Hướng dẫn cách chăm hoa hồng Juliet phát triển tốt, cho nhiều hoa
Hướng dẫn cách chăm hoa hồng Juliet phát triển tốt, cho nhiều hoa
Hoa hồng Juliet là một trong những loài hoa hồng sở hữu vẻ đẹp độc đáo, vẻ ngoài rạng rỡ, màu sắc tươi sáng và dáng hoa lạ nên đã tạo nên cơn sốt trong giới hâm mộ hoa. Khác với nhiều hoa hồng nhập ngoại khác hoa hồng Juliet khá dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc. Để chăm sóc hoa hồng Juliet phát triển khỏe mạnh người trồng cần chú ý đến đất trồng, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh,…
Hoa hồng Juliet hay còn được gọi với tên gọi khác là hoa hồng cô dâu được giới thiệu đến những người hâm mộ hoa vào năm 2016 tại triển lãm hoa diễn ra tại thành phố Chelsea (Anh). Từ khi được giới thiệu đến với công chúng, hoa hồng Juliet khi đó đã tạo nên cơn sốt, nhiều người muốn sở hữu cho mình những bông hoa sở hữu vẻ đẹp độc đáo, rạng rỡ. Nhà nghiên cứu hoa có tên David Austin là người dày công nghiên cứu để tạo ra giống hoa này trong suốt 15 năm, với chi phí lên tới 3 triệu bảng Anh (khoảng 84,9 tỷ đồng). Ngày nay, hoa hồng Juliet được trồng nhiều nơi, nhưng vẫn có giá thành khá cao từ 1-3 triệu đồng.
Khi nở những cánh hoa khép kín, dày dặn cầu kỳ nên một phom hoa khum cúp sang trọng như một chiếc váy cô dâu đẹp dạng dỡ, mỗi cành hoa hồng có chiều cao từ khoảng 30-60cm, một bông hoa trung bình có thể đạt tới đường kính từ 10-12cm và dày tới 90 cánh. Hoa hồng Juliet có màu vàng vào mùa hè hoặc vàng cam cá hồi vào mùa đông, mùi thơm nhẹ nhàng dễ chịu phảng phất như mùi trà sẽ khiến tâm hồn được thanh lọc, hoàn toàn thư thái, thoải mái sau một ngày làm việc bận rộn, mệt nhọc.
Hoa hồng Juliet đại diện cho vẻ đẹp viên mãn, hiện đại, thanh lịch nên thường được nhiều người chọn trồng ở ban công, hoa viên trong nhà hay trước cửa nhà.
Cách trồng hoa hồng Juliet
Để bắt đầu trồng hoa hồng trước tiên cần chuẩn bị nơi trồng hoa hồng, các bạn có thể trồng hoa hồng ở chậu nhựa, chậu sứ hoặc mảnh đất nhỏ trong vườn nhà, trước sân.
Hoa hồng Juliet thường được trồng bằng cách giâm cành, trồng bầu cây thời điểm thích hợp nhất để giâm cành là vào mùa xuân, hạ và mùa thu.
Bạn lựa chọn phần thân của cây hồng mẹ khỏe mạnh có chiều dài khoảng 15 cm không bị sâu bệnh và không cần to. Nên chọn dao có mỏng lưỡi và thật bén khi cắt tránh bị giập, vì vết cắt bị giập thì dễ bị hư hỏng khi giâm cành.
Ngoài ra có thể chấm đầu “gốc” cành hồng giâm vào thuốc kích thích ra rễ như Atonic, Boutormone được bán nhiều trên thị trường, trước khi cắm xuống bầu giâm.
Bước tiếp theo cắm dùng một cái que bằng chiếc đũa thọc sâu xuống đất độ 2 cm rồi mới cắm hom giống vào lỗ đó. Trồng sâu hơn khó ra rễ. Hom có thể trồng thẳng hoặc trồng nghiêng đều được.
Chú ý:
Việc giâm cành thực hiện vào mùa mưa là tốt nhất vì không phải tốn công tưới ngoài ra nếu chọn giâm vào các mùa khác thì nên thường xuyên tưới để đảm bảo độ ẩm cho đất có thể tưới theo cách phun sương, tưới nhỏ giọt mới tốt. Vào mùa hè chọn chỗ có bóng râm hoặc làm giàn che nắng gắt.
Khi trồng bạn cần đổ đất vào chậu khoảng 2/3 chậu hoặc hơn. Gỡ bỏ bầu đựng cây đặt cây xuống vùi đất lên. Không để gốc cây ngập qua sâu trong đất.
Bước tiếp theo trồng xong phải gỡ bỏ cọc giữ cây nhẹ nhàng, gỡ từng tua cuốn và vắt chúng lên giàn leo nhà bạn, gỡ được càng nhiều tua cuốn thì cây leo càng nhanh.
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Juliet cho nhiều hoa, phát triển khỏe mạnh
Ánh sáng
Hoa hồng Juliet ưa ánh sáng nên thích hợp được trồng trong môi trường quang đãng, nhiều ánh nắng. Nếu như hoa hồng Juliet được nhận đủ 5-6 giờ nắng mỗi ngày có thể giúp chúng sinh trưởng, phát triển nhanh, thân cây vững chắc, ít sâu bệnh, tán cây to, cho những nụ hoa nhanh nở, hoa nở to, cánh hoa dày đẹp và bung lớn, đẹp rực rỡ.
Nước tưới
Vì loài hoa hồng này không ưa nước nên khi tưới nước cho cây cần tưới nước điều độ để duy trì độ ẩm vừa phải cho đất. Nên tưới khoảng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối để đảm bảo đủ nước cho cây. Đối với mùa đông thời tiết lạnh giá ở một số nơi chỉ cần ngày một lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây. Vào mùa đông thường có sương muối rất hại cho hoa, do sương đêm thường dày vào buổi sáng nên chỉ cần rửa qua lá, nhẹ ít nước ở gốc, hạn chế tưới buổi sáng và tối, chờ đến trưa hửng nắng thì hãy tưới. Không nên tưới nước quá muộn cho cây bởi nước đọng lại trên lá cây hoa hồng dễ phát sinh nấm bệnh, sâu hại. Nếu phát hiện Juliet gặp tình trạng bệnh trĩ, nhện đỏ trên cây thì bạn cần năng tưới nước để hạn chế gốc bị khô. Sử dụng xịt vòi phun áp lực cao từ mặt dưới lá để ngăn ngừa nhện đỏ hại cây.
Làm giàn leo cho hoa hồng Juliet
Do hoa hồng Juliet có thân cứng, dày nên phần giá đỡ cho hoa hồng chưa cần quan tâm lắm khi bụi hoa còn nhỏ, chưa nhiều cành nên chỉ cần vài cây tre nứa để định hình cho cây là đủ. Khi chậu hoa hồng Juliet phát triển tốt tán cây to cần làm giàn leo cho hoa, giúp hoa không bị đổ ngã khi có gió lớn.
Đất trồng hoa hồng Juliet
Đất trồng hoa hồng phải đảm bảo giàu dinh dưỡng gồm 50% đất thịt, 25% trấu sống, 5% vôi, 15% trấu chín, 5% phân bón và Trichoderma, đất tơi, xốp, thoát nước tốt. Bên trong đất trồng hoa Juliet có thể trộn thêm phân hữu cơ như phân gà, bò hoai mục, phân trùn quế, phân cá… khi trồng.
Phân bón
Tùy theo kích cơ cây mà lượng phân bón cần điều chỉnh sao cho phù hợp, cây nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển. Đối với những cây hoa hồng trưởng thành 2 nắm phân gà/gốc/tháng (chia làm 2 lần bón) hoặc 1 nắm phân dơi/gốc/tháng. Sau khi căt tỉa cành lá hoa hồng nên bón phân để kích thích cây bật lộc, phát triển nhiều nhánh mới
Cắt tỉa hoa hồng Juliet
Sau mỗi chu kỳ hoa nên bấm bỉa những cành tăm, lá vàng, hoa tàn, hoa bị sâu bệnh để giúp cây thông thoáng, giảm thiểu sâu bệnh hại, tạo tán cho cây theo ý muốn. Việc cắt tỉa còn giúp cây bật nhiều lộc, cho nhiều hoa hơn
Sau mỗi chu kỳ hoa nên bấm tỉa những cành tăm, lá vàng, hoa tàn giúp cây thông thoáng, giảm thiểu sâu bệnh, tạo tán theo ý muốn và đặc biệt cây sẽ bật nhiều mầm lộc, cho nhiều hoa hơn.
Phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng Juliet
Một số sâu bệnh mà hoa hồng Juliet thường mắc phải chính là bệnh trĩ, bệnh phấn trắng, đốm đen, bệnh nấm, nhện đỏ… Để trị các loại bệnh này bạn cần các loại thuốc chuyên trị như Nano thảo mộc, Lefen, Neretox,…
Đối với bệnh nhện đỏ tấn công lá hoa hồng, hút các chất dinh dưỡng của lá cây, chúng ta sử dụng vòi phun xịt nước áp lực cao hướng từ gốc lên trên để phun mặt dưới của lá hoa hồng hoặc sử dụng 10 ml dầu neem trộn đều với 10 ml nước rửa chén và khuấy đều (để nhũ hóa dầu) và pha trong 1 lít nước. Cho hỗn hợp vừa chuẩn bị vào bình xịt và lắc đều rồi phun (sử dụng hết trong vòng 6-8 giờ). Tiến hành phun 2-3 lần mỗi tuần lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh cháy lá.
Đối với những vườn hồng rộng lớn việc sử dụng vòi xịt nước áp lực cao không hiệu quả, tốn kém do đó lựa chọn ưu tiên chính là sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ ve nhện bám trên lá cây hoa hồng. Một số loại thuốc trừ sâu được sử dụng như Abamectin (Reasgant 1.8EC), Hexythiazox (Nissorun 5EC), Azadirachtin (Agiaza 4.5 EC), dầu hạt bông 40% + dầu đinh hương 20% + dầu tỏi 10% (GC – Mite 70DD), Milbemectin (Benknock 1EC), Rotenone (Limater 7.5EC), Emamectin benzoate (Map Winner 5WG), Propargite (Atamite 73EC)
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Bật mí cách trồng, chăm sóc cây hồng phát tài đem lại may mắn cho gia đình
+ Chăm sóc hoa Hồng Anh cho ngôi nhà rực rỡ sắc hoa
+ Hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng tỉ muội luôn xanh tốt cho hoa nở quanh năm
+ Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa hồng Leo Huntington Rose
+ Bạn đã biết cách chăm sóc hoa hồng xanh đúng cách
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.