Kỹ thuật nuôi và chăm sóc rắn hổ mang được chuyên gia mách bảo
Rắn hổ mang được biết đến là một nguồn dược liệu quý trong đông y để hỗ trợ và điều trị một số loại bệnh như chữa đau các khố xương, tê thấp, tăng cường sinh lực, bổ thận,…Ngày nay do số lượng rắn trong tự nhiên bị suy giảm do đó nhiều cơ sở tiến hành nuôi dưỡng và chăm sóc đem lại nguồn kinh tế cao cho gia đình.
Để chăm sóc rắn hổ mang khỏe mạnh, phát triển tốt nhất dưới đây là quy trình nuôi và chăm sóc rắn hổ mang được các chuyên gia mách bảo.
Chuồng nuôi rắn hổ mang
Chuồng nuôi rắn hổ mang nên xây trong nhà khiên cố, lợp ngói, trang bị hệ thống cửa sổ, quạt thông gió, rèm che nắng. Chuồng nuôi rắn phải đảm bảo yêu cầu mùa đông thì ấm mùa hè phải mát như thế rắn sẽ phát triển tốt nhanh chóng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Chuồng nuôi nên xây thành từng tầng để tăng diện tích nuôi, mỗi chuồng cao (sâu) 25 - 30cm, rộng 30 - 45cm (tuỳ loại rắn), dài 50 - 60cm; mỗi tầng đổ một lớp bê - tông 2cm, giúp khung chuồng chắc chắn, rắn không chui ra được. Các chuồng được ngăn với nhau bằng lớp gạch trát xi măng.
Nền chuồng nuôi rắn hổ mang nên phủ một lớp cát sạch, nhỏ và khô, trên xếp lớp gạch mộc khô (loại chưa nung qua lửa) với khoảng cách 1,5-2cm, chừa lại khoảng 1/5 diện tích chuồng ngoài cửa cho ăn để rắn thải chất cặn bã. Cửa chuồng được ghép bằng những thanh gỗ dày 1,5 - 2cm, rộng 2cm, có then cài chắc chắn tránh trường hợp rắn chui ra khỏi chuồng nuôi.
Vị trí đặt chuồng phải thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh thổi vào và dễ dàng kiểm soát lượng ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ.
Dụng cụ, vị trí đặt chuồng nuôi rắn hổ mang
Trong chuồng cần có máng đựng thức ăn, nước uống riêng biệt và giữ nước sạch, không bị rắn làm bẩn. Chuồng rắn có thể đặt ở vị trí đầu nhà nơi có mái che dài khoảng 5m, rộng 3m, cao 3m hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi.
Ánh sáng:
Ánh sáng tại chuồng nuôi rắn vừa đủ không nên để ánh sáng chiếu thẳng vào chuồng nuôi rắn.
Nước:
Rắn thường uống nước trong mùa hoạt động, nhất là những ngày nắng nóng. Ngoài ra rắn có nhu cầu bơi, ngâm mình trong nước, nhất là trước khi lột xác vài ngày. Hàng ngày cung cấp nước sạch sử dụng các nguồn nước sạch như nước máy, nước riếng khoan để cho rắn uống và tắm.
Thức ăn rắn hổ mang
Rắn hổ mang trưởng thành:
Thức ăn của rắn hổ mang cũng khá đơn giản đối với rắn hổ mang trưởng thành thức ăn của chúng chủ yếu là ếch, nhái, cá, tép, sâu bọ, côn trùng… Cứ 3-5 ngày lại cho rắn con ăn một lần. Số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi của rắn. Ngoài những loại thức ăn này người nuôi hãy cho rắn hổ mang ăn thêm trứng bọ cánh cứng, bướm và các côn trùng khác như sâu, giun, dế.
Do rắn hổ mang cũng như các loài rắn khác chúng có tập tính ăn mồi cử động do đó người nuôi có thể dùng gậy dài đung đưa con mồi đến trước miệng rắn. Khi có rắn ăn nhớ phải đảm bảo khoảng cách an toàn và đeo các đồ bảo hộ tránh trường hợp rắn hổ mang làm bị thương.
Rắn hổ mang dưới 6 tuổi: Đối với rắn hổ mang dưới 6 tháng tuổi lượng thức ăn cho rắn thời gian này bằng30% trọng lượng cơ thể/tháng, chia làm 7 – 10 lần. Rắn trên 6 tháng đến 1 năm tuổi, định lượng thức ăn bằng 20% trọng lượng cơ thể/tháng, chia làm 5 – 6 lần. Rắn trên 1 năm tuổi, định lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng cơ thể/tháng, chia làm 2 – 4 lần. Do độ tuổi này rắn còn nhỏ và đang trong giai đoạn phát triển nên chọn ếch, nhái, cá, tép, sâu bọ, côn trùng nhỏ không nên chọn thức ăn quá to.
Trong quá trình phát triển của rắn chúng đều phải trải qua quá trình lột da do đó người nuôi không cần quá lo lắng. Qúa trình lột da của rắn sẽ diễn ra trong thời gian nhất định. Khi quan sát thấy rắn sắp lột sa rắn không ăn mồi, tính trở nên hung dữ, da chuyển dần sang màu trắng, thích ở chỗ ẩm ướt và yên tĩnh. Lớp da mới mang màu sắc đẹp, mềm bóng, sau 2 – 3 tuần da rắn trở lại bình thường. Khi rắn lột da người nuôi hãy để cho rắn tự lột không nên can thiệp vào quá trình lột da của chúng như bóc lớp da lột vì có thể khiến rắn bị thương, nhiễm trùng do lớp da cũ chưa lột hết.
Sau khi rắn hoàn thành quá trình lột da người nuôi cung cấp thức ăn đầy đủ cho rắn, vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi. Khi được cung cấp đầy đủ thức ăn tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2 – 3 lần.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Mẹo hay đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhanh chóng
- Mẹo trị thâm môi từ dưa chuột rất hiệu quả
- Thực phẩm rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ độ 2
- Nguyên tắc cần nhớ khi dùng serum retinol chăm sóc da
- Bị gan nhiễm mỡ độ 2 nên tránh ăn gì
- Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
- Những loại trà thảo mộc giúp ích cho người bệnh gan nhiễm mỡ
- Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
- Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
- Những loại trái cây rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
- Mẹo hay dưỡng tóc mềm mại, giảm xơ rối trong mùa đông
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
- Mẹo hay tẩy ra chết từ yến mạch dễ dàng làm tại nhà
- Mẹo chăm sóc da khô trong mùa đông, giảm bong tróc hiệu quả
- Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
- Mẹo dưỡng da tay mềm mại, ngừa khô ráp hiệu quả
- Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
- Mẹo trị gàu bằng bia cực đơn giản
- Top 6 loại trà giúp dưỡng da, làm chậm quá trình lão hóa da
- Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.