Điều trị các bệnh phổ biến ở cá koi hay mắc phải
Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc cá koi ai cũng muốn đàn cá koi của mình khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh tật. Nhưng có thể do một vài yếu tố chủ quan, yếu tố môi trường, nguồn nước khiến cá koi bị nhiễm bệnh.
Bệnh nấm thuỷ mi (Bệnh trắng da) ở cá koi
Nguyên nhân: Do mật độ nuôi cá koi trong hồ nhiều, nguồn nước nuôi ô nhiễm không được thay thường xuyên tạo điều kiện cho các nấm hại phát triển. Bệnh phát triển mạnh nhất vào muầ xuân, cuối thu và mùa đông.
Dấu hiệu:
Cá koi mắc bệnh này phần trên xa xuất hiện những vùng trắng, xám, ở đó có những sợi nấm nhỏ, mề. Sau vài ngày mắc bệnh sợi nấm phát triển thành búi trắng như bông, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Nếu cá koi đang mang thai thì trứng cá bị bệnh có màu trắng đục, xung quanh có nhiều sợi nấm làm cho trứng bị ung.
Điều trị: Tách cá bị bệnh ra khỏi hồ nuôi tránh lây lan, dễ dàng điều trị.
Dùng muối ăn tắm cho động vật thuỷ sản ở nồng độ 2 – 3 % trong 15 – 30 phút. Sử dụng Chlorin hoà nước phun đều xuống ao với lượng 1ppm (1 gam/1m3 nước). Phun trong 2 ngày liên tục.
Bệnh đốm đỏ ở cá koi
Nguyên nhân: Bệnh đốm đỏ do vi khuẩn hình que có tên khoa học là Aeromonass Hydrophylla hoặc Pseudomnas gây ra.
Dấu hiệu bệnh đốm đỏ ở cá koi:
Cá koi bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt nước, màu sắc chuyển sang tốn sẫm, trên cơ thể xuất hiện những chấm xuất huyết đỏ, vẩy rụng thành mảng.
Nếu bị nặng không kịp thời phát hiện các gốc vây xuất huyết, các tia vây rách nát, cụt dần, các điểm xuất huyết viêm, tấy, loét, trong có nhiều mủ, máu và xung quanh có nấm ký sinh, mang cá tái nhợt hoặc xuất huyết, mắt lồi có xuất huyết. Nếu không được điều trị kịp thời cá sau khi mắc bệnh khoảng 1-2 tuần là chết.
Trị bệnh đốm đỏ ở cá koi
+ Tách ngay cá bị bệnh khỏi hồ luôn nhằm tránh lây lan bệnh sang cá koi khỏe mạnh.
+ Thay nước mới cho hồ nuôi cá, bón vôi vôi bột hoà nước, té đều khắp ao với liều lượng 2 kg/100m2/2 tuần để nâng độ pH trong môi trường nước
+ Đánh muối với tetraxilin, cứ 1 khối nước = 1 vỉ tetraxilin + 1kg muối . 12h thay 2-3 lần nước 1 lần. Thời gian đánh muối trong 3 ngày.
Nấm thân, nấm miệng ở cá koi
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Chondrococcus gây ra
Dấu hiệu: Nấm phát triển ở vùng thân, miệng gây ra những vết sùi làm mất tính thẩm mỹ ở cá koi
Điều trị: Trị bệnh nấm thân người nuôi tách cá bị bệnh ra khỏi hồ nuôi. Sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị để trị nấm ở cá koi.
Bệnh trùng loa kèn ở cá koi
Nguyên nhân: Do loại trùng có tên khoa học là Epistylis hoặc Zoothamnium có dạng hình loa kèn gây ra.
Dấu hiệu: Trùng loa kèn thường bám trên khu vực da, vây và mang của cá koi, chúng bám thàn búi trắng nên dễ nhầm với bệnh nấm thủy mi.
Điều trị: Dùng muối ăn tắm cho động vật thuỷ sản ở nồng độ 2 – 3 % trong 15 – 30 phút. Sử dụng Chlorin hoà nước phun đều xuống ao với lượng 1ppm (1 gam/1m3 nước). Phun trong 2 ngày liên tục.
Bệnh trùng quả dưa ở cá koi
Nguyên nhân: Do loại trùng có tên khoa học là Ichthyophthirius, có dạng hình quả dưa gây nên.
Dấu hiệu: Khu vực da, vây và mang ở cá koi có nhiều trùng bám thành hạt lấm tấm, nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng). Cá koi bơi lờ đờ quanh ao, có hiện tượng đầu ngoi lên mặt nước, đuôi xuông xuống dưới đáy hồ nuôi.
Điều trị: Bệnh trùng quả dưa rất khó chữa trị vì chúng có giai đoạn bào nang, phải lượng thuốc rất lớn mới trị được bệnh.
Bệnh trùng bánh xe ở cá koi
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Trichodina, Trichodinella, Tripartiella gây ra.
Dấu hiệu: Khi mắc bệnh trên thân cá koi có nhiều nhớt hơi trắng đục, da chuyển sang màu xám, cá ngứa ngáy, khó chịu, thường nổi từng đám trên tầng mặt, bơi lờ đờ. Những con bị bệnh nặng bơi không định hướng, lật bụng, chìm xuống đáy ao và chết.
Điều trị: Sử dụng phèn xanh (CuSO4) để trị bệnh trùng bánh xe.
+ Tắm cho cá ở nồng độ 2 – 5 ppm (2 – 5 gr thuốc/m3 nước) trong thời gian 5 – 15 phút. Hoà thuốc tan trong nước phun xuống ao với nồng độ 0,5 – 0,7 ppm.
Bệnh trùng mỏ neo ở cá koi
Nguyên nhân: Do loại trùng có hình dạng giống chiếc mỏ neo của tàu thuyền có tên khoa học Lernea gây nên.
Dấu hiệu: Cá bị viêm viêm loét da, vây, mang, xoang miệng của cá… từ vết loét tạo điều kiện cho ký sinh trùng khác, nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Cá ngứa ngáy, khó chịu, kém ăn, da mất sắc mầu bình thường, bơi lờ đờ, phản ứng kém gầy yếu, có nhiều trùng ký sinh bị bệnh nặng, dẫn đến chết.
Điều trị: Dùng lá xoan băm nhỏ hoặc bó thành từng bó nhỏ từ dìm xuống hồ nuôi. Bổ sung thức ăn hợp lý và nhiều dinh dưỡng.
Cách 2: Sử dụng dimilin 1g/1m3, đánh 2 liều cách nhau 3 ngày, thay 20% nước khi đánh. Cá nhiễm trùng mỏ neo bắt riêng dùng nhíp gắp trùng ra, thoa tetra Nhật hoặc thuốc tím vào vết thương để sát trùng cho cá koi.
Bệnh nấm mang ở cá koi
Nguyên nhân: Do nấm hại gây nên
Dấu hiệu: Cá thở bất thường do bị thiếu oxy nên đập mang mạnh, mang cá có màu trắng loang lổ.
Điều trị: Đánh Cloramin 7,5g/1m3 nước
Bệnh rận cá ở cá koi
Nguyên nhân: Do loại trùng có tên khoa học là Argulus gây ra.
Dấu hiệu: Phần da, thân, vây, xoang miệng và mang bị rận ký sinh. Những con rận này sẽ hút máu, tiết chất độc, làm cá bị tổn thương, sưng đỏ…tạo điều kiện cho các ký sinh trùng khác, vi khuẩn, nấm xâm nhập gây bệnh. Cá koi ngứa ngáy, khó chịu, bơi nhảy lung tung.
Điều trị: Dùng lá xoan băm nhỏ hoặc bó thành từng bó nhỏ từ dìm xuống hồ nuôi. Bổ sung thức ăn hợp lý và nhiều dinh dưỡng. Sử dụng dimilin 1g/1m3, đánh 2 liều cách nhau 3 ngày, thay 20% nước khi đánh. Cá nhiễm rận cá bắt riêng dùng nhíp gắp trùng ra, thoa tetra Nhật hoặc thuốc tím vào vết thương để sát trùng cho cá koi.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Chăm sóc cá koi vào mùa mưa cần nhớ điều gì?
- Chăm sóc cá koi vào mùa đông những điều cần nhớ
- Chăm sóc cá koi mùa hè: Những điều lưu ý
- Hướng dẫn quy trình chăm sóc cá koi sinh sản đạt tỷ lệ cao
- Nuôi và chăm sóc cá koi: Những điều cần lưu ý
- Chuyên gia bật mí cách chăm sóc cá koi khỏe mạnh, lên màu đẹp
- Hướng dẫn cách chăm sóc cá koi bướm chuẩn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.