Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Khi dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi chim yến khá nhiều người nuôi chưa biết cách dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến như thế nào, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Khi nuôi chim yến bên cạnh việc lắp đặt hệ thống âm thanh, lựa chọn ván gỗ, lắp đặt hệ thống bảo vệ chim yến khỏi rắn, tắc kè, chuột, thằn lằn, xây dựng nhà nuôi chim yến đúng kỹ thuật thì việc dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến đóng vai trò rất quan trọng.
Nhà nuôi chim yến với đặc điểm có độ ẩm cao, ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào bên trong yếu cộng với nước tiểu, nội tạng côn trùng, phân chim, lông vũ, các vật chất hữu cơ đang trong quá trình phân hủy, thức ăn thừa tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn, virus, các loài thiên dịch hại thuật lợi phát triển hoặc mang mầm bệnh hại từ bên ngoài vào bên trong nhà nuôi chim yến ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến, khả năng dẫn dụ chim yến về sinh sống.
Khi nào nên vệ sinh nhà nuôi chim yến
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi chim yến mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi chim yến, khu vực xung quanh chim yến được trong lành hơn, hạn chế các mầm bệnh gây nguy hiểm cho đàn yến, chất lượng tổ yến. Thời gian dọn dẹp vệ sinh chỉ diễn ra trong khoảng 1-2 tiếng, định kỳ khoảng 45-60 ngày nên dọn dẹp một lần. Khi tiến hành dọn dẹp nên thực hiện cả bên trong nhà nuôi yến lẫn bên ngoài nhà nuôi yến để đạt hiệu quả cao nhất.
Thời gian dọn dẹp vệ sinh phù hợp nhất là vào ban ngày từ 9h sáng đến 15h chiều, khi chim yến đi kiếm ăn sẽ giúp người nuôi dễ dàng dọn dẹp, không làm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, làm tổ của chim yến.
Dọn dẹp bên ngoài nhà nuôi yến
Dọn dẹp vệ sinh bên ngoài nhà nuôi yến có tác dụng làm sạch môi trường, hạn chế các loài động vật gây hại cho chim yến có chỗ trú ẩn như: chuột, rắn, tắc kè, thằn lằn,... nhằm đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho chim yến từ đó tăng khả năng nhân đàn, chất lượng tổ yến được tốt, chim yến đến sinh sống nhiều.
+ Sử dụng vôi bột rải xung quanh nhà nuôi chim yến trong bán kính
+ Tiến hành dọn dẹp vệ sinh, phát quang bụi rậm hay các cây cối xung quanh nhà nuôi chim yến
+ Loại bỏ các loài kiến, gián, mối, mọt, có thể sử dụng thuốc solfac để loại bỏ những loài côn trùng này đang ẩn nấp quang nhà nuôi yến. Mỗi lít nước sạch pha với 4g solfac phun trong 3 ngày liên tục
+ Dùng 100g thuốc sát trùng Virkon-S pha với 10 lít nước phun lên tường, xung quanh nhà yếu trong bán kính 2m đều đặn hàng tuần.
Vệ sinh bên trong nhà nuôi chim yến
Phân chim yến:
Những nhà nuôi yến khi mới xây dựng để thu hút chim yến đến tham quan, lựa chọn làm nơi trú ngụ sinh sống lâu dài người nuôi thường sử dụng phân chim yến để tạo mùi cho nhà nuôi yến. Nhưng phân chim yến lại tồn tại nhiều vi khuẩn, vi trùng lưu trú có thể mang mầm bệnh lây truyền từ nhà nuôi yến này sang nhà nuôi yến khác do đó cần lựa chọn phù hợp, đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, đối với những nhà nuôi yến lâu ngày không được dọn dẹp phân chim thường xuyên, lâu dần theo thời gian lượng phân tích tụ lại, không được thu dọn sạch sẽ tạo ra quá nhiều khí amoniac khiến không khí bên trong nhà yến trở nên ngột ngạt, chim yến con có thể bị chết do hít phải khí độc, trứng của chim yến đang ấp có thể bị thối hỏng từ đó ảnh hưởng đến khả năng nhân đàn, chim yến dần bỏ đi nơi khác sinh sống gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi rất nhiều. Ngoài ra, sự ẩm ướt của nhà nuôi yến không được dọn dẹp thường xuyên tạo điều kiện cho các côn trùng gây hại, vi khuẩn phát triển lây bệnh cho chim trưởng thành, người chăm sóc chim yến, ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến.
Do đó, sau khoảng 45-60 ngày cần tiến hành dọn dẹp vệ sinh, quét dọn phân chim yến một lần, đem phân chim yến đi chôn lấp hoặc sử dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. Đồng thời sử dụng phun men vi sinh để phân hủy hết các chết bẩn, làm sạch không khí bên trong nhà nuôi yến tạo môi trường sống sạch cho chim yến, không làm ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến.
Vệ sinh phòng kỹ thuật
Phòng kỹ thuật là khu vực chứa nhiều trang thiết bị khi nuôi yến. Cần tiến hành quét dọn, sắp xếp các thiết bị kỹ thuật gọn gàng để tránh các loài động vật gây hại cho chim yến như chuột, rắn, tắc kè, thằn lằn trú ngụ, gây hại cho đàn chim yến.
Đồng thời, kiểm tra các thiết bị, kỹ thuật có đang hoạt động tốt hay không, nếu thiết bị máy móc nào đang bị hỏng hóc cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế mới.
Trước khi vào nhà yến người nuôi cần tắm rửa sạch sẽ, rửa tay cẩn thận, mặc áo bảo hộ đã được khử trùng, đeo khẩu trang, đi giày ủng để hạn chế mang mầm bệnh từ bên ngoài vào nhà yến
Sau khi ra khỏi nhà nuôi chim yến cần thay đồ bảo hộ lao động, giặt sạch sẽ, phơi khô dưới nắng mặt trời, tắm rửa sạch để loại bỏ các vi khuẩn có thể bám vào cơ thể.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Vì sao chim yến không vào nhà nuôi yến, cách khắc phục hiệu quả nhất
Lựa chọn vị trí xây nhà nuôi yến: những yếu tố quan trọng cần nhớ
Bật mí cách tạo mùi nhà yến thu hút chim yến đến sinh sống làm tổ
Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
- Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
- Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
- Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
- Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
- Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
- Có nên lắp tổ giả trong nhà nuôi chim yến?
- Điều cần nhớ khi chọn ván gỗ làm tổ cho nhà nuôi chim yến
- Vì sao chim yến không vào nhà nuôi yến, cách khắc phục hiệu quả nhất
- Bật mí cách tạo mùi nhà yến thu hút chim yến đến sinh sống làm tổ
- Hướng dẫn cách làm thức ăn nuôi chim yến chuẩn
- Chim yến: đặc điểm, quá trình làm tổ chim yến
- Phương pháp ghép cặp cho chim yến hót sinh sản
- Những điều cần biết khi chăm sóc chim yến hót
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.