Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào?
Nguyên nhân chim yến con rơi xuống sàn nhà nuôi chim yến
Thiếu thức ăn:
Thức ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của chim yến con trong giai đoạn đầu đời. Nếu như chim yến con không có đủ thức ăn, thiếu thức ăn, thiếu chất dinh dưỡng từ đó sẽ chậm lớn, sức đề kháng kém.
Thông thường, vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 thời điểm này có lượng chim yến non nhiều nhất, nhưng thời tiết này vào mùa mưa nên thuật lợi cho các loài côn trùng sinh sôi, phát triển, chim bố mẹ không cần phải kiếm mồi xa, lượng thức ăn dồi dào. Tuy nhiên, vào thời điểm từ tháng 9 đến tháng 11 mặc dù số lượng chim non ít hơn, nhưng nguồn thức ăn lại ít hơn, khan hiếm hơn chim bố mẹ phải bay xa để kiếm thức ăn nên tỷ lệ chim yến con bị chết do thiếu thức ăn khá nhiều, ảnh hưởng đến khả năng nhân đàn. Một số tổ chim yến có 2 chim yến con do tranh giành nhau thức ăn trong khi diện tích tổ quá bé dẫn đến tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ.
Thời tiết
Chim yến thường phát triển thuận lợi trong môi trường có nhiệt độ từ 26-28 độ C, nhưng nếu thời tiết giảm dưới 26 độ C kèm theo mưa kéo dài sẽ khiến cho chim yến con bị chết. Do chim yến con chưa có bộ lông giữ nhiệt, thời gian giữ ấm cho chim yến con quá ít nên chúng bị lạnh từ đó nhiễm bệnh, yếu dần và chết
Các loài động vật gây hại
Một số loài động vật gây hại cho chim yến như: chuột, gián, kiến, chim cú, thằn lằn, tắc kè,..cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chim yến bị chết non, rơi ra khỏi tổ.
Môi trường sống
Những nhà nuôi yến xây dưng đã lâu, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm đã quá cũ không phát huy tác dụng, độ thông thoáng kém. Phân chim tích trữ trong nhà yến quá nhiều, không được dọn dẹp, vệ sinh cộng với lông vũ, thức ăn thừa, các vật chất hữu cơ theo thời gian phân hủy quá nhiều sinh ra các khí NH3, H2S, NO2, NO, CO, CO2 gây nguy hiểm cho chim yến con, khiến chúng hít phải những chất độc này, sức đề kháng kém, yếu ớt, dễ rơi khỏi tổ yến
Khắc phục tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ
+ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi để phát hiện những dấu hiệu bất thường trong nhà nuôi chim yến
+ Trong quá trình khai thác, kiểm tra nhà nuôi chim yến tránh làm xáo trộn môi trường sinh sống của chim yến khiến chim yến hoảng sợ.
+ Lắp đặt hệ thống camera để có thể dễ dàng theo dõi quan sát, tránh làm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc chim non
+ Tạo thức ăn cho chim yến hoặc bổ sung thêm các thức ăn cho chim yến trong thời điểm thời tiết diễn biến bất lợi, thức ăn ngoài tự nhiên khan hiếm nhằm tránh tình trạng chim yến con bị thiếu thức ăn, thiếu chất dinh dưỡng
+ Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ nhà nuôi chim yến, khoảng 45-60 ngày nên dọn dẹp bên trong và bên ngoài nhà yến một lần
+ Lắp đặt hệ thống lưới, hàng rào xung quanh, sóng âm, đặt bẫy,...để đuổi các loài động vật gây hại khỏi nhà yến
+ Lắp đặt hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong nhà nuôi chim yến để chủ động điều chỉnh phù hợp.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Có nên lắp tổ giả trong nhà nuôi chim yến?
Vì sao chim yến không vào nhà nuôi yến, cách khắc phục hiệu quả nhất
Những sai lầm cần tránh khi ăn tổ yến gây hại cho sức khỏe
Cách phân biệt tổ yến thật và giả, ai cũng nên biết để bảo vệ sức khỏe
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
- Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
- Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
- Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
- Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
- Có nên lắp tổ giả trong nhà nuôi chim yến?
- Điều cần nhớ khi chọn ván gỗ làm tổ cho nhà nuôi chim yến
- Vì sao chim yến không vào nhà nuôi yến, cách khắc phục hiệu quả nhất
- Bật mí cách tạo mùi nhà yến thu hút chim yến đến sinh sống làm tổ
- Hướng dẫn cách làm thức ăn nuôi chim yến chuẩn
- Chim yến: đặc điểm, quá trình làm tổ chim yến
- Phương pháp ghép cặp cho chim yến hót sinh sản
- Những điều cần biết khi chăm sóc chim yến hót
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.