Kinh nghiệm trồng Địa lan Hương Cát Cát ra hoa đều đẹp
Kinh nghiệm trồng Địa lan Hương Cát Cát ra hoa đều đẹp
Địa lan Hương Cát Cát là một trong những giống hoa lan được ưa chuộng hiện nay, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Khá nhiều người chưa biết cách trồng Địa lan Hương Cát Cát khiến cây phát triển chậm, ra ít hoa, hoa không nở đều. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách trồng Địa lan Hương Cát Cát ra hoa đều đẹp, ít sâu bệnh.
Địa lan Hương Cát Cát là một trong những dòng Địa lan đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây cảnh – Viện nghiên cứu Rau quả nhập nội, nghiên cứu, phát huy các ưu thế lai, tạo ra dòng lan phù hợp với điều kiện, khí hậu tại Việt Nam.
Địa lan Hương Cát Cát sau khi được lai tạo, phát triển trồng ở tại Việt Nam sở hữu thân to, lá dày, bộ rễ khỏe mạnh có thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng từ giá thể trồng, hấp thu ánh sáng từ ánh nắng mặt trời giúp cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hay các loài nấm hại. Bên cạnh đó, một số dòng lan khác như lan Đai Châu, lan Hồ Điệp thường hay bị ruồi châm, kháng bệnh kén, nhiệt độ sinh sống yêu cầu cao,…Chính vì những đặc điểm nổi bật này, Địa lan Hương Cát Cát được nhiều người chọn trồng hay các nhà vườn trồng để bán nhân dịp Tết đến.
Địa lan Hương Cát Cát là địa lan chịu được khí hậu nhiệt đới, hoa có màu vàng và hương thơm nhẹ. Hương cát cát có thể sống trong nhiệt độ ấm áp hơn các loại địa lan khác. Hiện nay, giống địa lan Hương cát cát đã được một số hộ nông dân đã trồng thử nghiệm và cho ra hoa ở huyện Củ Chi thuộc TPHồ Chí Minh rất thành công.
Thời điểm trồng Địa lan Hương Cát Cát
Thay vì một số dòng Địa Lan yêu cầu cao về nhiệt độ, ánh sán, độ ẩm nên khi trồng người trồng hết sức cẩn thận. Nhưng đối với dòng Địa lan Hương Cát Cát có thể phát triển tốt ở các điều kiện khí hậu dưới 5 độ C và trên 35 độ C cây vẫn sống, có thích ứng tốt khi được trồng ở các điều kiện thời tiết khác nhau.
Chúng có thể phân hóa mầm ở nhiệt độ từ 19-20 độ C, cao hơn các dòng lan bản địa. Người trồng có thể bắt đầu trồng Địa lan Hương Cát Cát vào mùa xuân, mùa thu là thích hợp nhất thời gian này nhiệt độ không quá lạnh, không quá nóng phù hợp cho cây ra rễ, phát triển. Thường sau khi được chăm sóc cẩn thận, chu đáo sau khoảng 3-4 năm cây bắt đầu cho hoa, độ bền của hoa từ 30-40 ngày.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc Địa lan Hương Cát Cát
Chậu trồng Địa lan Hương Cát Cát
Địa lan Hương Cát Cát là giống địa lan lá dài, rủ nên khi chọn chậu trồng nên lựa chọn chậu trồng sao cho phù hợp. Những cây Địa lan lá dài nên chọn chậu trồng cao, khóm lan nhiều thân chọn chậu trồng có đường kính to.
Nên sử dụng chậu kín lỗ bên không, chậu phải thoát nước tốt. dưới đất chậu nên lót một ít đá xanh nhỏ khoảng 2cm để rễ cây không chui ra ngoài, mau cho hoa.
Khi lựa chọn chậu trồng sâu sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển rễ và giúp cây khỏe mạnh, những chậu vừa rộng, sâu giúp cây phát triển nhiều chồi cây, nhưng hoa sẽ ít, yếu. Những chậu vừa sâu, hẹp sẽ thúc đẩy việc cho ra những cành hoa hoa cao, khoẻ mạnh và những bông hoa đầy sức sống
Trước khi trồng cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch hết đất cát, bụi bẩn chậu nếu sử dụng chậu trồng mới. Ngược lại nếu sử dụng những chậu đã qua sử dụng cần rửa sạch cho hết bùn đất bên trong lẫn bên ngoài chậu, dùng nước xà phòng để rửa sạch chậu, loại bỏ các mầm bệnh, nấm bệnh tồn tại trong chậu cũ.
Giá thể trồng Địa lan Hương Cát Cát
Giá thể trồng Địa lan Hương Cát Cát chính là nên sử dụng xơ dừa, dớn sợi hoặc dớn bảng để trồng. Trước khi trồng nên sử dụng giá thể để loại bỏ trứng côn trùng, nấm hại, bụi bẩn bám trên giá thể trồng. Cách xử lý giá thể trồng như sau:
Xơ dừa là một trong những loại giá thể trồng lan khá quen thuộc, có giá thành khá rẻ. Xơ dừa được nhiều người sử dụng để trồng lan bởi chúng có khả năng giữ ẩm tốt.
Dớn là loại giá thể tốt cho sự phát triển của nhiều giống lan. Dớn được nhiều người sử dụng bởi chúng không bị đóng rêu, có khả năng hút ẩm tốt hút ẩm tốt nên được nhiều người chọn làm giá thể để trồng lan và ghép lan.
Có thể cho thêm vỏ thông, rêu rừng, dớn mềm để trồng giúp cung cấp dinh dưỡng, giữ ẩm cho lan.
Xử lý xơ dừa trồng lan:
Bước 1: Trước khi trồng lan, cần đập xơ dừa khô cho nát, ngâm nước muối loãng khoảng 5 ngày
Bước 2: Hàng ngày ngạn bỏ nước 2 lần, hoặc người trồng lan có thể ngâm nước vôi trong.
Lưu ý: Có thể sử dụng xơ dừa để ủ gốc cây khi trồng lan trên gỗ lũa.
Xử lý dớn trước khi trồng:
Bước 1: Rửa sạch dớn với nước cho sạch, rũ sạch đất, cát, lá, vỏ cây tạp, rửa dớn đến khi nào nước trong veo là tốt nhất
Bước 2: Ngâm nước vôi, nước vôi trong hoặc với physan 20 nồng độ 2ml/1 lít nước, benkina nồng độ 2ml/ 1 lít nước khoảng thời gian 2 tiếng, ngâm trong 2 ngày. Điều này có tác dụng trung hòa axit, diệt cỏ hại, côn trùng gây hại, nấm khuẩn
Bước 3: Rửa dớn lại với nước để rửa trôi hết nước vôi hoặc physan, benkina
Tách chiết Địa lan Hương Cát Cát
Để tách chiết gióng hãy chờ cho đến khil an thay một lượt lá mới tiến hành tách thân cây để đảm bảo không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của lan. Nên lựa chọn những cây lan khỏe đẹp để ghép thành giò. Có thể chọn những khóm Địa lan Hương Cát Cát ở các địa chỉ bán cây giống uy tín. Lan giống đem về cần phải giữ ẩm bằng cách treo ngược ngọn xuống đất
Bước 1: Sử dụng dao sắc đã được khử trùng để tách thân lan thành nhiều khóm nhỏ rồi cắt bỏ đi phần rễ thối, lá hỏng.
Bước 2: Dùng một que sắt đã nung nóng để sát trùng và làm khô vết tách.
Bước 3: Dùng sơn bôi vào vết tách để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh, vị trí tách không bị thối hỏng do nước tưới
Bước 4: Di chuyển những khóm lan vào chỗ mát để chờ sơn khô.
Các bước trồng Địa lan Hương Cát Cát
Bước 1: Giá thể sau khi được xử lý sạch sẽ hãy phối trộn các giá thể sao cho đều lại với nhau. Trộn giá thể xơ dừa, dớn sợi, kết hợp với vỏ thông đỏ, rêu rừng lại với nhau sau cho tạo thành hỗn hợp giàu dinh dưỡng. Nếu chỉ sử dụng xơ dừa với dớn sợi, sau một thời gian chăm sóc, xơ dừa sẽ bị đọng lại dưới đáy chậu trồng, bít kín đường thoát nước của chậu, ảnh hưởng tới sự phát triển của hoa lan.
Bước 2: Địa lan Hương Cát Cát sau khi đã được xử lý, đặt khóm lan thẳng đứng vào phần chính giữa chậu, rồi dùng hỗn hợp giá thể vừa trộn trải lên trên bề mặt để che phủ xung quanh rễ lan. Khi phủ giá thể trên gốc của lan, không được phủ mắt ngủ của lan, hãy để mắt ngủ được thông thoáng, sạch sẽ, tránh bị hư mầm.
Bước 3: Đặt chậu lan ở vị trí râm mát, phun sương trên lá để giữ ẩm cho cây địa lan để duy trì độ ẩm. Sau 24h sau khi trồng nên pha vitamin B1 kết hợp Antonic với tỷ lệ: 12 giọt Vitamin B1 với 8 giọt Antonic/1 lít nước. Cho vào bình xịt và xịt lên lá, phần gốc, rễ của hoa lan kích thích ra rễ, mầm non, kháng sâu bệnh
Ánh sáng
Ánh sáng tự nhiên, địa lan không chịu được ánh nắng trực tiếp mà nó rất thích hợp với ánh sáng tán xạ qua lưới che hay qua các tán cây khoảng 50% là vừa.
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây Địa lan Hương Cát Cát là giai đoạn từ khi cây bắt đầu phân hóa mầm đến khi hình thành cơ quan sinh sản để bật ngồng. Trong thời gian nỳ cây sẽ hấp thụ ánh sáng qua lá, tích tụ dinh dưỡng, vận chuyển xuống dưới giả hành. Do đó, người trồng nên tăng cường độ chiếu sáng cho cây cao hơn từ 3.000-5.000 lux với với giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng
Nếu thiếu ánh sáng, lá xanh sau này cây ít hoa, hương kém thơm hơn, nhưng khi cây được cung cấp ánh sáng phù hợp, đầy đủ lá của cây sẽ hơi ngả vàng, cây khỏe, tích lũy nhiều chất hữu cơ từ đó cho hoa to đều đẹp và mùi hương thơm nồng nàn.
Nhiệt độ
Địa lan Hương Cát Cát chịu rét rất tốt, nhưng lại không chịu được nóng. Cây sẽ phát triển bình thường ở nhiệt độ khoảng từ 20 – 30 độ.
Nước tưới
Trong quá trình chăm sóc cần điều chỉnh lượng nước tươi sao cho cây địa lan không bị thiếu nước mà kém phát triển, hay không quá nhiều nước dẫn tới úng mà chết. Lan sẽ được tưới dưới dạng sương là phù hợp nhất.
Tần suất tưới nên là khoảng 2 lần/ngày nếu trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao, nắng gắt. Những ngày trời mưa, độ ẩm cao thì hạn chế tưới, thậm chí là không nên tưới.
Để kiểm tra giá thể cần tưới nước hay không chỉ cần cầm giá thể trồng lên, bóp ở tay, nếu bỏ tay nắm ra giá thể khô trắng thì thiếu nước, ngược lại khi bóp mà không thấy độ ẩm, nước bám vào tay thì có nghĩa giá thể khô, giá thể hơi thâm sạm, lượng nước vẫn còn, dùng tay bóp giá thể thấy nước hơi rỉ ra bàn tay thì là vừa đủ. Khi bóp thấy nước chảy từng giọt chứng tỏ nước quá nhiều có thể khiến rễ ẩm, bị thối, nhiễm bệnh.
Phân bón
Trong thời gian cây phát triển chồi hoa tuyệt đối không dùng các loại phân bón qua lá, phân đọng trên chồi hoa dễ hỏng hoa.
Có thể sử dụng các túi phân bón tan chậm đặt xung quanh gốc cây để cung cấp đủ dinh dưỡng cho lan phát triển. Lấy phân vi sinh nhào với nước dạng vữa xây nhà, đem phơi khô đến trắng khi nào cầm tay thấy xác, cứng, chặt nhỏ và đặt trên mặt chậu lan, khi tưới, phân sẽ tan dần vào trong giá thể trồng lan, từ đó lan hấp thu được dinh dưỡng dân dần.
Bên cạnh đó, cần sử dụng phân tổng hợp, có hàm lượng lân cao như NPK 10-55-15, liều lượng 1,5g/100 lít nước, định kỳ 7-10 ngày bón 1 lần. Kết hợp sử dụng phân bón hữu cơ để bón cho Địa lan phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh ở Địa lan Hương Cát Cát
Trong quá trình sinh trưởng của lan, Địa lan Hương Cát Cát thường mắc 2 bệnh chính là đốm lá, cháy lá sinh lý.
Khi bệnh xuất hiện trên lá của lan thường xuất hiện các đốm đen, hoặc đầu lá của Địa lan bị khô, mất tính thẩm mỹ cuẩ cây. Nếu bệnh không được xử lý kịp thời có thể làm chết cây, do đó cần chủ động phun thuốc phòng ngừa, loại bỏ tác nhân gây hại
Đối với bệnh đồm lá cần phòng trừ bằng cách phun định kỳ 7-10 ngầy, sử dụng Ridomin, Copblu, Dunponcosize để phun phòng trừ.
Bệnh do sinh lý phải sử dụng nhiệt kế ẩm để duy trì nhiệt độ, độ ẩm ở mức tối ưu cho cây phát triển.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Kinh nghiệm chăm sóc lan Hoàng Nhạn phát triển tốt, hoa lâu tàn
+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc lan Hoàng Thảo Đơn Cam chuẩn nhất
+ Địa lan Trần Mộng: cách trồng, chăm sóc lan
+ Kinh nghiệm chăm sóc lan kiều dẹt nở hoa nhiều, phát triển tốt, hoa đẹp
+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan bạch hạc phát triển tốt, nở hoa cực đẹp
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa lan mặt khỉ
- Các bước chăm sóc hoa lan sau khi chơi Tết đúng chuẩn
- Hướng dẫn chăm sóc hoa hồng William Shakespeare
- Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan Đuôi Chồn hoa nở nhiều
- Bí quyết trồng và chăm sóc hoa Lan Phi Điệp
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng vào mùa đông để cây phát triển tốt, nở hoa rực rỡ
- Chăm sóc hoa hồng vào mùa hè: những điều cần lưu ý
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Rouge Royale rose
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Midnight Blue
- Chăm sóc hoa hồng Lavender Crystal
- Chăm sóc hoa ly nở đúng dịp Tết âm lịch hãy làm theo các bước sau
- Chăm sóc hoa Hồng Anh cho ngôi nhà rực rỡ sắc hoa
- Cách chăm sóc hoa triệu chuông nở rực rỡ quanh năm
- Kỹ thuật chăm sóc hoa Thu hải đường cho sắc màu rực rỡ, cuốn hút
- Cách chăm sóc hoa Hương Tuyết cầu cho ban công chung cư đẹp ngỡ ngàng
- Chăm sóc hoa dạ yến thảo cho ban công nhà bạn mãi luôn tràn ngập sắc hoa
- Mách bạn cách trồng và chăm sóc hoa cúc xanh
- Bạn đã biết cách chăm sóc hoa hồng xanh đúng cách
- Hướng dẫn các bạn cách chăm sóc hoa lay ơn cho nhiều nụ
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.