Những điều cần làm, không nên làm khi bị bệnh cúm

10/5/2022 2:15:00 PM
Khi cơ thể mắc bệnh cúm xuất hiện tình trạng cổ họng khó chịu, đau nhức, sốt,...để tránh tình trạng bệnh có thể trở nên nặng hơn hãy thực hiện những điều cần làm, không nên làm được các chuyên gia khuyến cáo.

 

Những điều cần làm, không nên làm khi bị bệnh cúm

Khi cơ thể mắc bệnh cúm xuất hiện tình trạng cổ họng khó chịu, đau nhức, sốt,...để tránh tình trạng bệnh có thể trở nên nặng hơn hãy thực hiện những điều cần làm, không nên làm được các chuyên gia khuyến cáo.

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus cúm A, cúm B, cúm C gây nên cho con người. Bệnh khởi phát đột ngột bằng các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, đau mỏi toàn thân, cơ thể mệt mỏi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, dễ gây biến chứng phổi nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời.

Bệnh cúm lây trực tiếp giữa người với người bằng đường hô hấp, qua các hạt nước bọt nhỏ li ti mang rất nhiều virus cúm A, cúm B hay cúm C. Theo thống kê trên Healthline, virus cúm ảnh hưởng đến 20% dân số Mỹ hàng năm. Do đó, việc nhận ra sớm các triệu chứng cúm sẽ giúp chúng ta chăm sóc bản thân tốt hơn, hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, khả năng hồi phục nhanh hơn.

Những đối tượng như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai, trong thời gian cho con bú, những người có các tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch hay hô hấp cần phải nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi mắc bệnh cúm.

Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể mắc bệnh cúm

Giai đoạn đầu khi mắc bệnh cúm, các triệu chứng xuất hiện khiến nhiều người nhầm lẫn với cảm nhẹ nên thường bỏ qua. Dù bệnh cúm có nhiều triệu chứng của cảm lạnh thông thường, các triệu chứng của nó thường nghiêm trọng hơn và đến nhanh hơn. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh cúm bao gồm:

+ Mệt mỏ

+ Sốt đột ngột (thường trên 38 độ C)

+ Ngứa hoặc đau họng

+ Ho

+ Ớn lạnh

+ Đau cơ hoặc toàn cơ thể

+ Sổ mũi

+ Đau bụng, buồn nôn, đi lỏng nhiều lần, đôi khi đau ở hố chậu phải dễ nhầm với viêm ruột thừa.

+ Sốt thường kèm theo phát ban dạng tinh hồng nhiệt hoặc dạng sởi

Những điều cần làm, không nên làm khi bị bệnh cúm

Những điều nên làm khi mắc bệnh cúm

Khi nhận thấy cơ thể mắc bệnh cúm, nhằm tránh lây lan cúm cho người xung quanh, các thành viên trong gia đình hãy thực hiện theo các khuyến cáo sau đây:

+ Rửa sạch tay thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan của virus ra môi trường, người xunng quanh. Chúng ta mên rửa tay khoảng 20 giây với xà phòng và nước trước khi rửa sạch.

+ Dùng cánh tay hoặc khăn giấy che lại khi ho, hắt hơi thay vì dùng bàn tay. Do bệnh cúm có khả năng lây nhiễm cao và dễ lây lan qua không khí khi bạn ho hoặc hắt hơi.

+ Đeo khẩu trang y tế

+ Hạn chế đến nơi đông người

+ Mua các vật dụng cần thiết như khăn giấy, thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc thông mũi, thuốc giảm ho, các loại trà yêu thích, trái cây tươi và rau quả

+ Ở nhà và nghỉ ngơi đầy đủ là cách tốt nhất để điều trị cúm tránh đi đến trường học, cơ quan làm việc

+ Thông báo với chỗ làm bạn đang bị cúm và phải ở nhà để tránh lây cho đồng nghiệp trong văn phòng.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể khi mắc bệnh cúm. Khi cung cấp đủ nước sẽ giúp thúc đẩy chức năng tổng thể của cơ thể. Chất lỏng cũng có thể giúp phá vỡ tắc nghẽn trong cơ thể.

Nếu bạn không thích nước nước lọc hoặc đang tìm kiếm thứ gì đó có nhiều hương vị hơn, bạn cũng có thể uống: nước dùng, trà gừng, trà thảo mộc mật ong, mật ong pha trà chanh, nước ép trái cây, rau củ, đồ uống thể thao ít đường hoặc đồ uống có chứa chất điện giải khác, chẳng hạn như Pedialyte cũng có thể được xem xét nếu bị mất nước. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng Pedialyte dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

+  Thực phẩm phòng ngừa bệnh cúm: Thức ăn là thứ cung cấp cho cơ thể năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động. Tuy nhiên, cần ăn các loại thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.

Trái cây, rau quả chứa vitamin C

Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, điều này đặc biệt quan trọng khi bị ốm. Cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng như vitamin C hiệu quả hơn từ thực phẩm.

Nước dùng

Cho dù bạn thích thịt gà, thịt bò hay rau, nước dùng là một trong những thứ tốt nhất có thể ăn khi bị cúm. Có thể ăn nó ngay khi các triệu chứng bắt đầu cho đến khi bạn hồi phục hoàn toàn. Nước dùng giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, các yếu tố ấm có thể giúp làm dịu cơn đau họng, giảm tắc nghẽn.

Tỏi

Tỏi được biết đến như một chất tạo hương vị thực phẩm, nhưng nó thực sự đã được sử dụng trong y học hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh trong nhiều thế kỷ qua. Mặc dù dữ liệu có hạn, nhưng kết quả từ một nghiên cứu nhận thấy việc sử dụng các chất bổ sung tỏi ở người lớn bị cúm giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Súp gà

Súp gà theo truyền thống được coi là món nên ăn khi ốm. Mặc dù thiếu bằng chứng khoa học để chứng minh các đặc tính chữa bệnh của nó, nhưng nó dễ nuốt.

Súp gà là một nguồn cung cấp chất lỏng, chất điện giải tốt để ngăn ngừa quá trình hydrat hóa. Thịt gà cung cấp cho cơ thể một lượng protein, kẽm. Súp cũng cung cấp một lượng vitamin A từ cà rốt, vitamin C từ cần tây, hành tây, chất chống oxy hóa từ các loại thảo mộc.

Sữa chua

Sữa chua là một nguồn cung cấp men vi sinh tốt. Probiotics là vi khuẩn “tốt” có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch.Nghiên cứu ở chuột phát hiện ra rằng chế phẩm sinh học có thể giúp rút ngắn thời gian của bệnh cúm. Nêu được nên sử dụng sản phẩm lên men nguyên chất, không đường

Những điều không nên làm khi mắc bệnh cúm

Khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm, hãy tránh làm các điều sau đây để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, người xung quanh

+  Không đi làm hoặc đi học, bởi có thể bị lây nhiễm một hoặc 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện và vẫn dễ lây lan cho người khác trong vòng 5-7 ngày sau khi bạn bắt đầu cảm thấy ốm, các triệu chứng cúm xuất hiện.

+ - Không bắt tay hoặc ôm người khác, nên tránh tiếp xúc với người khác hoặc dùng chung đồ ăn thức uống với người khác

+ Đừng nên thúc ép bản thân gắng sức làm việc hãy cho cơ thể nghỉ ngơi trong vài ngày đầu tiên sau khi các triệu chứng bắt đầu có thể kéo dài thời gian để bạn hồi phục.

+ Tránh xa thực phẩm chế biến và đường vì những thực phẩm này không cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng.

+ Bạn có thể ăn ít hơn một chút khi bị cúm nhưng tuyệt đối không được bỏ bữa, nhịn ăn bởi cơ thể vẫn cần dinh dưỡng và năng lượng để chống lại virus

+ Hạn chế đến nơi đông người vì bệnh cúm rất dễ lây lan.

+ Hãy thận trọng với các biện pháp điều trị bằng thảo dược, thực phẩm chức năng chưa được kiểm chứng, chưa rõ nguồn gốc xuất xứ

+ Không hút thuốc

+ Không sử dụng chất kích thích, chứa đường, những món như cà phê, trà đen và soda có thể khiến bạn mất nước nhiều hơn. Thêm vào đó, nhiều loại đồ uống này có thể chứa đường.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Một số người có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm liên quan đến cúm như viêm phổi hoặc viêm phế quản do đó, những người có nguy cơ cao bao gồm: Những người từ 65 tuổi trở lên, trẻ em dưới 18 tuổi trở xuống đang dùng thuốc liên quan aspirin hoặc salicylate.Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi, những người có tình trạng bệnh mạn tính (chẳng hạn hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim), những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại, những  phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh đến hai tuần nên đến khám tại các bệnh viện, phòng khám khi có dấu hiệu sớm của bệnh cúm

Những người xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như khó thở hoặc thở gấp, tức ngực, sự rối loạn, nôn mửa dữ dội hoặc dai dẳng, chóng mặt đột ngột cần nhập viện để điều trị kịp thời

Trẻ em, trẻ sơ sinh xuất hiện các triệu chứng cúm khẩn cấp bao gồm khó thở, da xanh, cáu gắt, sốt kèm theo phát ban, không thể ăn hoặc uống, khóc không có nước mắt tuyệt đối không được điều trị tại nhà mà hãy đưa trẻ đến ngay các bệnh viện để thăm khám, điều trị

Các biện pháp ngăn ngừa bệnh cúm

Ăn uống lành mạnh quanh năm là một cách tuyệt vời để tăng cường khả năng miễn dịch, từ đó có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm. Mặc dù không có một chế độ ăn uống tăng cường miễn dịch chính xác nào, nhưng có thể hữu ích khi ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa khác nhau, chẳng hạn như:

+ Vitamin C, chẳng hạn như cam, ớt và bưởi

+ Vitamin D, chẳng hạn như cá hồi, nấm và sữa tăng cường

+ Kẽm, chẳng hạn như hàu, thịt đỏ và ngũ cốc tăng cường

+ Selen, chẳng hạn như hải sản, trứng và sữa

+ Sắt, chẳng hạn như thịt nạc, đậu trắng và các loại hạt

+ Protein, chẳng hạn như đậu, quả hạch và thịt gia cầm

+ Men vi sinh, chẳng hạn như kefir, sữa chua và kim chi

+ Prebiotics, chẳng hạn như tỏi, hành tây và tỏi tây

+ Đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay khi về nhà không chỉ phòng chống bệnh cúm, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại

Bệnh đậu mùa khỉ

Cách phòng ngừa lây nhiễm cúm A/H1N1 hiệu quả

Biến chứng cúm B nguy hiểm như nào, triệu chứng cúm B

Tăng cường hệ miễn dịch trong đại dịch covid-19 và những lưu ý khi phục hồi

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác