Da bị tổn thương do ánh nắng: Những điều không nên làm, cách phục hồi hiệu quả

6/28/2021 5:10:00 PM
Làn da bị cháy nắng có thể gây ra những hậu quả lâu dài như ung thư da, nếp nhăn, da bị bong tróc,.. Nếu biết cách “cấp cứu” kịp thời đúng cách thì làn da sẽ được cải thiện

 

 Da bị tổn thương do ánh nắng: Những điều không nên làm, cách phục hồi hiệu quả

Làn da bị cháy nắng có thể gây ra những hậu quả lâu dài như ung thư da, nếp nhăn, da bị bong tróc,.. Nếu biết cách “cấp cứu” kịp thời đúng cách thì làn da sẽ được cải thiện, tuy nhiên nếu làm những điều này sau khi bị cháy nắng sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của làn da rất nhiều.

Những ngày hè nóng nực, làn da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời mà không có đồ bảo hộ như áo, mũ, ô hoặc kem chống nắng,…có thể khiến làn da bị cháy nắng. Tình trạng da bị cháy nắng là phản ứngviêm ở lớp ngoài cùng của da khi tiếp xúc với tia UV trong ánh nắng mặt trời, ánh nắng nhân tạo trong thời gian dài, Tình trạng cháy nắng không chỉ khiến người bị cảm thấy khó chịu, đau rát mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ

Cách nhận biết làn da bị cháy nắng

Vào những ngày mùa hè, khi làn da tiếp xúc với các tia cực tím (UVA/UVB) trong khoảng 6 giờ, da sẽ bắt đầu có biểu hiện cháy nắng,dấu hiệu này sẽ rõ ràng hơn sau 12 - 24 giờ tiếp xúc.

Khi da bị cháy nắng da có các biểu hiện như: da bị đỏ, rát, da không đều màu do tác động của tia UVA làm kích thích sản sinh các Melanin tối màu khiến da bị đen sạm, da bị khô sạm do các tế bào keratin bị sừng hóa, da trở nên khô, dày và dễ bong tróc. Ngoài ra, da còn xuất hiện các nếp nhăn bởi các sợi Collagen và Elastin trong da bị vỡ, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa. Một số người có thể xuất hiện tình trạng da bị rộp da, nổi bóng nước, mất điện giải, da bị nhiễm trùng, da mặt và các chi bị phù.

Nguyên nhân nào khiến làn da cháy nắng

Làn da bị cháy nắng, sạm đen nguyên nhân chính gây ra bởi làn da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều mà không che chắn, không bảo vệ da, chăm sóc da không đúng cách sẽ tăng nguy cơ là da bị cháy nắng. Ngoài ra, làn da cháy nắng bởi các nguyên nhân khác như: 

+ Do đi du lịch đến những khu vực có khí hậu nắng nóng, nhiều ánh sáng mặt trời như các quốc gia ở khu vực xích đạo.

+ Những người có làn da sáng màu, làn da mỏng

+ Những người có tiền sử bị cháy nắng.

+ Những người thường xuyên hoạt động ngoài trời, nhất là vào mùa hè

+ Một số người đang sử dụng các loại thuốc làm tăng khả năng bắt nắng của da cũng có thể gặp tình trạng cháy nắng

+ Ảnh hưởng từ các tia cực tím của ánh nắng mặt trời

Da bị tổn thương do ánh nắng: Những điều không nên làm, cách phục hồi hiệu quả

Khi làn da bị cháy nắng, thời gian hồi làn da cháy nắng sạm đen phụ thuộc vào mức độ da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Nếu bạn bị cháy nắng nhẹ chỉ cần 3 - 4 ngày để hồi phục, những người bị cháy nắng vừa cần từ 7 - 10 ngày để phục hồi, những người bị cháy nắng nặngcó thể cần từ 2 - 3 tuần mới có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, khi làn da bị cháy nắng để giúp làn da nhanh phục hồi tuyệt đối không làm những điều sau đây:

+ Sử dụng lô hội kết hợp sáp dầu

Như đã biết, lô hội có tính kháng viêm nên được sử dụng rất tốt cho vùng da bị cháy bắng, nhưng nếu sử dụng lô hội kết hợp sáp dầu khiến làn da cháy nắng lâu khỏi hơn. Bởi sáp dầu khiến da không thểthể thoát nhiệt, từ đó khiến vết cháy nắng lâu hồi phục hơn.

+ Mặc trang phục bó sát

Một số người thích mặc những trang phục bó sát để tôn lên vẻ đẹp của cơ thể, nhưng nếu bị cháy nắng vẫn tiếp tục mặc trang phục bó sát có thể khiến làn da bị viêm, sưng nặng hơn và xuất hiện các nốt phồng rộp. Bởi sau khi bị cháy nắng, làn da cần được thông thoáng, hạn chế quần áo, chạm vào vị trí bị cháy nắng

+ Không cấp đủ nước cho cơ thể

Các vị trí da bị cháy nắng không chỉ gây đau đớn, rát da mà chúng còn còn hút hết chất lỏng về phía da, khiến các bộ phận khác bị thiếu nước. Vậy nên để làn da phục hồi hãy uống thật nhiều nước và chú ý đến các dấu hiệu mất nước của cơ thể.

+ Gãi hoặc bóc lớp da cháy nắng

Tình trạng da bị bong tróc sau khi cháy nắng là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường, cho thấy da bạn đang bắt đầu lành lại. Nhưng một số người cảm thấy ngứa ngáy thường gãi hoặc bóc lớp da cháy nắng. Nhưng theo các chuyên gia về da liệu tốt nhất bạn không nên can thiệp vào quá trình chữa lành đó của da và hãy để da bong tróc một cách tự nhiên.

+ Che vết bỏng nắng bằng lớp trang điểm

Một số người khi bị cháy nắng thường sử dụng phấn trang điểm, kem nền để che đậy vết bỏng. Nhưng bạn có biết khi bị cháy nắng làn da cần thông thoáng vể vết bỏng mau lành. Ngoài lớp trang điểm, dầu thừa, các vi khuẩn từ cọ trang điểm và mút trang điểm sẽ khiến vết bỏng dễ bị nhiễm trùng hoặc dị ứng.

+ Nặn các vết phồng rộp

Như đã biết các vết phổng rộp cũng có vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành, bởi chúng giúp bảo vệ các vết thương. Để giảm tình trạng khó chịu này bạn có thể thoa kem lô hội nếu vết phồng rộp bị đau đớn, nhưng tuyệt đối không nên nặn chúng ra

+ Sử dụng kem chứa cồn:

Hãy đảm bảo loại kem không chứa cồn bởi cồn sẽ lấy đi lớp dầu tự nhiên của da, làm giảm khả năng tự chữa lành sau khi da bị cháy nắng.

Tẩy da chết:

Tẩy da chết ở những khu vực bị cháy nắng khiến làn da bị cháy nắng phục hồi chậm hơn. Các sản phẩm tẩy da chết chứa axit glycolic, retinoid hoặc axit salicylic có thể gây tổn thương nghiêm trọng vùng da bị cháy nắng.

+Sử dụng kem chống nắng hóa học:

Hãy đảm bảo dùng kem chống nắng vật lý thay vì kem chống nắng hóa học vì có thể gây kích ứng vùng da bị cháy nắng.

+ Không uống thuốc kháng viêm ngay:

Một số người khi bị cháy nắng không uống thuốc kháng viêm ngay. Viêm là phản ứng của cơ thể sau khi bị cháy nắng và bạn cần làm gì đó để giảm tình trạng viêm này. Bạn nên dùng các loại thuốc kháng viêm như ibuprofen hay aspirin trong vòng 4 - 6 giờ sau khi bị cháy nắng để đảm bảo hiệu quả của thuốc.

Phục hồi da bị cháy nắng nhanh chóng, an toàn mà hiệu quả

Đắp mặt nạ chữa cháy nắng cho da

+ Mặt nạ nha đam chữa da bị cháy nắng:

Nha đam sau khi mua vềrửa sạch rồi gọt vỏ, lấy phần gel bên trong và thoa lên vùng da cháy nắng. Sau khoảng 5 phút, bạn rửa sạch lại với nước sạch.

Bạn có thể chữa cháy nắng cho làn da bằng cách đắp mặt nạ như: sữa chua, nha đam, dưa leo, cà chua, mật ong,…

+ Mặt nạ cà chua chữa da bị cháy nắng:

Hãy cắt đôi quả cà chua rồi chà xát nhẹ nhàng lên các khu vực bị cháy nắng, cách khác bạn có thể hòa 2 cốc nước ép cà chua vào bồn tắm nước lạnh và ngâm người.

+ Mặt nạ dưa leo chữa da bị cháy nắng:

Cắt dưa leo thành từng lát thật mỏng sau đó đắp lên vùng da tổn thương, vùng da bị cháy nắngđể giúp da hồi phục nhanh hơn.

+ Mặt nạ mật ong chữa da bị cháy nắng:

Thoa mật ong nguyên chất lên vùng da bị cháy hoặc trộn sữa với mật ong theo tỷ lệ 50/50, chanh với mật ong theo tỷ lệ 80/20 và bôi đều lên da, sau đó rửa lại với nước sạch.

+ Mặt nạ sữa chua chữa da bị cháy nắng:

Sử dụng loại sữa chua không đường đặt trong ngăn mát tủ lạnh rồi thoa trực tiếp lên vùng da cháy nắng. Đợi khoảng 5 - 10 phút rồi rửa lại với nước mát cho sạch

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng là một trong những cách giúp làm dịu da bị cháy nắng, đồng thời hạn chế bong tróc, giúp da phục hồi nhanh hơn. Bạn có thể bổ sung một số loại nước tốt cho cơ thể vừa có tác dụng dưỡng da như: các loại nước ép rau củ giàu Vitamin A, vitamin C, vitaminE

Dưỡng ẩm cho da

Việc sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da bị cháy bắng giúp hỗ trợ làm mờ các đốm da xỉn màu là cách làm trắng da mặt khi bị cháy nắng hiệu quả. Tránh sử dụng sản phẩm có chứa Petroleum, Benzocaine, Lidocaine

Làm dịu da bằng nước mát

Khi làn da có dấu hiệu bị cháy nắng hãy đắp mát cho da bằng cách dùng khăn lạnh, khăn bọc đá rồi xoa đều lên vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, không nên dùng đá lạnh xoa trực tiếp lên da vì có thể gây ra hiện tượng bỏng lạnh và tổn thương da nghiêm trọngthay vào đó hãy bọc đá vào khăn bông mềm rồi áp vào vùng da bị cháy nắng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cách xử lý khi da bị cháy nắng và những điều tối kỵ

Cách chữa cháy nắng thần tốc sau khi đi biển

‘Cứu’ làn da cháy nắng bằng những phương pháp cực đơn giản

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác