Trào ngược dạ dày dễ tái phát trời lạnh vì sao?
Khi thời tiết giá lạnh nhiều người gặp tình trạng trào ngược dạ dày gây ảnh hưởng sức khỏe. Vậy nguyên nhân nào khiến bệnh trào ngược dạ dày tái phát khi trời lạnh?
Trào ngược dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Người bị trào ngược dạ dày thường gặp phải tình trạng ợ nóng, chướng hơi, khó tiêu, ruột gan cồn cào do co thắt thực quản dưới, gây suy yếu hoặc tổn thương bên trong.
Biểu hiện của trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là bệnh lý gây ra tình trạng khó chịu cho người bệnh, gây ra các triệu chứng như:
Ợ nóng
Là cảm giác gây ra do trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. Niêm mạc thực quản bị kích thích bởi HCI hoặc dịch mật trong dịch dạ dày làm cho chúng ta có cảm giác nóng rát lan từ thượng vị lên dọc sau xương ức, có khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai. Trường hợp điển hình, chứng ợ nóng xuất hiện sau bữa ăn và theo tư thế cúi gập người về trước, hoặc những cơn ho ban đêm do tư thế nằm. Các triệu chứng trên tăng khi uống rượu, uống nước chua.
Trớ
Trớ là sự ngược dịch đọng trong thực quản, ngay trên phần bị nghẽn tắc. Trớ thường xảy ra do thay đổi tư thế hay 1 sự gắng sức. Dịch trớ thường không mùi vị, không chua và có thể lẫn thức ăn chưa tiêu hóa.
Nuốt khó
Nuốt khó là cảm giác dừng đứng của thức ăn hay thức uống trong thực quản ngay sau khi nuốt. Cần phân biệt với nuốt khó do nguyên nhân hầu miệng là thức ăn không đến được vùng hạ họng mà trào ngược lên mũi hoặc bị lạc vào khí quản thường có kèm theo sặc. Trước bệnh nhân bị nuốt nghẹn, dù rất nhẹ hay thoáng qua, cũng phải cảnh giác một ung thư thực quản và phải làm một số thăm dò như X quang hoặc nội soi thực quản để xác minh hoặc loại trừ nguyên nhân này.
Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày còn gây ra một số triệu chứng khác như đau ngực, cảm giác cục nghẹn, ứa nước bọt trong họng, ho mạn tính, hen suyễn, khàn giọng, viêm xoang, viêm hầu họng, đắng miệng và đau họng, hôi miệng, nấc cụt, ói…
Khi bị trào ngược dạ dày sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu tình trạng kéo dài không kiểm soát, không điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi, chế độ ăn uống, không được thăm khám, điều trị đúng cách có thể dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm như: loét dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư thực quản.
Vì sao trào ngược dạ dày dễ tái phát vào mùa lạnh?
Bệnh trào ngược dạ dày có thể tái phát quanh năm nhưng khi thời tiết lạnh số người bị tái phát trào ngược dạ dày có xu hướng tăng hơn so với mùa còn lại trong năm. Theo các chuyên gia tiêu hóa cho biết, vào những ngày thời tiết lạnh, cơ thể của chúng ta tăng tiết histamin khiến dạ dày tăng tiết axit hơn so với ngày thường từ đó khiến trào ngược dạ dày tái phát gây ảnh hưởng sức khỏe.
Ngoài ra, nhiệt độ ngoài trời xuống thấp nên một số người thay đổi thói quen trong sinh hoạt như: ăn nhiều đồ cay nóng để giữ ấm cơ thể, uống rượu bia, ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán ngập dầu.
Do vậy những ngày lạnh để tránh bị tình trạng trào ngược dạ dày tái phát chúng ta nên thay đổi thói quen ăn uống, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, không ăn quá no, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất kiềm giúp trung hòa axit (bánh mì, bột yến mạch) hoặc đạm dễ tiêu trong thực đơn hàng ngày. Hạn chế đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhiều chất béo, gia vị, đồ ăn chứa nhiều axit (chanh, dứa…), đồ ăn chế biến từ sữa bởi chúng có tính kích thích co thắt dưới thực quản. Sữa chua vốn rất giàu lợi khuẩn nên giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Do đó, những người bị trào ngược dạ dày nên ăn 1 cốc sữa chua mỗi ngày để cải thiện tình trạng tiêu hóa tốt hơn. Trong giai đoạn đang mắc chứng trào ngược dạ dày, nên chủ động ăn nhiều rau xanh để thu về nguồn chất xơ dồi dào và giúp giảm bớt tình trạng bệnh trong cơ thể.
Không hút thuốc lá, uống rượu bia, các chất kích thích và các đồ uống có gas. Sau khi ăn không nên nằm ngay hoặc làm việc, vận động, hãy duy trì cân nặng hợp lý, thư giãn hợp lý, tránh tình trạng căng thẳng, stres kéo dài.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những điều thú vị về dạ dày: Kho chứa khổng lồ với loại axit thần thánh
Top các món ăn gây đau dạ dày ngày Tết
Viêm dạ dày cấp nên ăn, kiêng gì để nhanh chóng hồi phục
Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn loại bánh mì gì?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Giải pháp ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản ngày Tết
- Bí quyết cực hay giúp giảm trào ngược dạ dày khi tập thể dục
- Hãy bổ sung 9 loại thực phẩm cho người bị trào ngược dạ dày
- Nguyên tắc quan trọng khi ăn uống người bị trào ngược dạ dày nên ghi nhớ
- Mật ong, nghệ có thực sự điều trị trào ngược dạ dày thực quản?
- Những thực phẩm chống trào ngược dạ dày cực hiệu quả
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.