Kinh nghiệm trồng hoa lan Vanda chuẩn kỹ thuật
Kinh nghiệm trồng hoa lan Vanda chuẩn kỹ thuật
Hoa lan Vanda được trồng khá phổ biến ở nhiều vùng trên cả nước, chúng sở hữu màu sắc rực rỡ cùng hương thơm quyến rũ. Nhưng khá nhiều người chưa biết cách trồng hoa lan Vanda khiến hoa nhỏ, nhanh tàn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan Vanda đúng chuẩn.
Hoa lan Vanda là giống lan phụ sinh của vùng nóng nhưng ngày nay chúng được trồng ở nhiều nơi trên thế giới bởi chúng khá dễ trồng, dễ chăm sóc. Loài lan này có nguồn gốc ở khu vực châu Á Thái Bình Dương nhưng được trồng nhiều ở các quốc gia như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Việt Nam,…. Trên thế giới chúng có khoảng 45 loại lan vanda, trong đó 5 loại lan được trồng nhiều ở nước ta gồm có: Vanda concolor, vanda lilacina, vanda liouvillei, vanda pumila, vanda denisonaliana.
Đặc điểm của lan Van da
Khác với một số giống lan khác, lan Van da sở hữu thân hình khá đặc biệt với những cụm lá dày, mọc đối xứng và xòe rộng như những cánh quạt, mỗi lá có chiều dài khoảng 20-25cm, nhọn dần về phía đầu lá. Khi hoa nở, hoa sẽ nở thành từng chùm cực đẹp với nhiều màu sắc khác nhau từ cam, hồng, tím, trắng,… Mỗi bông hoa lan Vanda sẽ có 3 cặp lá xếp đối xứng nhau, cánh hoa khá mỏng nhưng lại có độ bền cao nên chúng thường nở khoảng 1 tháng thì mới rụng nên chính nhờ đặc điểm này chúng được nhiều người chọn trồng làm cảnh tại các sân vườn, ban công,…
Trên thế giới loài lan vanda có nhiều loại nhưng chủ yếu chia thành 6 loại chính: Vanda tricolor, Vanda cristata hay Trudelia cristata, Vanda denisoniana, Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana, Vanda pumila hay Trudelia pumila, Vanda alpina hay Trudelia alpina.
Vanda tricolor: Loại lan vanda này mọc trên cành cây hoặc gần gốc, chiều cao dưới 1m. Lá cây dài khoảng 40-50cm. Chùm hoa mọc ra từ nách lá độ dài khoảng 25-35cm. Hoa của loài này màu trắng, đốm hoặc sọc tím nâu, thường nở vào mùa hạ và lâu tàn. Đặc biệt vào khoảng 9-10 giờ sáng đến chiều thì hoa nở sẽ có mùi rất thơm.
Vanda tricolor: Loài lan này có kích cỡ trung bình, mọc nhiều ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và thường ở độ cao 600-2300m. Cây cao khoảng 25-30cm, chùm hoa mọc ngắn phía dưới. Cánh hoa màu xanh, dày và cứng. Lưỡi hoa chẻ đôi phần dưới.
Vanda denisoniana hay Holcoglossum amesiana:Loài này giống với vanda về thân và lá nhưng hoa thì giống Holcoglossum nên gọi được bằng cả 2 tên. Thân cây có chiều cao khoảng 20-40cm, lá dài 20-25cm. Hoa nở vào mùa đông tại nhiều nước như Miến Điện, Trung Quốc, Campuchia và cả Việt Nam.
Vanda denisoniana: Denisoniana cao tới gần 1m, có lá mọc 2 bên, dài khoảng 30-40cm. Hoa mọc thành chùm ở nách lá 5-8 bông. Hoa có màu vàng chanh, nở vào mùa xuân hoặc đầu hạ. Hương thơm của hoa này giống mùi vani vào khoảng nhá nhem tối.
Vanda pumila hay Trudelia pumila: Vanda pumila là loài nhỏ, mọc ở nhiều nước Á Châu. Cây cao khoảng 20-30cm, lá dài 12cm. Hoa có màu trắng hoặc xanh nhạt. Pumila còn được ưu ái gọi với cái tên Lan Uyên Ương vì phần nhiều chỉ có 2 hoa 1 cành.
Vanda alpina hay Trudelia alpina: Alpina có thân cao khoảng 20-25cm. Hoa có từ 2-3 chiếc một cành, nở cuối xuân. Cánh hoa màu xanh đậm, lưỡi hoa hình tam giác và có màu nâu sậm.
Hướng dẫn kinh nghiệm trồng, chăm sóc lan Vanda
Cách trồng và chăm sóc lan Vanda không quá khó nhưng vẫn đòi hỏi người trồng phải nắm rõ các kiến thức cơ bản cũng như một số kỹ thuật nhất định giúp cho cây phát triển tốt, cây ra chồi, hoa đẹp hơn, thời gian chơi hoa được lâu hơn.
Kỹ thuật tách chiết lan Vanda từ cây mẹ
Thời điểm tốt nhất để tiến hành tách chiết lan Vanda chính vào thời điểm khi cây được 8-10 tháng tuổi, có nhiều tầng rễ, cây phát triển đến mức chật cả chậu trồng, thân và rễ của lan mọc lộn xộn, đan xen vào nhau, tách chiết để bán lan giống,…
Dụng cụ chuẩn bị tách chiết
+ Dao sắc đã được khử trùng
+ Giá thể trồng phù hợp với giống lan hoặc có thể lựa chọn giá thể trồng lan trộn sẵn
+ Chậu trồng lan đã được rửa sạch, phơi khô đối với chậu mới, các chậu cũ tái sử dụng lại nên rửa sạch, khử khuẩn
+ Cồn, bật lửa, kìm cắt cây, móc, thuốc xử lý vết cắt,…
Các bước tách chiết lan Vanda
Bước 1: Khử trùng dụng cụ kéo, dao sắc, cắt ngang phần gốc chỉ để lại ít nhất từ 1-2 đôi lá gần gốc lan đơn thân, phần ngọn đảm bảo có 2-3 tầng rễ. Một số giống lan Vanda chỉ khi cây cao khoảng 0,8-1m mới tiến hành cắt chiết
Bước 2: Phần ngọn lan đơn thân sau khi cắt nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm Benlat C 1/2000 và dung dịch kích thích ra rễ NAA (Naphtalen Acetic Acid) 0,5ppm
Bước 3: Đem trồng phần ngọn lan Vanda vào giá thể trồng lan trộn sẵn hoặc phối trộn giá thể trồng lan theo tỷ lệ, hoặc trồng lên luống.
Bước 4: Di chuyển chậu lan vừa tách chiết vào chỗ râm mát, độ ẩm cao. Tiến hành tưới nước và phân bón để kích thích lan ra rễ, lá non
Bước 3: Dùng thuốc xử lý vết cắt hoặc vôi vào phần gốc mới cắt, sau một thời gian sẽ mọc 1-3 tược (chồi) mới gần chỗ cắt. Có thể tiến hành thay thế giá thể mới, chậu mới để bổ dung thêm dinh dưỡng cho cây phát triển.
Giá thể trồng lan Vanda
Khi lựa chọn giá thể trồng lan Vanda có thể sử dụng các giá thể như rêu rừng đã được xử lý sạch, than củi, đất sét, vỏ cây vụn, than hoa to, xơ dừa,…Các giá thể trước khi sử dụng để trồng lan nên được xử lý qua nước vôi trong để loại bỏ chất bẩn, trứng côn trùng gây hại, muối,…
Lưu ý khi trồng lan Vanda vào trong chậu nên cho thêm các cây dương xỉ có độ dài gần tương đương cây lan vào trồng chung để giúp rễ ở trên không phát triển hơn. Sau đó đặt cây vào hộp chứa sao cho thân và gốc cây không ngập trong hỗn hợp.
Thay chậu
Lan Vanda có thể sinh trưởng phát triển khỏe mạnh trong quá trình người trồng cần thay chậu để cho lan Vanda có đủ dinh dưỡng để phát triển, hạn chế nấm mốc hay các loài gây bệnh có thể sinh trưởng trên giá thể trồng cũ. Nếu trồng trong chậu có than và đá, hoặc trồng trong rổ không có vật liệu trồng cây thì không cần phải thay chậu thường xuyên, khoảng 4 đến 5 năm, ngược lại nếu trồng trong chậu có vỏ dừa hoặc vỏ cây thì nên thay chậu mới 2 năm/lần
Sau khi trồng thì 1 đến 2 tuần sau hãy tưới nước trở lại, tuỳ theo khí hậu thời tiết vì phải để cho rễ cây khô và phục hồi trở lại, sinh trưởng.
Nhiệt độ, độ ẩm:
Lan vanda sinh trưởng tốt nhất ở khoảng 25-30 độ C do vậy hãy duy trì độ ẩm thường xuyên cho cây. Cây sinh trưởng quanh năm nên chỉ cần 1 thời gian bị hạn hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng khiến cây rụng lá. Giá thể trồng vanda phải luôn luôn thoáng khí. Cung cấp nước đầy đủ hàng ngày cho cây cũng là duy tri độ ẩm ổn định thích hợp cho cây.
Nên tiến hành tưới nước cho cây 2 lần/ ngày thường xuyên từ tháng 5 tới tháng 11 và 3 lần/ngày từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau để cung cấp độ ẩm cho cây, hạn chế tình trạng cây bị thiếu nước. Nhiệt độ và độ ẩm cũng sẽ ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây. Hoa lan vanda nở quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa nắng khi nhiệt độ không khí cao nhất.
Ánh sáng:
Lan vanda ưa sáng nên bạn hãy trồng cây ở ban công hoặc nơi có lượng ánh sáng mặt trời nhiều nhất, những người trồng lan với diện tích rộng có thể làm nhà kính để trồng lan nhưng vẫn nên làm mái che để hạn chế ánh nắng trực tiếp của mặt trời tác động lên cây lan nhất là thời điểm nắng nóng mùa hè nhiệt độ tăng cao.
Phân bón
Người trồng lan Vanda có thể sử dụng bất cứ loại phân bón nào. Người trồng có thể tham khảo phân hóa học 3-10-10, tưới 2 ngày 1 lần với nồng độ 1 muỗng cà phê phân bón pha cùng 4 lít nước là được.
Phòng trừ sâu bệnh cho lan Vanda
Lan vanda khá khỏe nhưng chúng cũng hay bị các loại rệp vàng tấn công, gây hại. Loại rệp này thường bám vào bề mặt lá và hút hết nhựa ở lá khiến lá bị khô héo và vàng rồi chết.
Ngoài ra còn hay gặp bệnh thối đọt cũng là một loại bệnh khá nguy hiểm xảy ra ở các giống lan Vanda. Nếu phát hiện được biểu hiện của bệnh bạn nên dùng kéo cắt loại bỏ đi và sau đó bôi vôi vào. Do đó, để phòng ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400, nửa tháng 1 lần.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bật mí kinh nghiệm trồng Địa lan Sato ra nhiều hoa, khỏe mạnh
Kỹ thuật trồng Địa lan Hoàng Vũ đúng chuẩn
Kinh nghiệm chăm sóc lan kiều dẹt nở hoa nhiều, phát triển tốt, hoa đẹp
Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan bạch hạc phát triển tốt, nở hoa cực đẹp
Bí quyết trồng Địa lan Thanh Ngọc ra nhiều hoa, hoa lâu tàn
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Kinh nghiệm chăm sóc hoa đào sau Tết
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa lan mặt khỉ
- Các bước chăm sóc hoa lan sau khi chơi Tết đúng chuẩn
- Hướng dẫn chăm sóc hoa hồng William Shakespeare
- Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan Đuôi Chồn hoa nở nhiều
- Bí quyết trồng và chăm sóc hoa Lan Phi Điệp
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng vào mùa đông để cây phát triển tốt, nở hoa rực rỡ
- Chăm sóc hoa hồng vào mùa hè: những điều cần lưu ý
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Rouge Royale rose
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Midnight Blue
- Chăm sóc hoa hồng Lavender Crystal
- Chăm sóc hoa ly nở đúng dịp Tết âm lịch hãy làm theo các bước sau
- Chăm sóc hoa Hồng Anh cho ngôi nhà rực rỡ sắc hoa
- Cách chăm sóc hoa triệu chuông nở rực rỡ quanh năm
- Kỹ thuật chăm sóc hoa Thu hải đường cho sắc màu rực rỡ, cuốn hút
- Cách chăm sóc hoa Hương Tuyết cầu cho ban công chung cư đẹp ngỡ ngàng
- Chăm sóc hoa dạ yến thảo cho ban công nhà bạn mãi luôn tràn ngập sắc hoa
- Mách bạn cách trồng và chăm sóc hoa cúc xanh
- Bạn đã biết cách chăm sóc hoa hồng xanh đúng cách
Các tin khác
-
Bật mí cách giúp cây hoa mai mở đúng dịp
Để giúp hoa mai nở đúng dịp lễ Tết hãy áp dụng các biện pháp dưới đây giúp hoa nở to đẹp. -
Kinh nghiệm chăm sóc hoa đào sau Tết
Để tiếp tục có những nụ hoa đào đẹp nở vào những năm sau chúng ta phải biết cách chăm sóc cây hoa đào đúng cách giúp cây có thể sinh trưởng tốt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa đào sau Tết. -
Kinh nghiệm giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp
Khi trồng và chăm sóc cây hoa đào không phải lúc nào cây cũng cho hoa nở đúng dịp lễ Tết, cho ra được những bông hoa nở đẹp, ra nhiều bông. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số cách giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp. -
Hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà
Cây hoa đào là loại cây cảnh được trồng phổ biến ở nước ta, ngoài việc làm cảnh cây hoa đào còn giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà. -
Kinh nghiệm chăm sóc cây hoa nhài trong mùa đông chuẩn xác
Cây hoa nhài không chịu được nhiệt độ thấp trong mùa đông, nếu không biết cách chăm sóc có thể khiến cây chậm phát triển, ra ít hoa thậm chí cây dễ bị nhiễm sâu bệnh hại. -
Trồng hoa nhài vào mùa hè cần chú ý điều gì?
Vào mùa hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa nhài. Để giúp cây phát triển, ra nhiều hoa nhài trong mùa hè cần đảm bảo các yêu cầu sau. -
2 loại nước trong nhà bếp giúp cây hoa nhài nhanh lớn, nở nhiều hoa
Trong quá trình sinh trưởng của cây hoa nhài nếu nhận thấy cây chậm phát triển, ra ít hoa hãy bổ sung cho cây 2 loại nước đây chỉ sau thời gian ngắn cây phát triển xanh tốt, ra nhiều hoa. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây.