Những loại trà thảo mộc giúp cải thiện bệnh cúm hiệu quả
Những loại trà thảo mộc dưới đây không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp làm giảm các triệu chứng củ bệnh cúm gây ra cho sức khỏe mà còn tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của virus cúm.
Khi bị cảm cúm, cảm lạnh, cúm A, cúm B,… người bệnh cần được bổ sung nước đầy đủ giúp cơ thể chống lại virus, vi khuẩn, cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn, cải thiện các triệu chứng khó chịu do cúm gây nên như mệt mỏi, nghẹt mũi và đau đầu, làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp dễ tống đờm ra ngoài hơn, làm giảm tắc nghẽn và ho, giúp đổ mồ hôi hiệu quả, giúp hạ nhiệt độ cơ thể và hạ sốt. Ngoài việc bổ sung nước lọc, nước ép trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin hay ăn các món soup, canh người mắc cúm hãy uống thêm các loại trà thảo mộc dưới đây giúp cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Trà bạc hà
Trà bạc hà rất tốt cho người bị cảm cúm, cảm lạnh hay cúm mùa, cúm A,… bởi trà bạc hà có tác dụng giảm đau, giảm viêm, giảm đau nhức cơ thể giúp cải thiện các triệu chứng cúm hiệu quả. Uống trà bạc hà còn giúp giảm ho hiệu quả.
Trà hoa cúc
Uống trà hoa cúc giúp người bị cúm ngủ ngon hơn, ngủ sâu giấc từ đó cơ thể nhanh chóng hồi phục, giảm cảm giác mệt mỏi do cúm gây nên. Ngoài ra, trà hoa cúc còn có chứa flavonoid trong cánh hoa có phản ứng an thần giúp cải thiện căng thẳng, mệt hỏi hiệu quả. Khi uống trà hoa cúc còn nóng còn giúp giảm đau họng, giảm nghẹt mũi, hạ sốt, giảm đau đầu, đau nhức cơ thể.
Trà gừng
Trà gừng có tác dụng cải thiện tình trạng đau họng, thông xoang và nghẹt mũi, đồng thời giảm nôn mửa. Nhờ chứa gingerol có hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ, chống viêm, giảm đau, tiêu sưng
Cây cơm cháy
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo, tẩu mã tiễn có tên khoa học là Sambucus javanica Reinw, thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae), chúng sinh trưởng ở nhiều nơi trên thế giới.
Trong Đông y, các bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá và thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, lở loét do dị ứng sơn, gãy xương, trị tiểu dắt, bệnh như kiết lỵ, viêm thanh quản…
Quả cơm cháy có hàm lượng calo thấp và chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các loại sirô và chiết xuất từ quả cơm cháy có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh hoặc cúm, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ.
Trà xanh
Trà xanh chứa nhiều catechin, polyphenol cùng nhiều loại vitamin, khoáng chất khác nên sẽ giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó đẩy mạnh cơ chế đốt chất béo của cơ thể, giảm cân hiệu quả, làm đẹp da, ngăn chặn các bệnh thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm,...
Hoa bụp giấm
Hoa bụp giấm (Hibiscus sabdariffa) chứa nhiều chất chống oxy hóa, cũng giàu vitamin C và sắt nên khi sử dụng sẽ giúp hệ thống miễn dịch cân bằng, chống lại vi khuẩn, giúp người cảm cúm mau phục hồi hơn khi bị nhiễm bệnh.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục
- Những điều cần làm, không nên làm khi bị bệnh cúm
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Cảm lạnh, cảm cúm và ho: Nên ăn 13 loại thực phẩm sau đây để chống lại bệnh cúm
- Chuyên gia chỉ dẫn phương pháp phòng ngừa bệnh cúm trong ngày hè
- Cảnh báo nguy cơ mất trí nhớ, rối loạn tâm thần sau khi bị bệnh cúm
- Bạn đã biết 9 bước phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả cho gia đình?
- Chuyên gia mách bạn giải pháp nói không với bệnh cúm
Các tin khác
-
Những thực phẩm tuyệt đối không bọc trong giấy bạc
Giấy bạc là vật dụng quen thuộc nên được nhiều người sử dụng trong chế biến, làm chín thức ăn nhưng có những loại thực phẩm dưới đây tuyệt đối không nên bọc trong giấy bạc để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe, cơ thể bị hấp thụ kim loại. -
5 đồ dùng nhà bếp cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe
Những loại đồ dùng nhà bếp nếu có những dấu hiệu dưới đây cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe, tránh nhiễm chất độc hại. -
Thực phẩm tăng cường sức khỏe phổi nên ăn nhiều
Những loại thực phẩm quen thuộc dưới đây khi biết tận dụng đúng cách sẽ tăng cường sức khỏe phổi, phòng ngừa các bệnh hô hấp hiệu quả. -
Top 3 loại rau là thuốc quý ít người sử dụng
Có những loại rau vừa được sử dụng làm thực phẩm nhưng vừa có thể dùng làm thuốc để trị bệnh nhưng ít người sử dụng, thậm chí coi chúng là cỏ dại thường bị nhổ bỏ đi. -
Top 5 loại thực phẩm càng ăn nhiều lại càng hại thận
Nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm này không chỉ gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột mà còn gây hại thận. Để bảo vệ sức khỏe thận, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh hiệu quả chúng ta cần tránh tiêu thụ quá nhiều. -
Top 5 loại trái cây phổ biến dễ nhiễm thuốc kích thích
Những loại trái cây dưới đây sở hữu ngoại hình hấp dẫn nhưng rất dễ nhiễm thuốc kích thích nên cẩn trọng khi mua để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Bị căng cơ quá mức nên ăn thực phẩm nào
Căng cơ qua mức khiến cơ bắp bị kéo căng hoặc rách gây ảnh hưởng đến vận động của cơ thể. Ngoài việc nghỉ ngơi, tránh hoạt động gây đau, uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ hãy bổ sung các thực phẩm dưới đây giúp quá trình phục hồi khi bị căng cơ quá mức được nhanh chóng. -
Nước gạo lứt: bí quyết vàng giúp gan khỏe, dưỡng thận
Uống thường xuyên nước gạo lứt sau ăn 30 phút mỗi ngày không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp gan khỏe, dưỡng thận, hạ đường huyết hiệu quả. -
Cẩn trọng khi ăn cá: những ai không nên ăn cá
Cá là thực phẩm bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng những nhóm người dưới đây không nên ăn cá kẻo gây hại cho sức khỏe. -
Uống nước mía: 5 điều nhất định cần phải biết để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Nước mía là loại đồ uống được nhiều người yêu thích trong mùa hè nắng nóng nhưng khi uống cần nhớ những điều sau để tránh gây hại sức khỏe, tăng đường huyết, tăng cân.