Những điều thú vị về dạ dày: Kho chứa khổng lồ với loại axit thần thánh
Dạ dày là bộ phận có dung tích lớn nhất trong ống tiêu hoá. Nó giống như một chiếc bao lớn có hai đầu thắt, ống hướng lên trên là thực quản, ống hướng xuống dưới là ruột non. Thức ăn chúng ta ăn vào được tạm thời tích trữ tại dạ dày đợi cơ thể tiêu hoá, hấp thụ. Nhưng, bạn biết không chiếc bao lớn này không chỉ biết lặng lẽ chờ thức ăn đến mà nó còn vận động nữa.
Khi chúng ta nhai và nuốt thức ăn, các cơ quan cảm nhận ở yết hầu, thực quản đều nhận được kích thích. Ngay lập tức chúng truyền thông điệp đến thần kinh mê lộ, thông báo cho dạ dày: Chú ý, có thức ăn chuyển vào. Sau khi nhận được tín hiệu, dạ dày lập tức phình to ra. Cùng với lượng thức ăn chúng ta ăn vào, dung tích của dạ dày từ 50 ml ban đầu tăng lên 1.500ml sau khi ăn xong. Chiếc bao nhỏ trở thành chiếc bao lớn để tiếp nhận lượng thức ăn lớn. Thức ăn sau khi vào trong dạ dày cũng không hoàn toàn bị động chờ ở đó. Bởi vì, dạ dày không chỉ là chiếc kho dự trữ thức ăn, nó còn có thể co bóp. Sự co bóp này bắt đầu từ phần giữa dạ dày và đẩy dần xuống phía dưới- cửa nối với ruột non. Mỗi phút nó co bóp ba lần. Thức ăn được dạ dày làm nhỏ vụn ra và hoà trộn hoàn toàn với dịch dạ dày, có ích cho việc phát huy vai trò tiêu hoá của dịch dạ dày.
Dạ dày không chỉ tích trữ thức ăn mà nó còn phụ trách việc đưa thức ăn vào ruột non. Công việc này được hoàn thành thông qua sự co bóp của dạ dày. Với các loại thức ăn khác nhau, thời gian dạ dày cần để đẩy thức ăn cũng khác nhau. Những thức ăn thể lỏng thời gian đẩy khỏi dạ dày nhanh hơn so với thức ăn ở thề rắn, thức ăn nhỏ vụn đẩy nhanh hơn so với thức ăn thô. Những thức ăn hỗn hợp mà chúng ta thường ăn thì cần khoảng từ 4 giờ đến 8 giờ để tiêu hoá xong.
Chất axit ‘thần thánh’ trong dạ dày là chất gì mà có thể tiêu thụ được khối lượng thức ăn nhiều đến vậy.
Theo thống kê, một người sống đến 80 tuổi trong cả đời, đã dùng hết 70 - 75 tấn nước, 2,5 - 3 tấn protit, 13 - 17 tấn giuxit, 1 tấn Iipit. Nếu đem cộng lại bảng 1500 - 1600 lần trọng lượng của người ấy. Chất axit đó là gì?
Axit trong dạ dày là loại axit clohidric, chúng có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất cho cơ thể. Đây là một chất có tính axit mạnh. Những thức ăn mà chúng ta thường ăn mặc dù rất sạch sẽ, nhưng trong đó vẫn có lẫn một số vi khuẩn. Axit dạ dày có thể tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày theo đường thức ăn, đảm bảo vô trùng cho dạ dày và ruột non.
Axit trong dạ dày của mỗi người có nồng độ trung bình khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l(có độ pH tương ứng là 4 và 3). Không chỉ có chức năng hòa tan các muối khó tan, mà axit clohidric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất protein, gluxit,… thành các chất đơn giản để cơ thể dễ dàng hấp thụ được.
Axit clohidric có vai trò quan trọng như vậy tại sao chúng ta lại tìm cách giảm. Bởi vì một khi lượng axit này ít hơn, hoặc vượt mức trung bình sẽ gây ra các tổn thương cho dạ dày. Khi trong dịch vị dạ dày có nồng độ axit clohidric nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5), người ta mắc bệnh khó tiêu, đầy hơi.. Mặt khác khi thiếu lượng axit dạ dày cần thiết còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại tăng sinh và gây ra các chứng bệnh ung thư.
Ngược lại, nếu nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5), người ta mắc bệnh ợ chua, đắng miệng, viêm loét dạ dày, đau dạ dày, và bệnh trào ngược dạ dày….Đặc biệt, bệnh trào ngược dạ dày là bệnh chủ yếu thường gặp do lượng acid trong dạ dày cao quá mức. Nếu bệnh dư axit dạ dày để lâu ngày, không chữa trị sẽ dễ dẫn đến loét bao tử, xuất huyết dạ dày…
Axit clohidric có tính axit rất mạnh vậy thì axit dạ dày có làm tổn hại dạ dày không?
Axit clohydric có thể ăn mòn da nhưng trong axit dạ dày có một chất gọi là dịch hồ. Nó bao phủ trên bề mặt dạ dày, bảo vệ cho thành trong dạ dày không chịu sự tác động ăn mòn của axit. Hơn nữa, nó còn có tác dụng làm giảm bớt sự mài mòn của thức ăn thô đối với dạ dày
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Cơ thể sẽ ra sao nếu nhiệt độ ngoài trời chạm ngưỡng 50 độ C
Tại một số nước như Ấn Độ, Pakistan,… những đợt nắng nóng đỉnh điểm không những gây cản trở trong sinh hoạt, thiếu nước và ảnh hưởng sức khỏe cuối cùng là tăng mức tử vong do nắng nóng. -
Bạn có tin: Cây cối cũng biết hoảng loạn khi trời mưa gió to
Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu đến từ Thụy Điển đã chỉ ra rằng thực vật cũng cảm thấy hoảng loạn khi có trời mưa gió to. -
Vì sao khi sắp chết cóng con người lại cởi quần áo
Nếu thân nhiệt bị hạ vượt quá giới hạn cho phép thì con người bắt đầu thể hiện những hành vi kỳ quái như tự lột bỏ quần áo đang mặc trên người, tự “đào hang’ trước khi trở lên mất ý thức hoàn toàn. -
Vì sao những cuốn kinh thư của Tây Tạng trải qua ngàn năm không bị mục nát
Những cuốn kinh thư trải qua hàng ngàn năm của lịch sử nhưng không hề bị mục nát như những loại giấy thông thường mà vẫn giữ được nguyên vẹn. -
Tại sao cửa sổ máy bay lại có thiết kế hình bầu dục?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao cửa sổ máy nay luôn có dạng hình bầu dục chứ không phải là hình vuông hay hình chữ nhật? Vậy sao cửa sổ máy bay lại được thiết kế như vậy? -
Vì sao bạn luôn phải lên hoặc xuống máy bay phía bên cửa trái
Bạn có để ý thấy khi chúng ta di chuyển từ nhà ga lên máy bay bạn luôn được hướng dẫn đi vào từ cửa bên trái của máy bay ngay cả khi đi xuống máy bay cũng thế. -
Nam giới dễ bị đuối nước hơn nữ giới vì sao?
Theo con số thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết khoảng 80% số người chết vì đuối nước là nam giới. -
Tại sao cảm thấy choáng khi bị đụng đầu mạnh vào vật nào đó?
Bạn đã từng bị đụng đầu mạnh vào một vật nào đó và cảm thấy choáng váng, có sao bay vèo vèo quanh đầu chưa. -
Tại sao con người có khả năng uốn dẻo đến kinh ngạc
Trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, bạn đã từng rất ngạc nhiên về khả năng uốn dẻo của các nghệ sĩ. Vậy tại sao con người lại có khả năng uốn dẻo khó đến mức không thể tin được? -
Tại sao lại có người vẽ đẹp và có người lại vẽ xấu?
Bạn đã từng có suy nghĩ tại sao một số người chỉ cần vài nét phác họa là có thể tạo nên một bức tranh sống động nhưng lại có một số người mất hàng giờ đồng hồ vẽ đi vẽ lại mà vẫn chưa hoàn chỉnh được bức tranh.