10 cách phòng cảm lạnh, cảm cúm trong mùa thu
Việc lây bệnh tại các văn phòng là vô cùng khó tránh. Nếu tại văn phòng có người bị cảm cúm bạn có thể ngồi xa họ và có chế độ ăn tốt để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giảm nguy cơ lây nhiễm.
1. Làm ấm mũi
Giáo sư Ron Eccles từ Trung tâm nghiên cứu cảm lạnh tại Đại học Cardiff lý giải: "Chúng ta bị cảm lạnh và cảm cúm nhiều hơn trong mùa đông là vì mũi lạnh đi, làm giảm khả năng kháng lại các nhiễm trùng". Nếu trời lạnh, hãy quấn khăn ngang mũi để giữ ấm cho nó.
Một cú hắt hơi mạnh có thể giải phóng các giọt nước bọt mang theo 100.000 vi khuẩn vào không khí trong bán kính 3,5 mét (ảnh minh hoạ)
2. Đừng bắt tay
Nghiên cứu mới từ Đại học Aberystwyth đã chỉ ra rằng bắt tay làm lây truyền vi khuẩn nhiều gấp 10-20 lần so với khi chúng ta chỉ chạm nắm đấm vào nhau. "Bắt tay kéo dài hơn và tiếp xúc da trên một vùng rộng hơn", giáo sư David Whitworth, chuyên gia về hóa sinh tại đại học này, cho biết. Ông cũng phát hiện người nắm chặt nhất truyền nhiều vi khuẩn nhất.
Hãy giặt quần áo bằng nước ấm.
3. Giặt quần áo bằng nước ấm
Virus cúm có thể sống trong nước nóng tới 40 độ C, vì thế nếu có người nhà mắc bệnh, hãy giặt và ngâm quần áo của họ trong nước nóng hoặc dùng nước giặt có chất kháng khuẩn.
4. Giảm ăn đường
Các nghiên cứu tại Đại học Loma Linda (bang California, Mỹ) phát hiện khi các tình nguyện viên ăn một lạng đường mỗi ngày, các tế bào miễn dịch sẽ trừ khử được ít vi khuẩn hơn bình thường, và hiện tượng này kéo dài tới 5 tiếng. Vì thế, giảm ăn đường có thể làm tăng cơ hội hoạt động của các tế bào miễn dịch của bạn.
5. Ngủ đủ 8 tiếng
Ngủ chưa đầy 7 tiếng mỗi đêm khiến bạn dễ mắc cảm cúm gấp 3 lần so với người ngủ 8 tiếng, nghiên cứu cho thấy. Những giấc ngủ ngắt quãng hoặc thiếu ngủ đều can thiệp đến hoạt động của gene miễn dịch có tên gọi TLR-9, các chuyên gia tại Đại học Yale, Mỹ, cho biết.
6. Quan sát quy luật 2 chỗ ngồi
Theo các chuyên gia từ Đại học quốc gia Australia ở Canberra, nguy cơ mắc cúm tăng vọt nếu bạn ngồi cách người nhiễm bệnh trong bán kính 2 ghế. Nếu thấy có ai đó sổ mũi, ho và bạn có thể chuyển chỗ, hãy làm điều này. Nếu không thể di chuyển, hãy mở cửa sổ. Các nhà nghiên cứu tìm thấy việc ngồi 90 phút trong một chiếc xe hơi có người bị cúm sẽ khiến bạn có tới 99,9% nguy cơ lây bệnh. Nhưng nguy cơ này sẽ giảm xuống còn 20% nếu bạn mở cửa sổ.
Rửa mũi bằng nước muối có thể giúp giảm số đợt cảm lạnh bạn mắc phải, theo các thử nghiệm tại Đại học bang Pennsylvania.
7. Không dùng nước rửa tay
Trừ phi nó chứa 60-80% cồn, nước rửa tay không thể đủ mạnh để giết chết virus gây cảm lạnh, cảm cúm, và nó sẽ không hiệu quả chút nào nếu tay bẩn. Tiến sĩ Lisa Ackerley, chuyên gia y tế môi trường từ Hệ thống kiểm toán vệ sinh khuyên nên rửa tay bằng xà phòng và nước khi bạn trở về nhà.
8. Rửa mũi bằng nước muối
Muối có thể giúp giảm số đợt cảm lạnh bạn mắc phải, theo các thử nghiệm tại Đại học bang Pennsylvania. Nó hỗ trợ bằng cách ngăn ngừa các vi khuẩn làm tổ trong hốc mũi. Để có dung dịch rửa mũi, hãy đun sôi nước và bổ sung muối vào, rồi chờ nguội đi. Bạn cũng có thể mua nước muối đẳng trương bán sẵn ở nhà thuốc.
9. Tập thể dục, nhưng vừa phải
Những bài tập nhẹ và trung bình có thể thúc đẩy hệ miễn dịch, tuy nhiên nghiên cứu từ Đại học Loughborough tìm thấy việc tập cường độ cao trong 90 phút làm giải phóng hoóc môn stress và các phân tử kháng viêm, khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, làm bạn càng dễ mẫn cảm với cảm lạnh và cảm cúm.
10. Bổ sung vitamin D
Nghiên cứu từ Đại học Colorado phát hiện hàm lượng vitamin D thấp có thể can thiệp vào các tế bào hCAP-18 có vai trò tấn công vi khuẩn trong cơ thể. Nếu thiếu vitamin này, nguy cơ mắc cảm lạnh, cảm cúm của bạn tăng ít nhất 1/3. Khi dùng bổ sung, hãy chọn loại vitamin D3 - loại cơ thể dễ hấp thụ nhất.
skcs.vn (Theo benh.vn)
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.