Giải pháp ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản ngày Tết
Trào ngược thực quản là căn bệnh khá phổ biến và có xu hướng gia tăng tại Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến, xuân về. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.
Các biểu hiện đặc trưng
Ợ nóng là triệu chứng chính của trào ngược thực quản, người bệnh có cảm giác nóng rát khó chịu lan từ thượng vị lên phía sau xương ức, có thể lan ra cổ họng. Cảm giác này ngày càng khó chịu hơn khi nằm hoặc cúi xuống ngay sau khi ăn kèm theo ợ chua và ợ thức ăn. Đó là lúc dịch dạ dày lên cao hết chiều dài thực quản kèm vị chua trong miệng.
Nuốt khó, nuốt đau: Cảm giác thức ăn bị kẹt ở thực quản hay có đờm ở cổ, nguyên nhân do acid dạ dày trào ngược lên nhiều và mạnh gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản.
Khàn giọng, đau họng, ho đêm: Khàn giọng ở bệnh nhân bị trào ngược thực quản thường xảy ra vào sáng sớm, có thể hết vào trưa, chiều. Tuy nhiên triệu chứng này dễ khiến chẩn đoán nhầm với bệnh viêm họng.
Đau và tức vùng ngực: Người bệnh có cảm giác bị đè ép, thắt ở vùng sau xương ức lan ra lưng, cổ, hàm hoặc cánh tay, kéo dài vài phút đến hàng giờ. Triệu chứng này thường xuất hiện sau ăn, khi bị stress các cơn đau tức còn nặng hơn. Các biểu hiện sẽ giảm và tự hết khi dùng thuốc giảm tiết hoặc trung hòa acid.
Trào ngược dạ dày xảy ra khi “thùng đầy nắp yếu”: Là tình trạng trào ngược các chất (acid dịch vị, thức ăn…) từ dạ dày lên thực quản. Người bị bệnh thường thường bị đầy acid, tốc độ tháo rỗng chậm dẫn đến trạng thái đầy ứ dẫn đến xu hướng đẩy mọi thứ lên trên, bao gồm cả thức ăn đang tiêu hóa dở và acid dịch vị.
Trong ngày Tết do chúng ta uống rượu bia, ăn các chất béo khó tiêu như bánh chưng, giò, chả, thịt gà, nem rán… Việc liên tục nạp những đồ ăn “khó tiêu” vào cơ thể trong thời gian ngắn, khiến dạ dày phải hoạt động liên tục, tiết ra nhiều acid hơn để tiêu hóa thức ăn dẫn đến bị đầy. Điều này lý giải vì sao trong mỗi dịp Tết, trào ngược dạ dày thường xảy ra nhiều hơn những giai đoạn khác trong năm.
Để một mùa xuân mới an lành, nói không với trào ngược thực quản người dân cần duy trì chế độ ăn uống khoa học.
- Chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no, không ăn tối muộn
- Áp dụng chế độ ăn hợp lý, nhiều trái cây, rau củ, hạn chế các sản phẩm từ sữa
- Giảm sử dụng thực phẩm giàu chất béo; thực phẩm chua cay
- Không nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn
- Giữ cân nặng hợp lý; giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì
- Không hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích
- Kê đầu giường cao 15cm so với chân giường.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Ngoài tuân thủ các yếu tố trên, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần chọn các bài tập nhẹ nhàng, tránh cường độ cao. Một số bài tập làm giảm lưu lượng máu đến khu vực tiêu hóa có thể dẫn đến tình trạng dạ dày điều tiết, sản sinh ra nhiều acid gây kích ứng và viêm niêm mạc dạ dày gây ảnh hưởng đến các vị trí khác của cơ thể, làm tăng áp lực lên dạ dày và ngực gây ra triệu chứng trào ngược không nên tập.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.