Phòng ngừa cảm cúm trong mùa mưa bão chuẩn xác
Mưa bão kéo dài, môi trường bị ô nhiễm bởi nước lũ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển khiến nhiều người dễ bị mắc cảm cúm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách phòng ngừa cảm cúm trong mùa mưa bão.
Trong mùa mưa bão, mùa mưa không khí trở nên ẩm ướt, môi trường bị ô nhiễm bởi các rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng bị bão cuốn, cành cây bị gãy đổ, xác chết của một số loài động vật, gia súc, gia cầm phân hủy, phân, rác, nước thải,... tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Môi trường sống không đảm bảo kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi chưa hợp lý, sức đề kháng bị suy giảm khiến cơ thể dễ mắc các loại bệnh lý khác nhau như bệnh về đường hô hấp, ho, viêm họng, sốt cao, đau bụng, tiêu chảy, bệnh tả, thương hàn, bệnh lỵ,… trong đó có cảm cúm. Để phòng ngừa cảm cúm trong mùa mưa bão hiệu quả chúng ta nên:
Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh (probiotic) tạo thành một hàng rào vi khuẩn sau khi chúng xâm chiếm ruột, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh bám vào và xâm nhập vào ruột, cải thiện sự đa dạng của hệ thực vật đường ruột và thúc đẩy sự phong phú của vi khuẩn có lợi, bao gồm Lachnospiraceae, Lactobacillaceae và Prevotellaceae,… Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa cảm cúm, tốt cho sức khỏe đường ruột, phòng ngừa các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, bệnh thương hàn, bệnh tả, bệnh lỵ chúng ta hãy bổ sung các thực phẩm chứa men vi sinh bao gồm các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa chua, kefir và yakult, trà Kombucha, rau muối, dưa cải bắp và kim chi, miso, natto và tempeh.
Bổ sung chất xơ tự nhiên từ rau củ
Phòng ngừa cảm cúm, các bệnh đường hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch nên ăn chất xơ từ rau xanh, trái cây tự nhiên sẽ giúp các loại vi khuẩn có lợi trong hệ vi sinh đường ruột phát triển, nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa,…
Tuy nhiên các loại rau xanh, củ quả trong bão lũ dễ bị ô nhiễm do tiếp xúc với nước bẩn, côn trùng và vi khuẩn trong nước lũ. Để đảm bảo an toàn hãy rửa kỹ thực phẩm trước khi sử dụng dưới vòi nước sạch hoặc các dung dịch rửa thực phẩm được khuyến nghị.
Ngũ cốc nguyên hạt
Bổ sung một số loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, hạt quinoa, yến mạch, bột mì nguyên cám… giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm hiệu quả.
Luyện tập thể thao
Tập thể dục thường xuyên với cường độ, các bài tập phù hợp với từng độ tuổi, thể trạng sẽ mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa cảm cúm, các bệnh đường hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe tổng thể. Tùy thuộc vào thể trạng, sức khỏe của mỗi người có thể lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp như: bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đi bộ nhanh, chơi cầu lông, đá bóng, tennis, đá cầu, yoga,…
Rửa tay thường xuyên, đúng cách
Sau bão lũ, vi khuẩn có thể lây lan qua tiếp xúc các vật dụng hàng ngày. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa, bệnh cảm cúm hãy rửa tay thường xuyên, đúng cách. Nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ ô nhiễm, vi khuẩn, virus,…
Nếu không có sẵn nước sạch, dung dịch sát khuẩn có cồn là lựa chọn thay thế giúp ngăn vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường miệng, từ đó giảm nguy cơ phát triển bệnh đường ruột, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, bệnh đường hô hấp, ho kéo dài,…
Uống đủ nước
Uống đủ nước không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh cảm cúm,…
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể giúp cho bộ não được nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, loại trừ stress, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt, bảo vệ hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh đường hô hấp, bệnh cảm cúm,...
Hạn chế uống rượu bia
Khi rượu bia đi vào cơ thể không chỉ gây các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý,…mà còn gây suy giảm hệ miễn dịch. Do đó, để nâng cao hệ miễn dịch trong mùa mưa bão, phòng ngừa cảm cúm nên hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn.
Uống trà thảo mộc
Môi trường không đảm bảo, không khí ẩm ướt khiến cho chúng ta rất dễ bị sổ mũi, cảm cúm, ngạt mũi, chảy mũi, sốt, ho có đờm, mệt mỏi và cảm giác hơi gai lạnh cả người. Để cải thiện các triệu chứng, làm dịu cổ họng cũng như phòng ngừa cảm cúm hiệu quả có thể sử dụng các loại trà thảo mộc như: trà chanh và mật ong, trà mật ong gừng, trà hoa cúc, trà gừng, trà gạo, trà bạc hà,…
Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều protein
Các thực phẩm giàu protein có tác dụng giúp cơ thể xây dựng và sửa chữa các mô bị tổn thương, hỗ trợ hệ miễn dịch, đẩy lùi các triệu chứng bệnh cúm. Một số thực phẩm giàu protein nên bổ sung trong thực đơn sau mưa bão như trứng, thịt nạc, thịt gia cầm, cá, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo…
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. Các loại trái cây như cam, quýt, chanh, kiwi, dâu tây, cải bó xôi, bông cải xanh và ớt chuông chứa nhiều vitamin C nên bổ sung thường xuyên.
Ngoài ra để phòng ngừa cảm cúm trong mùa mưa bão, thời tiết chuyển mùa chúng ta nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có cồn, caffeine, thực phẩm cay nóng,…
BÀI CỦNG CHỦ ĐỀ:
Cẩn trọng nhiễm vi khuẩn Whitmore khi dọn dẹp bùn, sình lầy sau mưa bão
Tăng cường miễn dịch cho cơ thể, phòng chống cảm cúm bằng sữa gừng
Phân biệt cúm A với viêm mũi họng cấp đúng chuẩn
Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
Phân biệt giữa bệnh cúm và cảm lạnh
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Các bài tập có lợi cho người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1
Những người bị gan nhiễm mỡ độ 1 nên thường xuyên tập luyện những bài tập dưới đây sẽ giúp giảm lượng mỡ thừa tích tụ nhiều trong tế bào gan, tăng cường chức năng gan, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Người bệnh gan nhiễm mỡ nên uống loại sữa nào?
Những loại sữa nào phù hợp cho người bị gan nhiễm mỡ, tăng cường sức khỏe, kiểm soát chất béo trong cơ thể. -
Người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 nên uống loại đồ uống nào
Cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ độ 1, tăng cường chức năng gan hãy thường xuyên uống những loại đồ uống dưới đây. -
Chế độ ăn có lợi cho người bị gan nhiễm mỡ độ 1
Những người bị gan nhiễm mỡ độ 1 tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn cần thiết lập chế độ ăn lành mạnh, khoa học. Bài viết dưới đây sẽ bật mí những thực phẩm người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 nên ăn, nên kiêng. -
Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh mắc ho gà
Hỗ trợ quá trình hồi phục, giảm bớt các triệu chứng người bệnh ho gà nên thiết lập chế độ ăn uống như thế nào, nên kiêng những loại thực phẩm nào không tốt cho hệ miễn dịch. -
Bị mắc thủy đậu nên thiết lập chế độ dinh dưỡng như nào?
Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh dễ lây lan, nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. -
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc Rubella nhanh khỏi
Khi bị mắc Rubella người bệnh có triệu chứng như sốt, phát ban, nổi hạch, mệt mỏi chán ăn,… Để giúp người bệnh nhanh khỏi, tăng cường sức đề kháng chống lại virus Rubella cần có chế độ dinh dưỡng khoa học đầy đủ dưỡng chất. -
Người bị mắc quai bị nên có chế độ ăn như nào?
Khi bị quai bị nên thiết lập chế độ ăn uống như nào để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tránh các biến chứng nguy hiểm. -
Mắc bệnh sởi nên ăn gì, kiêng gì giúp cơ thể nhanh hồi phục
Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp gây các triệu chứng như sốt cao, sổ mũi, phát ban khắp cơ thể. Để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục chế độ ăn uống đóng góp quan trọng trong việc đối phó với các triệu chứng của bệnh. -
Chế độ ăn cho người bị cúm C nhanh khỏi
Cúm C gây ra các triệu chứng đau họng, hắt hơi, sốt, chảy nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn. Để giúp người bệnh nhiễm cúm C nhanh chóng hồi phục nên bổ sung các thực phẩm dưới đây.