Phương pháp ghép cặp cho chim yến hót sinh sản
Chim yến hót bước vào giai đoạn sinh sản từ năm sáu tháng tuổi chim bắt đầu động đực người nuôi có thể ghép đôi cho chúng. Việc ghép đôi chim yến chủ yếu được thực hiện theo hai cách: cho chúng sống chung một lồng hoặc nhốt chim trống đang sung ở ngăn kế bên thu hút con chim mái.
Cách 1: Hãy chọn một con chim trồng và mái vừa ý cho chúng sống chung với nhau cùng một lồng. Thông thường cách này sẽ mất một khoảng thời gian từ 2-3 tháng để chúng làm quen dần với nhau. Tuy cách này đơn giản nhưng đem lại kết quả thường chậm.
Cách 2: Nhốt con chim yến hót ở lồng kế bên, khi con chim trống hót thu hút cho chim mái. Nếu thấy chim mái có biểu hiện như kẻ bị hớp hồn, đứng xổm lên cần đậu lắng nghe tức là nó đã chịu con chim trống đó. Lúc này chỉ việc bắt hai con nhốt chung với nhau chỉ vài ngày sau con mái sẽ chịu cồ và thụ thai sinh sản cho ra đời những con chim yến con.
Những vấn đề gặp phải khi ghép cặp cho chim yến hót sinh sản
Chim mái dửng dưng với chim yến trống:
Nếu chim trống hót mà chim mái không thèm quan tâm chú ý nếu như cố tình ghép cặp với nhau chim mái sẽ đánh đuổi chim trống, hung hăng phá tổ. Lúc này người nuôi thay bằng con trống khác cho đến khi nào chim mái ưng thì thôi hoặc có thể chờ đến thời kỳ động đực của chim mái thì gặp chim trống nào có cũng dễ dàng chấp nhận ghép cặp hơn.
Lý do giải thích vì sao chim mái không chịu con chim trống được các nghệ nhân nuôi chim chia sẻ rằng: Tiếng hót của chim trống là lời tỏ tình thiết tha với chim mái. Nhưng không phải lời tỏ tình nào cũng giống như lời tỏ tinh nào vì có con hót hay, hót dở. Chỉ có giọng hót du dương, luyến láy hợp với con chim mái thì mới được chấp nhận nếu không sẽ bị đánh đuổi.
Hai chim mái nhốt chung tập thể lỡ bắt cặp với nhau
Nếu như hai chim yến mái khi nhốt chung tập thể đã lỡ bắt cặp với nhau như vợ chồng lúc này người nuôi nên thận trọng trong việc tách ra. Cặp mái sống chung có một con đã rớt trứng thì hãy để nó ấp đủ 13 ngày. Sau khi tách chim mái kia ra hãy thả ngay một con chim trống khác vào lồng. Con mái bắt ra nuôi riêng để ghép cặp với con trống khác. Nhưng không dễ gì chim mái dễ dàng chấp nhận chim trống ghép cặp chung, hãy chờ đến kỳ động đực của chim mới dễ dàng ghép đôi được.
Cách khác có thể nhốt hai con chim mái ra lồng lớn, đặt hai ổ đẻ khác nhau cạnh nhau. Chim mái sẽ dành hai tổ và chịu ghép cặp chung một chim trống. Bởi chim trống đủ sức phối được 3 chim mái trong một mùa sinh sản.
Trong việc ghép đôi cho chim yến hót thông thường chim trống thường dễ dãi, ghép cặp con mái nào cũng dễ dàng chỉ con mái mới khó tính. Chỉ khi nào chim mái đúng vào giai đoạn động đực, cần trống phủ chim mái mới dễ dãi chấp nhận chim trống. Mặt khác chim mái chấp nhận chim trống khi chim trống có giọng hót đủ để gây cho chim mái sự thích thú cực độ thì chim mái mới chịu ghép cặp. Biểu hiện chim mái sẽ tỏ ra ngây ngô, ngờ nghệch, đứng xổm lên cần đậu lắng nghe tiếng hót chim trống, không bay nhảy.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
Khác với chim yến con khi sinh sống trong môi trường tự nhiên được chim yến bố mẹ chăm sóc nên chúng sẽ sở hữu khả năng tập bay tốt hơn. -
Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
Nuôi chim yến không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, hạn chế các loài sâu bệnh hại cây trồng đồng thời nuôi chim yến cũng đem lại nhiều tác hại không mong muốn. -
Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào? -
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng. -
Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển. -
Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả
Những thanh ván gỗ nhà nuôi chim yến bị nấm mốc phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi chim yến. Bởi trong quá trình xử lý nấm mốc người nguôi không biết cách xử lý đúng sẽ khiến thay đổi môi trường sống, chim yến bỏ đi. -
Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả -
Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
Chuột là một trong những loài động vật gây hại cho chim yến, chúng không chỉ phá hoại tổ yến mà còn khiến chim yến bỏ đi nơi khác an toàn hơn để sinh sống gây thiệt hại cho người nuôi yến. -
Thời điểm thu hoạch tổ yến, cách lấy tổ yến đúng chuẩn
Tổ chim yến chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình khai thác tổ yến nhiều người nuôi yến chưa biết cách thu hoạch tổ yến đúng khiến chất lượng tổ yến bị ảnh hưởng, năng suất không cao. -
Cách lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến đúng chuẩn
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc yến có vào sinh sống lâu dài hay không?