Hoa hồng Muriel Robin rose: cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh
Hoa hồng Muriel Robin rose: cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh
Hoa hồng Muriel Robin rose là một trong những giống hoa hồng sở hữu màu tím violet viền tuyệt đẹp, được nhiều người đánh giá là bông hồng lãng mạn theo đúng phong cách Pháp. Bởi sở hữu màu tím tuyệt đẹp ấy mà hoa hồng Muriel Robin rose được nhiều người trồng hoa hồng lựa chọn để trồng làm cảnh
Hoa hồng Muriel Robin rose là một trong những giống hoa hồng Pháp đẹp nhất khi về Việt Nam. Chúng sở hữu màu tím violet viền tuyệt đẹp, mỗi bông hoa hồng là 40 cánh hoa nhỏ nhắn được tạo hóa khéo léo xếp lại với nhau thành một bông hồng đẹp theo cách riêng của Pháp vừa tạo cổ điển mà lại vừa kiêu sa, hoàn mỹ khó giống hoa hồng nào sánh bằng được.
Hoa hồng Muriel Robin rose được lai tạo bởi Pierre Orard (Pháp, 2005), sở hữu mùi hương mạnh mẽ, lặp lại hoa nhanh đến chóng mặt chỉ cần 4 tuần đến 4 tuần rưỡi vào mùa hè là có thể cho hoa lại, vào mùa đông thì có thể cho hoa lại khoảng 5 tuần tùy từng điều kiện thời tiết từng khu vực, nhiệt độ cũng như chăm sóc.
Không chỉ được trồng làm cảnh, tạo hương thơm hay điểm nhấn cho ban công, sân vườn mà nhiều nơi trồng hoa hồng này để làm trà hoa hồng. Những bông hoa hồng Muriel Robin rose mới nở vào buổi sáng sớm được gắt xuống lấy cánh đem phơi khô trong bóng râm, khi kho được cất vào lọ kín để sử dụng khi uống trà. Sáng sớm được thưởng thức những tách trà thơm mùi hoa hồng Muriel Robin rose, ngắm nhìn quang cảnh xung quanh, cây cối, hoa nở khiến nhiều người cảm thấy dễ chịu, bình yên.
Phòng ngủ, phòng khách của gia đình bạn sẽ lãng mạn hơn khi có sự xuất hiện của những bông hoa hồng Pháp, sau khi hoa nở chúng ta có thể bấm hoa để cắm lọ trang trí cho căn phòng của mình thêm tươi mới và lãng mạn
Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Muriel Robin rose hạn chế sâu bệnh, cho nhiều hoa
Chậu trồng hoa Muriel Robin
Nếu trồng hoa hồng Muriel Robin trong chậu, thùng xốp cần chú ý chọn cỡ chậu phù hợp với gốc, tán cây, sự phát triển của cây. Chậu trồng hoa hồng cần được xử lý, rửa sạch khử khuẩn trước khi tiến hành trồng hoa hồng.
Chậu trồng hoa hồng, thùng xốp cần đảm bảo có đủ lỗ thoát nước vì cây hoa hồng này không ưa sĩnh nước, nhất là vào mùa mưa nhiều, ngày có bão. Không đặt chậu dưới nền đất mà nên kê thêm gạch lên cao để có thể thoát nước dễ dàng khi có mưa to gây gập úng khu vực trồng hoa hồng.
Nước tưới hoa hồng Muriel Robin
Nước tưới của hoa hồng Muriel Robin không sử dụng các loại nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Nếu sử dụng các loại nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn để tưới cho hoa hồng bởi khi sử dụng nước này để tưới cho hoa hồng chỉ làm suy yếu và chết dần mòn cây hoa hồng.
Nước tưới cho hoa hồng Muriel Robin có thể sử dụng nước ngọt như: nước mưa, nước giếng, nước giếng khoan, nước máy đã được khử Clo, nước lấy từ các sông suối không bị nhiễm hóa chất,…
Trong quá trình chăm sóc hoa hồng Muriel Robin không nên tưới quá nhiều nước cho hoa hồng vì hoa hồng là loài cây không ưa nước nhiều. Chỉ tiến hành cung cấp nước cho hoa hồng khi bề mặt chậu trồng, đất trồng bị khô.
Khi tưới nước nên chọn thời điểm vào buổi sáng sớm khoảng 8h sáng, buổi chiều từ 17h chiều là phù hợp nhất, không nên tưới hoa hồng quá muộn nhất là vào buổi tối. Bởi nếu tưới quá muộn nấm bệnh cũng như các côn trùng gây hại phát triển, tấn công hoa hồng khiến hoa hồng bị nhiễm bệnh mà chết dần.
Tùy từng giai đoạn phát triển của cây mà hoa hồng cần một lượng nước nhất định, phù hợp. Những cây hoa hồng con, hoa hồng mới được chiết cành lượng nước không cần nhiều. Những cây hoa hồng trưởng thành, cây hoa hồng đang ra ra nụ, đang nở hoa cây có tán lá càng rộng thì cần tưới nước nhiều cho chúng phát triển, ra lá, ra nụ và cho ra những bông hoa to đẹp.
Những cây có dấu hiệu bị bệnh trĩ, bệnh nhện đỏ, rệp tấn công hút các nhựa cây trên hoa hồng thì cần tăng cường bổ sung thêm nước để cây không bị khô héo và có biện pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp. Trường hợp hoa hồng đang bị sâu bệnh hại tấn công, nấm hại hoặc đen thân thì hạn chế tưới nước.
Đất trồng hoa hồng Muriel Robin
Khi lựa chọn đất trồng hoa hồng phải lựa chọn đất trồng sao cho phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cây hoa hồng theo từng giai đoạn phát triển của cây. Khi lựa chọn đất trồng hoa hồng Muriel Robin nên chọn đất trồng có độ pH lý tưởng từ 6 đến 6.5. Đối với đất trồng tại vườn cây thì cần phải dọn dẹp cỏ dại sạch sẽ, sử dụng vô để làm sạch đất cũng như các chế phẩm sinh học loại bỏ nấm bệnh cũng như các loài côn trùng gây hại như rệp, nhện đỏ, ve nhện,…trú ẩn trong đất. Nếu trồng hoa hồng tại chậu cây, thùng xốp đất trồng cần được xử lý sạch sẽ mầm bệnh, có thể chọn đất bán sẵn được đóng túi từ 5-10kg.
Hoa hồng Muriel Robin có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất chính là được trồng trên các loại đất giàu dinh dưỡng, dễ thoát nước, đất đã được xử lý nấm bệnh hại, đất phù sa, độ phì nhiêu cao,… Đất trước khi trồng hoa hồng xử lý sạch sẽ, không chứa các mầm bệnh, trứng sâu bệnh hại để hạn chế nấm bệnh hại đến hoa hồng, sự phát triển của hoa hồng
Có thể sử dụng một số đất trồng hoa hồng Muriel Robin như: đất phù sa, đất mùn, đất thịt hoặc đất pha cát có trộn thêm xỉ than đập dập nhỏ, xơ dừa, trấu hun, phân trùn quế, phân gà hoai mục, phân bò hoai mục, vỏ trấu, mùn cưa, phân hoai mục, phân trung vi lượng, lân super...
Các loại hoa hồng ta lẫn hoa hồng ngoại đều kị khi trồng trên các loại đất bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn. Nếu trồng trên các loại đất này cây phát triển kém, còi cọc, hoa nở kém, hoa xấu thậm chí là bị chết sau một thời gian ngắn trồng.
Ánh sáng
Hoa hồng Muriel Robin loài hoa ưa sáng nên thích hợp trồng ở những nơi nhiều ánh sáng, không phù hợp ở những nơi chiếu sáng ít, nơi bóng râm, nơi ánh sáng yếu.
Nên tiến hành trồng hoa hồng Muriel Robin ở ngoài ban công nơi có nhiều ánh sáng hoặc trồng trong sân vườn, hàng rào xung quanh nhà, sân trước nhà, tầng thượng của các căn nhà mặt đất, chung cư cao tầng nơi có nhiều ánh sáng chiếu vào ban ngày
Ngoài ra ánh nắng mặt trời còn khiến cho hơi ẩm trong không khí bốc hơi 1 phần khiến các vi sinh vật có hại không có môi trường thích hợp để sinh sôi, phát triển gây hại cho hoa hồng Muriel Robin.
Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp tới sự quang hợp của cây hoa hồng Muriel Robin. Ánh nắng mặt trời cộng với nhiệt năng của nó có tác dụng diệt trừ sinh vật gây hại, nấm bệnh. Hầu hết những vi sinh vật sinh trưởng trên bề mặt đất đều bị ánh nắng mặt trời tiêu diệt chỉ sau vài phút đến 1 giờ khi có ánh nắng mặt trời chiếu sáng
Do đó nếu trồng hoa hồng Muriel Robin ở nơi ánh nắng có cường độ yếu, số giờ chiếu sáng ít hơn 6 tiếng một ngày cần di chuyển cây tới nơi khác có lượng ánh sáng dồi dào hơn, đặt chậu trồng hoa hồng dọc theo hướng mặt trời di chuyển để cây có thể nhận được ánh sáng nhiều nhất.
Nhưng những vị trí trồng hoa hồng có cường độ ánh sáng nhiều, số giờ chiếu sáng quá lớn tránh cây bị khô gốc hãy kết hợp trồng thêm một số cây bóng mát xen kẽ để giảm lượng ánh sáng, tránh tình trạng cháy lá, khô gốc, nụ hoa bị ảnh hưởng… do cường độ chiếu sáng của ánh nắng mặt trời nhiều trong thời tiết nắng nhiều, nắng gắt nhất là trong mùa hè.
Mật độ trồng hoa hồng
Khi trồng hoa hồng nên trồng với mật độ hợp lý không nên trồng quá dày sẽ khiến sâu bệnh hại phát triển như: bọ trĩ, nhện đỏ, ve nhện…,
Trong quá trình chăm sóc cần sử dụng kéo chuyên dụng thườngxuyên cắt tỉa, uốn cành, vệ sinh khu vực trồng để tránh bị sâu bệnh, nấm hại phát triển.
Cũng không nên trồng hoa hồng quá thưa sẽ khiến vườn hoa hồng không được đẹp, tính thẩm mỹ giảm đi, cây có thể bị gãy đổ khi có gió lớn, mưa bão.
Bên cạnh đó, trồng cây thông thoáng, khoảng cách hợp lý sẽ giúp tránh lan bệnh từ cây này sang cây khác, thường xuyên cắt tỉa lá già, lá vàng, cành khô để hạn chế sâu bệnh hại.
Trong quá trình chăm sóc hoa hồng Muriel Robin hãy thường xuyên vệ sinh khu vực trồng hoa hồng sạch sẽ giảm bớt nơi trú ẩn của mầm bệnh, nấm bệnh hay sâu hại.
Tiến hành cắt tỉa những mầm bệnh, cành răm của cây hoa để cây tập trung phát triển thân chính. Sau khi cắt tỉa nên dọn dẹp sạch sẽ dưới gốc nhằm tránh lây lan bệnh hại cho cây hoa hồng Muriel Robin
Phân bón cho hoa hồng Muriel Robin
Trong quá trình chăm sóc người trồng hoa hồng bổ sung thêm phân NPK, phân hữu cơ, phân gà hoai mục, chế phẩm đỗ tương ngâm phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân cá, thuốc bón lá, đạm, kali, để cung cấp đủ dinh dưỡng cho hoa hồng phát triển.
Phòng trừ bệnh trên hoa hồng Muriel Robin
Hoa hồng Muriel Robin có thể mắc một số bệnh hại thường gặp như: bệnh đốm đen, bệnh đen thân bệnh nấm, bệnh than thư, bệnh trĩ, bệnh phấn trắng, bệnh nhện đỏ, rệp hút nhựa cây, …
Bệnh phấn trắng gây hại trên hoa hồng Muriel Robin
Khi phát hiện bệnh phấn trắng hãy tiến hành cắt tỉa toàn bộ những chồi, nụ, cành, hoa, lá đã bị nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, không vứt những cành, lá, chồi non bị bệnh dưới gốc cây
Thuốc Bio Neem được sản xuất từ các bộ phận của cây neem có tác dụng phòng trị các mầm bệnh, sâu bệnh gây hại như phấn trắng, nhện đỏ, đốm đen, sương mai, bọ trĩ, rệp,…ở một ố loài cây cảnh, cây trồng.
Thuốc trị phấn trắng Rose Protect có tác dụng giúp phòng trị các loại sâu bệnh hại và các mầm bệnh như phấn trắng, bọ trĩ, nhện, rệp, đốm đen, sương mai,...ở hoa hồng, cây cảnh.
Sử dụng thuốc đặc trị để điều trị bệnh phấn trắng gồm: thuốc Bio Neem, Rose Protect, thuốc đặc trị sinh học Bio Garlic, Daconil, Avt Vil 5SC, Mekomil Gold, Đồng Nano, Bellkute 40WP,
Bọ trĩ tấn công hoa hồng Muriel Robin:
Điều trị bệnh trĩ hại hoa hồng người trồng hoa hồng hãy ngưng các loại phân bón cho dù là phân bón lá hay phân bón gốc cho hoa hồng để tập trung trị bọ trĩ. Tiến hành cắt bỏ các phần của cây có dấu hiệu bị bọ trĩ gây hại, sau khi cắt tỉa tiến hành thu gom cành lá dưới gốc mang đi tiêu hủy, không sử dụng cành lá bị bệnh làm ủ phân hoặc phủ dưới gốc hồng.
Cắt tỉa hoặc tỉa những bụi hoa hồng để có sự chuyển động không khí tốt xung quang tán cây. Do bọ trĩ là loại công trùng có khả năng quen thuốc cao do đó hãy lên lịch phun các loại thuốc đặc trị bọ trĩ để tránh việc bọ trĩ kháng thuốc, cần luân phiên thay đổi khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Tiến hành phun 3 lần liên tiếp mỗi lần cách nhau 2 ngày, phun ướt toàn bộ cây, phun lúc sáng sớm và chiều mát, phun chúng ở mặt dưới lá hất lên trên. Sử dụng 5ml neemoil + 5ml dung dịch nước rửa chén, cho vào trong bình 1 lít nước, lắc đều và phun vào cây hoa hồng.
Trường hợp bọ trĩ gây hại nặng có thể sử dụng thuốc đặc trị Radiant 60SC kết hợp với Marshal 200 SC hoặc Ascend 20 SP hoặc Confidor 100 SL, 700WG để phun cho hoa hồng. Khi phun nên phun của mặt trước và mặt sau của lá do đây là những nơi bọ trĩ thường trú ẩn, khi phun nên chọn phun lúc chiều mát, buổi sáng sớm.
Bệnh thán thư gây hại trên hoa hồng Muriel Robin:
Sử dụng dầu Neem để trị bệnh thán thư cho cây hoa hồng. Dầu Neem có thể giúp ngăn ngừa bệnh nấm này phát triển trên bề mặt lá hoặc thân cây, giảm số lượng rệp vừng và các loài gây hại khác có thể vô tình mang bào tử đến cây trồng của bạn. Bên cạnh đó, để điều trị bệnh thán thư trên hoa hồng hiệu quả có thể sử dụng biện pháp hóa học để diệt trừ bệnh.
Có thể dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Azoxystrobin + Difenoconazole (Help 400SC); Eugenol (Lilacter 0.3 SL); Tebuconazole +Trifloxystrobin (Nativo 750WG). Ngoài ra có thể sử dụng Serenade Garden, đây là một loại thuốc diệt nấm hữu cơ có sử dụng Bacillus subtilis để diệt nấm phát triển, khá hiệu quả chống lại hầu hết các chủng thán thư.
Ngoài ra với bệnh đốm đen, vàng lá hoặc nấm thân trên hoa hồng bạn có thể sử dụng Anvil, Ridomil, …. để điều trị cũng khá hiệu quả.
Bệnh sùi cành trên hoa hồng Muriel Robin:
Khi phát hiện hoa hồng bị bệnh sùi cành, xuất hiện những dấu hiệu nhiễm bệnh giống như trên tiến hành loại bỏ những cành bị bệnh. Sử dụng kéo đã được khử khuẩn cắt tỉa cành, bôi vôi hoặc bôi thuốc gốc đồng lên vết thương để diệt khuẩn nhanh chóng, hoặc bôi thuốc khuẩn sinh học hiệu Actinivate.
Tiến hành thu gom, xử lý cành bị bệnh tránh mầm bệnh lây lan các cây khác trong vườn.Sau khi xử lý các vết bệnh người trồng hoa hồng nên tưới bổ sung thêm các chủng Tricoderma để bổ sung nấm có ích cho đất bằng cách pha 3g cho 2 lít nước phun đều len đất. Nên 1 tháng phun 1 lần để điều trị bệnh sùi cành ở hoa hồng. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại thuốc trị bệnh sùi cành cho hoa hồng như: Coc 85, Kasura 47 WP,…
Ve nhện tấn công hoa hồng Muriel Robin:
Khi phát hiện ve nhện tấn công lá hoa hồng, hút các chất dinh dưỡng của lá cây, chúng ta sử dụng vòi phun xịt nước áp lực cao hướng từ gốc lên trên để phun mặt dưới của lá hoa hồng
Để xử lý ve nhện ở hoa hồng chúng ta có thể sử dụng 10 ml dầu neem trộn đều với 10 ml nước rửa chén và khuấy đều (để nhũ hóa dầu) và pha trong 1 lít nước. Cho hỗn hợp vừa chuẩn bị vào bình xịt và lắc đều rồi phun (sử dụng hết trong vòng 6-8 giờ). Tiến hành phun 2-3 lần mỗi tuần lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh cháy lá
Một số loại thuốc khuyên dùng để trị ve nhện cho hoa hồng bao gồm: Abamectin (Reasgant 1.8EC), Hexythiazox (Nissorun 5EC), Azadirachtin (Agiaza 4.5 EC), Dầu hạt bông 40% + dầu đinh hương 20% + dầu tỏi 10% (GC – Mite 70DD), Milbemectin (Benknock 1EC), Rotenone (Limater 7.5EC), Emamectin benzoate (Map Winner 5WG), Propargite (Atamite 73EC)
Hoa hồng Muriel Robin bị bệnh vàng lá:
Kiểm soát lại lượng phân bón cho hoa hồng tránh tình trạng thừa phân bón, rửa trôi bớt lượng phân dư thừa đang có trong chậu trồng hoa hồng.
Nếu phân bón dạng lỏng, dạng bột hòa tan trong nước nên nên tưới xả cây 1-2 lần, nên tưới vào buổi sáng, tưới ngập nước cả chậu cây và xả bớt nước.
Đối với những phân bón dạng hột nên nhặt bớt những viên phân ra khỏi gốc, tiến hành tưới xả một lần nữa, làm tơi xốp đất để cây phát triển trở lại bình thường, tình trạng lá vàng sẽ được cải thiện.
Tiến hành kiểm tra khu vực gốc, cành của hoa hồng xem có sự xuất hiện của sâu đục thân hay không, nếu có cần tiến hành cắt tỉa dần xuống đến khi nào phần gỗ trên thân cây không còn bị sâu đục nữa
Điều chỉnh lượng nước tưới cho cây phù hợp, lượng nước tưới đảm bảo sao cho chậu trồng hoa hồng luôn ẩm, thoát nước tốt
Trong quá trình chuyển hồng từ chậu cũ sang trồng ở chậu mới hãy cẩn thận, chú ý đừng làm đứt rễ của hoa hồng. Sử dụng các thuốc đặc trị từng loại nấm bệnh, tiêu hủy cành bệnh, thường xuyêndọn vệ sinh khi hoa hồng bị nhiếm nấm hại
Thời tiết có độ ẩm cao là điều kiên thích hợp để cho cây phát triển cũng như là sâu bệnh và nấm hại cây phát triển mạnh nhất cần có biện pháp phòng trừ phù hợp
Lựa chọn đất trồng giàu dinh dưỡng cho cây phát triển, trong quá trình chăm sóc bổ sung thêm phân mùn hữu cơ, trùn quế, mùn cưa, trấu, xơ dừa quanh gốc cây. Bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ để ổn định cây như: rong biển, Acid Fulvic, Amino Acid… cho cây hoa hồng
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Hướng dẫn chăm sóc hoa hồng William Shakespeare
+ Kinh nghiệm trồng hoa hồng The Prince rose
+ Kinh nghiệm trồng hoa hồng Aoi nở nhiều hoa, phát triển tốt
+ Hướng dẫn cách chăm hoa hồng Juliet phát triển tốt, cho nhiều hoa
+ Chăm sóc hoa hồng Lavender Crystal
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa lan mặt khỉ
- Các bước chăm sóc hoa lan sau khi chơi Tết đúng chuẩn
- Hướng dẫn chăm sóc hoa hồng William Shakespeare
- Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan Đuôi Chồn hoa nở nhiều
- Bí quyết trồng và chăm sóc hoa Lan Phi Điệp
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng vào mùa đông để cây phát triển tốt, nở hoa rực rỡ
- Chăm sóc hoa hồng vào mùa hè: những điều cần lưu ý
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Rouge Royale rose
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Midnight Blue
- Chăm sóc hoa hồng Lavender Crystal
- Chăm sóc hoa ly nở đúng dịp Tết âm lịch hãy làm theo các bước sau
- Chăm sóc hoa Hồng Anh cho ngôi nhà rực rỡ sắc hoa
- Cách chăm sóc hoa triệu chuông nở rực rỡ quanh năm
- Kỹ thuật chăm sóc hoa Thu hải đường cho sắc màu rực rỡ, cuốn hút
- Cách chăm sóc hoa Hương Tuyết cầu cho ban công chung cư đẹp ngỡ ngàng
- Chăm sóc hoa dạ yến thảo cho ban công nhà bạn mãi luôn tràn ngập sắc hoa
- Mách bạn cách trồng và chăm sóc hoa cúc xanh
- Bạn đã biết cách chăm sóc hoa hồng xanh đúng cách
- Hướng dẫn các bạn cách chăm sóc hoa lay ơn cho nhiều nụ
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.