Những nguyên nhân nào khiến cây cảnh bị xoắn lá?

7/6/2018 10:02:17 AM
Bệnh xoắn lá thường xuất hiện ở những cây trồng như cà chua, dưa leo, bầu bí. Nếu không kịp thời phát hiện và phòng bệnh các cây của bạn sẽ giảm năng xuất, chất lượng cây trồng, chậm phát triển. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh xoắn lá, nguyên nhân, cách phòng trừ cho cây cảnh.

 

Bệnh xoắn lá thường xuất hiện ở những cây trồng như cà chua, dưa leo, bầu bí. Nếu không kịp thời phát hiện và phòng bệnh các cây của bạn sẽ giảm năng xuất, chất lượng cây trồng, chậm phát triển. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh xoắn lá, nguyên nhân, cách phòng trừ cho cây cảnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh xoắn lá:

Phần ngọn non của bị xoăn lại, lá bị mất màu, lốm đốm vàng, bệnh nặng sẽ làm cho đọt cây bị sượng, cây bị chùn lại, khả năng cho trái rất ít, trái thường dị dạng và có vị đắng. Nếu như ở các cây trồng như cà chua thì ở giai đoạn đầu cây còi cọc, chậm lớn thậm chí không ra trái.

Nguyên nhân nào khiến cây bị xoắn lá:

Thừa nước

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên xoắn lá bởi khi thừa nước đất sẽ không thoáng khí và đó là môi trường thuận lợi cho các loại nấm hại phát triển. Sau một vài tháng, rễ bắt đầu thối đen và mục nát. Khi đó rễ không còn khả năng cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây khiến lá xuất hiện tượng đốm vàng, lá xoăn lại

Quên tưới nước:

Một số loại cây cảnh thường chậu khá nhỏ nhanh chóng bị khô nhất là mùa hè. Khi không cung cấp đủ nước rễ sẽ bị teo đi và lá rụng để cây tránh bị mất nước.

Ánh sáng mặt trời:

Để cây phát tiển tốt nhất là bạn nên đặt cây gần cửa sổ, ban công, hướng nam của ngôi nhà bởi đây là nơi chúng sẽ nhận được nhiều ánh nắng mặt trời nhất. Một số cây do không hấp thụ đủ ánh nắng mặt trời lá bị xoăn lại, các ngọn chậm phát triển.

Nguyên nhân: mất nước.

Khắc phục: có thể ngâm vào chậu nước như hình dưới. Lấy kéo tỉa bớt lá già để giảm thoát nước. Nếu là cây không thể vặt trụi lá như tùng/thông thì chỉ có cách trồng vào cát ẩm, để chỗ mát và chờ đợi.

Thiếu/thừa phân bón:

Để biết cây thiếu/thừa chất dinh dưỡng bạn chỉ cần qua sát sự biến đổi bên ngoài của lá. Nếu thấy một số triệu chứng thể hiện ở lá già, nói lên các nguyên tố thiếu trong cây có thể di động, như N, P, K, Mg, Zn… Nếu triệu chứng thể hiện ở mô phân sinh nói lên các nguyên tố đó không thể di động, sẽ không tận dụng lại được, như các chất Ca, Fe, B. Khi thiếu N, cả cây thể hiện màu xanh lục sẫm, cuống lá tím, phát triển chậm, lá già không có đốm nhưng gân lá có màu vàng, lá dễ rụng.

Bọ trĩ hút nhựa trên lá, cành non

Bọ trĩ kích thước khá chỉ khoảng 1 mm nên khó nhìn bằng mắt thường nên chỉ biết hoa hồng bị bọ trĩ  khi xem những biểu hiện trên lá hoa, nụ hoa và thân cây cảnh khi thấy lá xoăn lại, nụ héo, đọt đen, cây không phát triển, sức sống cây kém

Cách phòng trừ cây xoắn lá:

Nên tưới nước cho cây khi thấy đất khô. Nếu như sau một thời gian cây không phát triển nên thay thế bằng loại đất trồng khác.

Nên tưới đầy đủ nước cho cây trồng hàng ngày dù bạn có bận rộn đến mấy.

Nên xoay cây  180 độ mỗi một tuần để cây nhận được ánh sáng đủ các mặt.

Chú ý xử lý đất kỹ trước khi trồng cây. Mật độ cây trồng không nên quá dày, cắt tỉa cuốn lá bệnh đem tiêu hủy.

Dùng thuốc diệt bọ trĩ như: Ascend 20SP, Confidor, thảo mộc trị sâu rầy ngoài ra cung cấp đầy đủ nước, đạm cho cây.

Tránh bón nhiều phân đạm, cần tăng cường các loại phân vi lượng như sử dụng phân bón lá Poly Feed 19-19-19 để tăng khả năng chống chịu của cây.

Giai đoạn 20 ngày đầu khi cây con mọc thì cần phải chú ý kiểm tra và chăm sóc kỹ vì đây là giai đoạn quyết định tỷ lệ cây bị bệnh.

Nếu mật độ bệnh nặng thì cần luân phiên phun một trong số các loại thuốc phun kỹ ở phần đọt và lá non như: Dầu khoáng SK Enspray 99EC, Thuốc sinh học Comda Gold 5WG

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Caytrong)

Các tin khác