Làn da bị cháy nắng có nguy hiểm không, cách phòng ngừa chuẩn

3/28/2024 8:36:00 AM
Làn da không được che chắn cẩn thận, tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài khiến da bị đau rát, ửng đỏ, bong tróc da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

 

Làn da không được che chắn cẩn thận, tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài khiến da bị đau rát, ửng đỏ, bong tróc da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Da bị cháy nắng có nguy hiểm không?

Khi làn da tiếp xúc với các tia cực tím (UVA/UVB) trong khoảng 6 giờ, da sẽ bắt đầu có biểu hiện cháy nắng,dấu hiệu này sẽ rõ ràng hơn sau 12 - 24 giờ tiếp xúc.

Khi da bị cháy nắng da có các biểu hiện như: da bị đỏ, rát, da không đều màu do tác động của tia UVA làm kích thích sản sinh các melanin tối màu khiến da bị đen sạm, da bị khô sạm do các tế bào keratin bị sừng hóa, da trở nên khô, dày và dễ bong tróc. Một số người còn xuất hiện các nếp nhăn bởi các sợi collagen, elastin bên trong da bị vỡ, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Thậm chí có một số người khi bị cháy nắng có thể xuất hiện tình trạng da bị rộp da, nổi bóng nước, mất điện giải, da bị nhiễm trùng, da mặt và các chi bị phù.

Theo các chuyên gia về da liễu cho biết, da bị cháy nắng không chỉ gây nên cảm giác đau rát khó chịu, mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Da bị cháy nắng còn có thể gây nên một số bệnh lý nguy hiểm cho da như: viêm da, ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy,…

Ngoài ra, còn gây thay đổi cấu trúc gen trong các tế bào da của cơ thể, nếu để da thường xuyên phải tiếp xúc với các tia UV trong thời gian dài thì có thể dẫn tới ung thư da.

Cách phòng ngừa da bị cháy nắng

Để phòng tránh những nguy hiểm cho làn da, ngăn ngừa một số bệnh lý nguy hiểm cho da như: viêm da, ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư da, chúng ta nên:

+ Hạn chế đi ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều trong thời điểm mùa hè, từ 11 giờ đến 15 giờ chiều đối với các mùa còn lại bởi đây là khoảng thời gian ánh nắng gay gắt nhất và có chỉ số tia cực tím cao nhất, không tốt cho làn da.

+ Khi đi ra ngoài trời, lao động ngoài trời cần có biện pháp chống nắng cẩn thận: đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, mặc áo dài tay,…

+ Nên thoa kem chống nắng trước 20-30 phút kể từ khi ra khỏi nhà, sau khoảng 3 tiếng thì cần phải bôi lại kem một lần để bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời.

+ Nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF 30+, PA++ trở lên khi đi ra ngoài.

+ Khi đi du lịch ở những vùng biển, chúng ta nên hạn chế tắm biển vào những thời điểm nhiệt độ ngoài trời quá cao, nên tắm vào khoảng thời gian từ 6 giờ - 8 giờ sáng, chiều từ 16 giờ chiều đến 18 giờ tối.

+ Nên uống đủ nước để ngăn chặn tình trạng mất nước qua da, đặc biệt là vào những ngày nhiệt độ tăng cao. Nên uống nước dừa, nước mía, nước lọc hay các loại nước canh,…

+ Bổ sung cho cơ thể đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất để giúp làn da luôn khỏe mạnh.

Khi làn da có dấu hiệu bị cháy nắng hãy đắp mát cho da bằng cách dùng khăn lạnh, khăn bọc đá rồi xoa đều lên vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, không nên dùng đá lạnh xoa trực tiếp lên da vì có thể gây ra hiện tượng bỏng lạnh và tổn thương da nghiêm trọng, thay vào đó hãy bọc đá vào khăn bông mềm rồi áp vào vùng da bị cháy nắng và tiến hành các bước phục hồi da bị cháy nắng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

9 thực phẩm chống nắng, giảm thiểu tia UV, tăng collagen cực tốt

Da bị cháy nắng sau bao lâu phục hồi?

Chuyên gia bật mí cách sử dụng kem chống nắng cho trẻ

9 thực phẩm hạn chế ảnh hưởng của tia UV

Da bị tổn thương do ánh nắng: Những điều không nên làm, cách phục hồi hiệu quả

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác