- Điều cần nhớ khi chọn ván gỗ làm tổ cho nhà nuôi chim yến
- Bật mí cách tạo mùi nhà yến thu hút chim yến đến sinh sống làm tổ
- Hướng dẫn cách làm thức ăn nuôi chim yến chuẩn
- Chim yến: đặc điểm, quá trình làm tổ chim yến
- Phương pháp ghép cặp cho chim yến hót sinh sản
- Những điều cần biết khi chăm sóc chim yến hót
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.