Những thực phẩm nên thêm vào bữa cơm giúp giữ ấm cơ thể cực tốt
Những thực phẩm nên thêm vào bữa cơm giúp giữ ấm cơ thể cực tốt
Vào mùa đông lạnh giá, nhiệt độ thường giảm sâu nên cơ thể rất dễ bị tê cóng, lạnh giá. Để giữ ấm cơ thể không chỉ tạo lập chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu dinh dưỡng mà hãy thêm một trong những thực phẩm dưới đây có tác dụng giữ ấm cơ thể cực tốt, phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả.
Thời tiết vào mùa đông dần trở nên lạnh buốt, cơ thể rất dễ bị tê cóng, nhiễm lạnh khi làm việc ở ngoài trời hay di chuyển ngoài trời trong thời gian dài. Nếu cơ thể không được giữ ấm cẩn thận, không có mũ, găng tay, khẩu trang giữ ấm những bộ phận thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh rất có thể chúng ta sẽ gặp phải các vấn đề về sức khỏe trong đó có cảm lạnh, ho,.... ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tại Nhật Bản là một trong những đất nước lạnh giá vào mùa đông, thường xuyên có tuyết rơi, nhiệt độ có thể xuống độ âm là chuyện bình thường. Nhưng rất ít khi họ bị bệnh, cảm lạnh mà còn khỏe mạnh bởi đó chính là họ luôn có những cách phòng chống cái lạnh cực kỳ hiệu quả.
Trong các món ăn thường ngày của người Nhật Bản họ thường bổ sung thêm những thực phẩm này hay kết hợp các nguyên liệu khác để tạo nên món ăn hấp dẫn. Những thực phẩm này không những tốt cho sức khỏe, mà còn có khả năng sinh nhiệt tự nhiên, giúp cơ thể ấm lên, bảo vệ nội tạng, làn da khỏi nhiệt độ lạnh giá mùa đông
3 thực phẩm giữ ấm cơ thể trong mùa đông cực tốt
Quế
Trong danh sách những thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể, tốt cho sức khỏe không thể thiếu một trong những thực phẩm quen thuộc đó chính là quế. Quế là một trong những nguyên liệu quen thuộc được các bà nội trợ sử dụng nhiều trong các món hầm, súp, phở,... Quế không những có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể trong mùa lạnh mà còn có tác dụng giữ ấm cho cơ thể nhất là những người thường xuyên làm việc ngoài trời.
Theo Amy Richter – cử nhân Đại học bang Missouri (Mỹ) cho biết, quế có tính ấm và chứa nhiều dinh dưỡng nên mang đến cảm giác dễ chịu, ấm cơ thể vào mùa đông lạnh giá. Đồng thời, quế không chỉ sử dụng trong các món ăn, tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn có thể hỗ trợ, điều trịc các bệnh như bệnh rối loạn tiêu hóa, cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi, cải thiện lưu thông máu và chữa chứng lạnh chân tay ở một số người. Ngoài ra, quế còn được nghiên cứu, chứng minh là có tác dụng giống insulin, giúp ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Quế còn sở hữu nhiều chất chống oxy hóa cùng các khoáng chất giúp ngăn ngừa độc tố, cải thiện tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể nhất là thời điểm cuối năm, thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển gây hại cho sức khỏe con người. Tại Nhật Bản, sau khi nấu ăn xong họ sẽ thường rắc một ít bột quế lên thực phẩm và ăn như bình thường nhằm giúp giữ ấm cơ thể, bảo vệ hệ hô hấp, tốt cho sức khỏe
Gừng
Gừng là một trong những thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể cực tốt vào mùa đông lạnh giá hay thời tiết thay đổi thất thường chuyển từ nóng sang lạnh. Từ lâu, gừng đã sử dụng như một vị thuốc tự nhiên có tác dụng điều trị bệnh, hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, đau nhẹ, co thắt dạ dày,... Gừng có tính ấm nóng nên khi kết hợp với một số nguyên liệu khác sẽ có tác dụn làm ấm cơ thể, ngăn ngừa hiệu quả virus, vi khuẩn gây bệnh trong mùa đông lạnh giá.
Đồng thời, tính cay nóng của gừng còn có tác dụng hỗ trợ, điều trị các chứng bệnh tiêu hóa. Khi sử dụng gừng đúng cách, đúng liều lượng phù hợp sẽ có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất nên đốt mỡ hiệu quả hơn, giúp cho quá trình giảm cân hiệu quả hơn.
Do vậy để giữ ấm cơ thể vào mùa đông, phòng ngừa một số bệnh hô hấp hãy cho thêm một vài lát gừng tươi vào trong món ăn có thể cho thêm gừng vào canh, súp hoặc các món hầm để tăng cường hương vị hoặc có thể uống trà gừng nhằm bảo vệ sức khỏe,
Các loại rau củ
Mùa đông tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại rau củ phát triển trong đó có cải xoăn, cà rốt, cải bắp, củ cải, súp lơ… Những loại rau củ này không chỉ giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ mà còn giúp giữ ấm cơ thể cực tốt. sở hữu nhiều chất chống oxy hóa cũng như khoáng chất giúp giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, chống viêm và nâng cao sức đề kháng để chống lại các bệnh cảm lạnh, bệnh hô hấp,....
Để giúp cơ thể có thể hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ rau củ chúng ta nên sử dụng chúng để nấu canh, hấp, nấu súp hoặc hầm cùng nhiều nguyên liệu khác. Hạn chế sử dụng các loại rau củ chiên xào vì sẽ khiến chúng dễ ngấm dầu mỡ khi ăn vào làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, béo phì,... Có thể trộn salad, ăn rau sống để giữ nguyên hương vị và chất dinh dưỡng có trong các loại rau củ, tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn từ đó giúp giữ vóc dáng thon gọn hơn.
Bên cạnh ăn thường xuyên những thực phẩm trên trong mùa đông nhằm giữ ấm cơ thể hãy bảo vệ cơ thể không bị lạnh theo những khuyến cáo sau từ các chuyên gia sức khỏe
Ăn đủ năng lượng
Không để cơ thể bị đói trong những ngày mùa đông giá lạnh. Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhất của cơ thể, nó giúp giữ ấm cơ thể. Mùa đông để giữ cơ thể ấm, có thể dùng các món ăn từ các loại cây gia vị như gừng, tỏi... Đồng thời, luôn phải ăn đủ số bữa, nạp đủ năng lượng để cơ thể chống lại được với cái lạnh của thời tiết.
Uống nước ấm
Thay vì sử dụng các loại nước lạnh chúng ta nên uống nước ấm để giữ ấm cơ thể, giúp bàn tay không bị cóng tay ngay cả khi ở ngoài trời.
Mặc đủ ấm
Mặc đủ ấm giúp cơ thể khỏi cái lạnh của mùa đông, nhưng không nên mặc quá nhiều quần áo. Không nên mặc quần áo dày, mà nên mặc quần áo mỏng, mặc thành nhiều lớp, để gió lạnh không thể luồn vào cơ thể. Đối với trẻ em mặc quần áo nhiều lớp còn có tác dụng để có thể cởi cho trẻ khi toát mồ hôi do chơi đùa, hoặc nằm ngủ. Mồ hôi của trẻ nếu không kịp lau có thể thấm ngược trở lại cơ thể gây các bệnh đường hô hấp
Luôn giữ ấm cho đôi bàn chân
Đôi bàn chân là trái tim thứ hai của cơ thể vì thế bạn đừng nên để chân bị lạnh vào mùa đông.
Luôn hoạt động
Trời càng lạnh chúng ta càng không nên ngồi yên một chỗ. Thay vì ngồi im một số, hạn chế di chuyển hãy nên vận động để cơ thể tự sinh nhiệt lượng, nóng lên. Nếu thời tiết quá lạnh, nên hạn chế đi ra ngoài đường, nhất là trẻ nhỏ. Cần cho trẻ nghỉ học. Đối với người lớn tuổi cần khuyến khích vận động trong nhà, đi lại và làm nhưng công việc nhẹ nhàng.
Bổ sung các loại thuốc bổ
Nên bổ sung các loại thuốc để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh bệnh tật.
Tuyệt đối không dùng rượu để làm ấm cơ thể
Nhiều người cho rằng thời tiết lạnh, uống rượu sẽ làm ấm người. Tuy nhiên uống quá nhiều rượu lại gây ra những tác hại khôn lường với sức khỏe. Uống rượu, nhất là uống say trong thời tiết lạnh rất nguy hiểm dễ bị đột quỵ. Nhiều trường hợp đã tử vong do uống rượu. Khi uống rượu, các mạch máu giãn ra, khi gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại, huyết áp dễ tăng lên gây tai biến và dẫn đến tử vong.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những thực phẩm là khắc tinh của vi khuẩn Hp nên ăn thường xuyên
Phương pháp giữ ấm cơ thể qua khỏi thời tiết mùa đông giá lạnh
Phương pháp tăng cường sức khỏe cả năm
Tác dụng tuyệt vời của gừng đối với sức khỏe và làm đẹp mà bạn chưa biết
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Phòng ngừa cảm cúm trong mùa mưa bão chuẩn xác
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Cảm lạnh, cảm cúm và ho: Nên ăn 13 loại thực phẩm sau đây để chống lại bệnh cúm
- Mùa đông làm nước quất đường phèn phòng chống cảm cúm
- Những bí quyết giúp bạn bảo vệ cơ thể khỏi cảm cúm
- Tăng cường miễn dịch cho cơ thể, phòng chống cảm cúm bằng sữa gừng
- 10 cách phòng cảm lạnh, cảm cúm trong mùa thu
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.