Bật mí kinh nghiệm trồng Địa lan Sato ra nhiều hoa, khỏe mạnh

12/25/2021 2:13:00 PM
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn kinh nghiệm cách trồng Địa lan Sato ra nhiều hoa, khỏe mạnh

 

Bật mí kinh nghiệm trồng Địa lan Sato ra nhiều hoa, khỏe mạnh

Địa lan Sato là một trong những loài Địa lan được nhiều người yêu thích, chọn làm cây cảnh trưng bày trong những ngày lễ, tết làm quà tặng nhau. Nhờ sở hữu kiểu dáng, màu sắc đặc sắc cùng hương thơm dễ chịu, không yêu cầu quá cao về điều kiện chăm sóc, dinh dưỡng nên chúng được nhiều người chọn trồng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn kinh nghiệm cách trồng Địa lan Sato ra nhiều hoa, khỏe mạnh

Đặc điểm của Địa lan Sato

Địa lan Sato xuất hiện từ hơn 150 trước ở khu vực Tây Nam nước Trung Quốc, nhưng ngày nay nhờ sở hữu vẻ đẹp độc đáo cùng nhiều màu sắc phong phú như trắng, vàng, cam, đỏ, tím chúng được nhân giống ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Địa lan Sato thuộc giống thân thảo, khi được chăm sóc đầy đủ kích thước trung bình của chúng có thể đạt từ 0,3 – 1,5m. Khác vói nhiều loại Địa lan khác, hoa của Địa lan Sato không nở rộ, hơi khum khum, tròn tròn giống như những quả trứng gà nhỏ nên chúng thường được nhiều người gọi với tên gọi khác là Địa lan trứng. Sau một thời gian, những cánh hoa sẽ xòe ra rất đẹp, bắt mắt, cuống hoa khá to, trên một cuống hoa có khoảng 7 – 15 bông hoa, rủ xuống như những dây đèn hoa. Lá của cây mọc thành từng lùm hình sừng hoặc hình dải. Thông thường, mùa hoa kéo dài từ 2-3 tháng, chúng không ra hoa quanh năm, chỉ nở duy nhất một lần/năm vào đầu mùa xuân từ tháng 1-2 hàng năm. Thời điểm này thời tiết khá dễ chịu, mát mẻ, nắng ấm thuận lợi cho quá trình nở hoa của cây.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc Địa lan Sato đúng chuẩn

Chậu trồng Địa lan Sato

Chậu trồng Địa lan Sato nên chọn chậu trồng có lỗ thoát nước tốt phù hợp với điều kiện sống, sinh trưởng của cây. Do Địa lan Sato có lá và hoa rủ và dài nên bạn hay chọn những chậu có dáng cao, có đường kính lớn hơn một chút để cây đó không gian tốt nhất để phát triển. Trước khi trồng cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch hết đất cát, bụi bẩn chậu nếu sử dụng chậu trồng mới. Ngược lại nếu sử dụng những chậu đã qua sử dụng cần rửa sạch cho hết bùn đất bên trong lẫn bên ngoài chậu, dùng nước xà phòng để rửa sạch chậu, loại bỏ các mầm bệnh, nấm bệnh tồn tại trong chậu cũ.

Giá thể trồng Địa lan Sato

Giúp cây Địa lan Sato phát triển khỏe mạnh, cho hoa chất lượng hãy chuẩn bị những giá thể trồng như: vỏ trấu nung, vỏ đậu phộng, vỏ cà phê nung, dớn mềm, dớn xơ, vỏ thông, xơ dừa… để trồng hoặc có thể lựa chọn giá thể phối trộn sẵn dành cho Địa lan.

Các giá thể trồng Địa lan phải đảm bảo yếu tố như khả năng giữ ẩm tốt, độ ẩm giá thể vào mua khô duy trì từ 40-60%, khả năng thoát nước tốt vào mùa mưa, giá thể chậm phân hủy, không bị mục nát

Chọn giống Địa lan Sato

Giống cây trồng là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định việc phát triển của cây. Khi chọn giống Địa lan Sato, cần lưu ý chọn những cây sở hữu những đặc điểm nổi bật sau đây:

+ Cây Địa lan Sato phải mập mạp, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.

+ Lá Địa lan Sato cây còn tươi, xanh không bị úa vàng, không bị rập, nát hay gãy rập

+ Thân cây không khô héo, dập nát hay có bất cứ vết tích va đập nào

+ Chọn mua giống Địa lan Sato ở những cơ sở uy tín, chuyên bán cây giống.

+ Rễ cây Địa lan Sato còn nguyên vẹn, không bị đứt hay dập nát, thối đen hay có sự xuất hiện của nấm bệnh, sâu bệnh.

Bật mí kinh nghiệm trồng Địa lan Sato ra nhiều hoa, khỏe mạnh

Kỹ thuật tách chiết Địa lan Sato

Bước 1: Sử dụng dao sắc đã được khử trùng để tách thân Địa lan Sato thành nhiều khóm nhỏ rồi cắt bỏ đi phần rễ thối, lá hỏng, lá khô, lá già,…

Bước 2: Dùng một que sắt đã nung nóng để sát trùng và làm khô vết tách ở gốc Địa lan Hoàng Vũ.

Bước 3: Dùng sơn bôi vào vết tách để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh, vị trí tách không bị thối hỏng do nước tưới, chăm sóc cây sau này

Bước 4: Di chuyển những khóm lan vào chỗ mát để chờ sơn khô, sau khi khô chuyển lan sang trồng vào trong chậu và chăm sóc lan.

Các bước trồng Địa lan Sato

Bước 1: Rải một lớp giá thể đã phối trộn xuống chậu trồng, nên rải lớp giá thể to xuống bên dưới và nhỏ dần bên trên, rải đén khi giá thể đến khoảng 2/3 chậu là được

Bước 2: Đặt Địa lan Sato thẳng đứng, nhẹ nhàng dùng tay hoặc xẻng nhỏ để lấp giá thể trồng xung quanh gốc, sao cho củ cây lan phải nổi bên trên giá thể để tạo độ thông thoáng cho cây phát triển. Phủ lên bề mặt chậu lan một lớp mỏng rêu hay vụn xỉ than giúp giữ ẩm cho giá thể

Bước 3: Thời gian mới trồng cây không đứng vững nên dùng que tre cắm cố định để buộc

Bước 4: Di chuyển chậu lan đã trồng vào nơi râm mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và mưa dầm để cây nhanh hồi sức

Vị trí đặt chậu trồng Địa lan Sato

Địa lan Sato cũng giống như nhiều loại lan khác đều cần môi trường thông thoáng, mát mẻ và sự rung chuyển để cây phát triển khỏe mạnh, tươi tốt, khỏe mạnh mà hạn chế sâu bệnh phát triển, tấn công.

Do đó, vị trí đặt chậu trồng Địa lan Sato nên đặt ở ngoài vườn, những nơi có nhiều ánh sáng thoáng đãng. Nếu trồng trong giàn nên làm mái che cho cây để làm mát và cản cả mưa dầm, sương giá vào ban đêm.

Nhiệt độ Cây Địa lan Sato phát triển tốt nhất ở môi trường có điều kiện nhiệt độ duy trì trong ngưỡng 20 – 30 độ C vào buổi sáng và 10 – 15 độ vào buổi tối.

Ánh sáng

Chúng ưa sống ở những nơi có cường độ ánh sáng trung bình, không yếu quá cung không gắt quá.

Nếu môi trường ánh sáng quá gay gắt cây sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, ngược lại nếu quá ít ánh sáng cây sẽ chuyển sang màu xanh đậm, khó có thể ra hoa nếu ở trong môi trường ánh sáng không ổn định.

Độ ẩm

Chúng rất thích ẩm giống như nhiều loại hoa khác do đó, độ ẩm mà nó cần tối thiểu khoảng 50 – 60%.

Nước tưới

Thời điểm tưới nước tốt nhất cho cây địa lan sato là buổi sáng mát mẻ. Bạn không nên tưới nhiều nước cho cây hoa, một tuần tưới khoảng 1 – 2 lần là được. Vào mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, nắng nóng có thể lên đến 38-40 độ C, để tránh làm Địa lan Sato nóng dẫn đến cháy lá, teo thân, mất nước  người trồng cần có lưới che cho lan, đặt thêm các quạt mát, quạt thông gió, hoặc di chuyển lan vào khu vực thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp trong thời gian quá lâu trong ngày.

Vào mùa mưa khi thời tiết ẩm ướt bạn giảm số lần tưới lại tránh tình trạng tưới quá nhiều nước khiến rễ của cây bị úng nước từ đó ảnh hưởng tới cây. Tuy nhiên, chú ý tuyệt đối không nên để cho đất khô hạn.

Phân bón

Có thể sử dụng các túi phân bón tan chậm đặt xung quanh gốc cây để cung cấp đủ dinh dưỡng cho lan phát triển. Lấy phân vi sinh nhào với nước dạng vữa xây nhà, đem phơi khô đến trắng khi nào cầm tay thấy xác, cứng, chặt nhỏ và đặt trên mặt chậu lan, khi tưới, phân sẽ tan dần vào trong giá thể trồng lan, từ đó lan hấp thu được dinh dưỡng dân dần.

Khi sử dụng phân bón trong quá trình phát triển của cây nên bón theo tỷ lệ 15-15-15, cứ ½ thìa cà phê pha 4 lít nước vào thời điểm cây đã và đang sinh trưởng tốt. Vào mùa đông không nên bón phân cho hoa lan.

Trong quá trình chăm sóc cho lan nên tiến hành thay chậu 3 năm/lần để cho cây có đủ dinh dưỡng, không gian cho cây phát triển. Bên cạnh đó, khi thay chậu nên sử dụng kéo đã được khử khuẩn cắt bỏ rễ thối, giả hành già, héo úa, phần cây bị bệnh, thay thế giá thể mới giàu dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất cho cây phát triển.

Thay chậu định kỳ

Trong quy trình chăm sóc cây, việc thay chậu định kỳ cho lan rất quan trọng. Cần tiến hành thay chậu mới cho cây để đảm bảo độ thoáng khí, cây có môi trường lý tưởng để phát triển mà không bị cản trở, cây có đủ dinh dưỡng để phát triển, ra hoa đúng dịp.

Sau khi thay chậu mới, khoảng 1- 2 tuần sau bạn tưới nước trở lại và bón phân tăng cường để cây nhanh hồi sức trong môi trường mới.

 Phòng trị sâu bệnh

+ Trong quá trình chăm sóc lan để hạn chế nấm bệnh, sâu bệnh hại hay các loài côn trùng ruồi, nhện đỏ, bọ trĩ, rệp tấn công nên thường xuyên quan sát và theo dõi chậu lan, vệ sinh giá thể sạch sẽ trước khi trồng. Những chậu lan có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, vàng lá, thối rễ cần cách ly khỏi vườn để điều trị

+ Đừng quên thường xuyên vệ sinh khu vực trồng lan để tạo môi trường thoáng mát, tránh nấm mốc, sâu bệnh phát triển.

+ Trong quá trình tưới nước cho lan, tránh tưới quá nhiều và mạnh vào lá và thân cây sẽ khiến cây dễ bị tổn thương, nhiễm bệnh.

+ Phun thuốc phòng trị các loại nấm bệnh, sâu bệnh hại định kỳ, mùa mưa, độ ẩm cao cần phun liên tục từ 10 – 15 ngày 1 lần.

+ Không sử dụng bã chè hoặc bã cà phê để đổ vào gốc cây sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển

Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc người trồng hãy lưu ý nếu trồng trong nhà nên mang cây ra ngoài phơi nắng mỗi tháng một tuần, không nên để chậu lan phơi nắng trực tiếp bởi sẽ khiến cây lan bị chết, những cây có dấu hiệu bị bệnh cần cách ly khỏi vườn trồng, loại bỏ cây bị bệnh khỏi chậu trồng.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác