Kinh nghiệm trồng lan Trúc Phật Bà ra hoa sai
Kinh nghiệm trồng lan Trúc Phật Bà ra hoa sai
Lan Trúc Phật Bà sở hữu vẻ đẹp cuốn hút, độc đáo được nhiều người chọn trồng làm cảnh. Nhưng đây là một trong những giống lan khó thuần, thường chỉ sống được 1-2 mùa là bắt đầu lụi dần. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc lan Trúc Phật Bà ra hoa sai, cây phát triển khỏe mạnh.
Lan Trúc Phật Bà có tên khoa học là Dendrobium Pendulum, phân bố chủ yếu ở các khu vực có khí hậu mát mẻ, dễ chịu, không quá nóng như khu đảo Hải Nam, Tây Tạng Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Chúng là cây phụ sinh sống bám trên các cây thân gỗ trong các khu rừng đất thấp.
Chiều cao của loài lan này từ 30-80cm, khi được chăm sóc trong điều kiện thuận lợi, những cây lan Trúc Phật Bà có thể đạt chiều cao lên đến 1m. Thân cây được tạo thành bởi các đốt, phình to ở vị trí nối các đốt, thon nhỏ ở giữa, các đốt có độ dài ngắn khác nhau giống như thân cây trúc. Bên cạnh đó, mỗi mắt trên thân cây thường có ra nhiều nhánh, từ vị trí này có thể ra hoa hoặc mọc cây con
Lá của lan Trúc Phật Bà có hình mũi mác, mỏng, mặt trên của lá nhẵn, mặt phía dưới lá thường có lông, màu sắc lá thường có độ đậm, nhạt tùy thuộc vào lượng ánh sáng mà chúng nhận được. Lá sẽ chuyển sang màu vàng khi lá già.
Thường cuối đông đến hết mùa xuân là thời điểm lan Trúc Phật Bà ra hoa. Tại các vị trí mắt ngủ của cây là nơi chúng ra hoa, mỗi mắt chỉ nở khoảng 1-2 bông, mỗi bông có kích thước từ 4-7cm, mỗi bông thường có 5 cánh hoa xòe rộng ra xung quanh, cánh hoa màu trắng với các chấm màu tím đậm - nhạt ở vị trí đầu cánh. Bên trong lưỡi hoa thường có màu vàng, viền trắng xung quanh, một chấm màu tím ở cuối cùng, phần họng của bông thường có màu nâu hoặc màu vàng đồng nhất với phần lưỡi
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan Trúc Phật Bà
Lan Trúc phật bà là loại lan khó thuần dưỡng, thường chỉ sống được 1-2 mùa là bắt đầu lụi dần bởi cây thích khí hậu mát mẻ, nắng nhẹ, ẩm vừa phải, không quá nóng. Do đó, trong quá trình chăm sóc cây cần đặc biệt chú ý đến giá thể trồng, nước tưới, ánh sáng, nhiệt độ,…
Giá thể trồng lan Trúc Phật Bà
Trồng lan Trúc Phật Bà vào dớn
Người trồng có thể lựa chọn dớn bảng hoặc dớn đĩa để trồng lan Trúc Phật Bà. Trước khi trồng, dớn cần được xử lý loại sạch bụi bẩn, mầm bệnh tiềm ẩn
Xử lý giá thể dớn
Bước 1: Rửa sạch dớn với nước cho sạch, rũ sạch đất, cát, lá, vỏ cây tạp, rửa dớn đến khi nào nước trong veo là tốt nhất
Bước 2: Ngâm nước vôi, nước vôi trong hoặc với physan 20 nồng độ 2ml/1 lít nước, benkina nồng độ 2ml/ 1 lít nước khoảng thời gian 2 tiếng, ngâm trong 2 ngày. Điều này có tác dụng trung hòa axit, diệt cỏ hại, côn trùng gây hại, nấm khuẩn
Bước 3: Rửa dớn lại với nước để rửa trôi hết nước vôi hoặc physan, benkina
Bước 4: Ghép lan lên hoặc cho vào chậu trồng hoặc làm tã đắp lên giò lan là được.
Trồng lan trên dớn:
Bước 1: Dớn sau khi đã được xử lý sạch sẽ, cố định dớn với dây treo, nếu dớn đĩa cần coosd dịnh 3-4 dây cho cân bằng, dớn banrg chỉ cần sử dụng 1-2 dây bọc nhựa cố định là được
Bước 2: Dùng một lớp rêu rừng lót một lớp mỏng vào gốc cây cho cây giữ ẩm, hạn chế tình trạng mất nước
Bước 3: Có thể trồng dựng đứng cây lên hoặc xòe ngang, quay ngang hoặc xuống. Dùng dây thít nhựa hoặc dây đồng, dây kim loại bọc nhựa để cố định cây lan.
Bước 4: Sau khi trồng xong di chuyển lan Trúc Phật Bà vào chỗ râm mát 50-60% ánh sáng, sử dụng bình xịt phun xương để cung cấp độ ẩm cho cây, có thể sử dụng phân hoặc phun phân bón lá Atonic, Bayfolan, Grow more (loại 30 – 10 – 10) và thuốc kích thích ra rễ Rootone cho lan ra rễ.
Bước 7: Sau một thời gian, lan Trúc Phật Bà bắt đầu ra rễ non, hãy di chuyển chậu ra chỗ có ánh sáng và chăm sóc cẩn thận, bổ sung dinh dưỡng, nước tưới đầy đủ cho lan phát triển.
Trồng lan Trúc Phật Bà vào chậu:
Nếu trồng lan trong chậu nên sử dụng các loại chậu nhựa, chậu nhựa giả gỗ nan thưa hoặc chậu nhựa đen, chậu gỗ, chậu đất nung.
Khi trồng lan Trúc Phật Bà trong chậu nên lựa chọn giá thể dớn vụn, vỏ thông để trồng lan, phân bò đã qua xử lý. Có thể phối trộn giá thể trồng theo tỷ lệ:
+ 60% vỏ thông phối trộn cùng với 40% vỏ cây linh sam, trộn với dớn vụn và phân dê ủ nấm trichoderma để trồng lan
+ 60% vỏ thông, 40% dớn vụn trộn kèm với một chút phân bò đã qua xử lý
Bước 1: Sau khi phối trộn giá thể theo công thức ở trên hãy cho giá thể vào trong chậu, đầy đến mặt chậu.
Bước 2: Đặt cây Trúc Phật Bà lên bề mặt, cố định chắc để cây không bị lung lay gốc.
Bước 3: Sau khi cố định cây, phủ một lớp rêu mỏng xung quanh gốc giúp giữ ẩm
Bước 4: Di chuyển cây vào khu vực thoáng gió, tránh mưa nắng trực tiếp, tưới ẩm cho cây bằng bình xịt phun xương, mỗi ngày 1 lần vào sáng hoặc chiều muộn.
Bên cạnh đó, trong quá trình trồng cần thay chậu cho lan trong thời định kỳ. Bởi việc này sẽ giúp cây thoáng khí thuận lợi cho quá trình trao đổi chất để phát triển, hạn chế nấm bệnh hại phát triển.
Nên tiến hành thay chậu mới 2 năm/lần, sau khi thay khoảng 1-2 tuần sau tưới nước trở lại để cây thích nghi dần với môi trường sống.
Chăm sóc lan Trúc Phật Bà
Độ ẩm
Cây ưa ẩm vừa phải, không thích hợp khi độ ẩm quá cao, tùy thuộc vào khí hậu khu vực mỗi người mà cung cấp độ ẩm cho cây phù hợp. Những khu vực có nắng nóng, nhiệt độ cao nên bổ sung độ ẩm cho cây ngày 2 lần vào sáng và chiều mát, những khu vực có khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao chỉ tưới cho cây khi thấy giá thể đã khô, ngày 1 lần vào buổi sáng.
Vào mùa đông, cây bước vào thời điểm cây bước vào thời kỳ ngủ đông nên chỉ cần giữ ẩm bằng cách xịt phun sương 1-2 lần/ tuần là được.
Khu vực trồng lan
Lan Trúc Phật Bà cần gió thoáng, không thích hợp ở khu vực ít gió. Do vậy nên treo lan ở những khu vực cao, có gió, nhiệt độ mát, ánh sáng vừa phải ( 50-70% ánh sáng tự nhiên). Có thể treo lan Trúc Phật Bà cạnh hồ nước, hồ cá cảnh vì những khu vực này vừa giữ ẩm cao lại hạ nhiệt tốt
Nhiệt độ
Cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất trong điều kiện 18-23 độ C. Do đó, những ngày nắng nóng nên di chuyển cây vào khu vực mát mẻ hoặc sử dụng lưới che nắng cho cây, hạn chế nhiệt độ từ môi trường, ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cât
Phân bón
Lan Trúc Phật Bà cực kì nhạy cảm với phân bón, khi trồng lan cần đặc biệt chú ý. nên sử dụng phân bón hữu cơ đã xử lý kỹ hoặc phân tan chậm với liệu lượng chỉ bằng 50% so với bao bì và đặt cách xa gốc cây.
Ngoài ra có thể sử dụng phân dê, phân bón lá để bón cho cây. Phân dê cần phải xử lý kỹ, nếu không xử lý cẩn thận nấm bệnh sẽ phát triển, gây hại cho cây.
Nếu không có nhiều thời gian có thể sử dụng phân tan chậm để bón cho cây, đặt xung quanh chậu, không đặt sát cạnh gốc cây.
Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc có thể bổ sung cho lan một số chất sinh trưởng như vitamin B1, super thrive.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Bí quyết chăm sóc lan Vũ Nữ phát triển tốt, ra nhiều hoa
+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc lan Hoàng Thảo Đơn Cam chuẩn nhất
+ Kinh nghiệm chăm sóc lan Thiên Nga Đen nhiều qua, hoa lâu tàn
+ Địa lan Trần Mộng: cách trồng, chăm sóc lan
+ Bật mí kinh nghiệm giúp hoa lan rừng đậm màu hơn, lâu tàn hơn
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa lan mặt khỉ
- Các bước chăm sóc hoa lan sau khi chơi Tết đúng chuẩn
- Hướng dẫn chăm sóc hoa hồng William Shakespeare
- Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan Đuôi Chồn hoa nở nhiều
- Bí quyết trồng và chăm sóc hoa Lan Phi Điệp
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng vào mùa đông để cây phát triển tốt, nở hoa rực rỡ
- Chăm sóc hoa hồng vào mùa hè: những điều cần lưu ý
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Rouge Royale rose
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Midnight Blue
- Chăm sóc hoa hồng Lavender Crystal
- Chăm sóc hoa ly nở đúng dịp Tết âm lịch hãy làm theo các bước sau
- Chăm sóc hoa Hồng Anh cho ngôi nhà rực rỡ sắc hoa
- Cách chăm sóc hoa triệu chuông nở rực rỡ quanh năm
- Kỹ thuật chăm sóc hoa Thu hải đường cho sắc màu rực rỡ, cuốn hút
- Cách chăm sóc hoa Hương Tuyết cầu cho ban công chung cư đẹp ngỡ ngàng
- Chăm sóc hoa dạ yến thảo cho ban công nhà bạn mãi luôn tràn ngập sắc hoa
- Mách bạn cách trồng và chăm sóc hoa cúc xanh
- Bạn đã biết cách chăm sóc hoa hồng xanh đúng cách
- Hướng dẫn các bạn cách chăm sóc hoa lay ơn cho nhiều nụ
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.