Trồng hoa cẩm tú cầu cần tránh những sai lầm này
Trồng hoa cẩm tú cầu cần tránh những sai lầm này
Cẩm tú cầu là loài hoa sở hữu vẻ đẹp độc đáo, màu sắc nổi bật, dễ chăm sóc. Nhưng quá trình chăm sóc hoa cẩm tú cầu cần tránh phạm phải những sai lầm dưới đây.
Cẩm tú cầu là loài hoa mang vẻ đẹp duyên dáng, nữ tính sở hữu nhiều màu sắc nổi bật như tím, xanh, trắng, hồng, đỏ, hồng nhạt. Loài hoa này có xuất xứ từ Nhật Bản nhưng được trồng nhiều ở Đà Lạt và nhân rộng ra nhiều vùng tại nước ta. Chúng là cây hoa thân mộc, hoa vô tính có cánh mỏng manh, chen chúc kề sát cạnh nhau tạo thành từng chùm tròn. Màu sắc của hoa phụ thuộc vào độ pH của đất trồng, chúng biến đổi thành nhiều màu khác nhau tạo nên vẻ đẹp độc đáo mà nhiều loài hoa khác không sánh bằng.
Lá hoa cẩm tú cầu mọc đối theo từng đốt trên thân, mép lá hình răng cưa đôi khi xẻ thùy. Cụm hoa cẩm tú cầu có hình cầu tròn hoặc cụm hình cái ô mang nhiều hoa. Bên cạnh đó, tất cả các bộ phận của cây đều có chứa độc tố có thể gây ngộ độc cơ thể nếu ăn phải nên cần cẩn trọng nhất là nhà có trẻ nhỏ, nuôi chó mèo.
Chính đặc tính thay đổi màu hoa này như là dự cảm không lành về sự thay đổi trong tình yêu, sự thay đổi trong các mối quan hệ. Chính những quan niệm này, đã khiến loài hoa cẩm tú cầu được nhìn với ánh mắt không thiện cảm.
Hoa cẩm tú cầu không chỉ là loài hoa của sự lạnh lùng, đổi thay mà theo các truyền thuyết từ ngày xưa hoa cẩm tú cầu còn tượng trưng cho lời xin lỗi chân thành và sâu kín nhất.
Do cẩm tú cầu nở thành từng cụm, chen chúc nhau tạo thành một cầu hoa đẹp rực rỡ sắc màu nổi bật tượng trưng cho cho lòng biết ơn cân thành. Chính sự đối nghịch ấy trong việc tìm hiểu ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu cầu mà những tranh cãi về thông điệp của loại hoa này đến ngày nay vẫn còn rất mơ hồ.
Hoa cẩm tú cầu có thể trồng bằng hạt hoặc nhánh cành nhưng hiện nay đa số người trồng đều chọn trồng cẩm tú cầu bằng nhánh bởi tiện lợi, thời gian có hoa nở nhanh hơn bằng hạt,dễ dàng chăm sóc, cây phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu cần tránh phạm phải những sai lầm dưới đây:
Những sai lầm cần tránh khi trồng hoa cẩm tú cầu
Tưới quá nhiều nước cho hoa cẩm tú cầu
Tưới quá nhiều nước cho hoa cẩm tú cầu sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây, tạo điều kiện thuận lợi cho các nấm bệnh trong đất trồng phát triển, cây nhanh úng và hoa cũng nhanh tàn. Khi trồng hoa cẩm tú cầu chỉ nên tưới khi bề mặt đất dưới gốc bị khô, vào những ngày mưa nhiều, đất ẩm không cần tưới nước. Nên tưới nước vào sáng sớm và chiều muộn để hoa cẩm tú cầu không bị héo rũ trong những ngày nắng nóng.
Không trồng hoa cẩm tú cầu trong đất thoát nước tốt
Khi lựa chọn đất trồng hoa cẩm tú cầu nhiều người nghĩ rằng chúng có thể sinh trưởng phát triển tốt ở bất kỳ loại đất nào cũng được, nhưng đó là một trong những sai lầm khá nhiều người mắc phải khi trồng hoa cẩm tú cầu. Hoa cẩm tú cầu phải được trồng tại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt khi gặp trời mưa nhiều. Có thể chọn mua đất trồng hoa cẩm tú cầu tại các cửa hàng bán cây cảnh hoặc tự tay làm đất trồng. Hãy tiến hành trộn đất phù sa với phân trùn quế, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ, phân gà. Có thể thêm thạch cao, đất sét vào những chậu trồng hoa cẩm tú cầu để hỗ trợ thoát nước và giữ nước bằng rêu than bùn hoặc cát. Trước khi tiến hành tròng nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15-20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh, ấm bệnh, trứng sâu bệnh có thể gây hại cho cây sau này.
Cắt tỉa cành cẩm tú cầu vào mùa xuân, đầu hè
Cắt tỉa cành lá giúp cây phát triển tốt, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại. Việc cắt cành còn giúp cây dưỡng sức, tập trung phát triển bộ rễ khỏe mạnh, vượt qua thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, cắt cành còn giúp kích thích mầm mới phát triển. Nhưng không phải thời điểm nào cũng có thể tiến hành cắt cành. Tại Việt Nam, hoa cẩm tú cầu sẽ phát triển theo đặc tính mùa xuân kết vụ, đầu mùa hè bắt đầu hoa nở rộ rồi tàn, mùa thu đông phát triển cành lá, mùa chỉ nên tiến hành cắt tỉa cành.
Trồng hoa cẩm tú cầu ở nơi quá nhiều nắng
Khi chọn vị trí trồng hoa tú cầu nhiều người thường chọn nơi có nhiều ánh nắng để cây có thể quang hợp ánh sáng từ mặt trời, màu sắc của hoa cũng được rực rỡ hơn. Nhưng hoa cẩm tú cầu là loài hoa không chịu được nắng ngắt, nhiệt độ cao nhanh bị héo rũ nhất là các khu vực có nhiệt độ cao. Hoa cẩm tú cầu thích hợp với ánh nắng buổi sáng và bóng râm buổi chiều, hoa cẩm tú cầu càng cần nhiều bóng râm. Do đó, khi chọn vị trí trồng hoa cẩm tú cầu hay đặt chậu trồng hoa cẩm tú cầu nên chọn vị trí đủ nắng sáng hoặc nắng chiều, tránh để nơi có nhiều ánh nắng sẽ khiến cây bị cháy và giảm bớt việc nở hoa, nhưng vẫn đảm bảo cây hấp thụ đủ ánh sáng.
Bón quá nhiều chất dinh dưỡng cho hoa cẩm tú cầu
Trong quá trình chăm sóc hoa cẩm tú cầu nhiều người cho rằng cung cấp càng nhiều chất dinh dưỡng cho cây thì cây càng phát triển khỏe mạnh, chống chọi được với các loại bệnh, nấm, côn trùng gây hại, hoa nở sẽ to đẹp hơn. Nhưng nếu bón quá nhiều chất dinh dưỡng cho cây khiến cây bị thừa chất dinh dưỡng, đất sẽ bị chứa quá nhiều nitơ khiến làm chậm quá trình ra hoa của cẩm tú cầu.
Theo các chuyên gia về hoa cho biết chỉ nên tiến hành bón phân tùy theo kích thước của cây bón từ 1-2 lần/năm vào cuối đông đầu mùa xuân để cây hấp thụ chất dinh dưỡng cho thân khỏe, hoa ra nhiều, màu sắc rực rỡ.
Khi cây mới bắt đầu trồng tuần sau khi trồng mới bón phân (dùng cẩn thận theo hướng dẫn sử dụng) sau đó bón phân tan chậm với thành phần10-10-10.
Lưu ý: Cẩm tú cầu nên được bón phân vi sinh định kỳ 20 ngày/lần. Sau khi cắt tỉa cành, lá già nên bón thêm phân đạm, phân NPK, phân hữu cơ.
Chăm sóc sau cắt tỉa 1 tuần phun một lần cho cây mau ra rễ, mập chồi, rễ đâm mạnh. Sử dụng phân bón lá Đầu trâu giúp kích cây ra nhiều rễ và lá.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Rouge Royale rose
+ Cẩm tú cầu: Hướng dẫn cách chăm sóc, cắt tỉa cành, sắc hoa theo ý muốn
+ Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
+ Cây cảnh bị thối rễ nguyên nhân do dâu, xử lý cây bị thối rễ, phòng ngừa
+ Những nguyên nhân nào khiến cây cảnh bị xoắn lá?
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa lan mặt khỉ
- Các bước chăm sóc hoa lan sau khi chơi Tết đúng chuẩn
- Hướng dẫn chăm sóc hoa hồng William Shakespeare
- Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan Đuôi Chồn hoa nở nhiều
- Bí quyết trồng và chăm sóc hoa Lan Phi Điệp
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng vào mùa đông để cây phát triển tốt, nở hoa rực rỡ
- Chăm sóc hoa hồng vào mùa hè: những điều cần lưu ý
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Rouge Royale rose
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Midnight Blue
- Chăm sóc hoa hồng Lavender Crystal
- Chăm sóc hoa ly nở đúng dịp Tết âm lịch hãy làm theo các bước sau
- Chăm sóc hoa Hồng Anh cho ngôi nhà rực rỡ sắc hoa
- Cách chăm sóc hoa triệu chuông nở rực rỡ quanh năm
- Kỹ thuật chăm sóc hoa Thu hải đường cho sắc màu rực rỡ, cuốn hút
- Cách chăm sóc hoa Hương Tuyết cầu cho ban công chung cư đẹp ngỡ ngàng
- Chăm sóc hoa dạ yến thảo cho ban công nhà bạn mãi luôn tràn ngập sắc hoa
- Mách bạn cách trồng và chăm sóc hoa cúc xanh
- Bạn đã biết cách chăm sóc hoa hồng xanh đúng cách
- Hướng dẫn các bạn cách chăm sóc hoa lay ơn cho nhiều nụ
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.