Khi bị đau dạ dày có nên uống sữa?
Đau dạ dày là tình trạng khá nhiều người gặp phải gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt. Nhưng khi bị đau dạ dày có nên uống sữa hay không, nên uống như thế nào không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề có nên uống sữa khi bị đau dạ dày hay không?
Đau dạ dày là một trong những bệnh lý thường gặp ở nhiều người, đây là tình trạng bao tử bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra: thói quen ăn uống thiếu khoa học, loét dạ dày tá tràng, viêm cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng, chứng khó tiêu chức năng,… hay dạ dày không thực sự bị tổn thương mà chỉ do có rối loạn vận động của dạ dày và có tăng tiết axit dịch vị dạ dày. Từ đó xuất hiện các các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị gây khó chịu cho sức khỏe.
Khi bị đau dạ dày bên cạnh tiêu thụ những phực phẩm như chuối, các thực phẩm khô, táo, bánh mì nướng, trà thảo dược, gừng tươi, nước dừa, sữa chua, đậu bắp, thì khá nhiều người uống sữa tươi để giảm tình trạng khó chịu cho cơ thể do đau dạ dày gây nên. Vậy đau dạ dày có nên uống sữa không?
Sữa từ lâu được biết đến là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe nhưng trong sữa có tính axit nên khá nhiều người băn khoăn về việc có nên uống sữa hay không.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết tính axit trong sữa rất nhẹ, yếu hơn axit dạ dày nên chúng có thể được dung hoa dễ dàng khi được tiêu thụ. Vậy nên, việc uống sữa không khiến cho những cơn đau dạ dày của chúng ta tái phát. Bên cạnh đó, những người bị đau dạ dày khi uống sữa còn giúp giảm lượng axit do dạ dày tiết ra, có tác dụng giảm đau, hạn chế tổn thương cho niêm mạc dạ dày 74 Kcal; 3,9g Protein; 120mg Canxi; 143mg Kali cùng nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, B5, B12 và vitamin E,... và các khoáng chất có lợi khác.
Những người bị đau dạ dày khi uống sữa tươi thường xuyên giúp bổ sung probiotics cho hệ tiêu hóa. Probiotics là lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, cải thiện vấn đề đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, khó tiêu.
Ngoài ra, không chỉ giàu dinh dưỡng mà sữa tươi còn chứa lượng lớn lactose có tác dụng dụng lên men tự nhiên trong đường ruột, giúp vi khuẩn có lợi phát triển đồng thời ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại nhằm tăng cường chức năng tiêu hóa.
Sữa còn chứa nhiều protein, nên những người bị đau dạ dày khi tiêu thụ sữa thường xuyên giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp niêm mạc dạ dày khỏe mạnh hơn từ đó giảm đau dạ dày, viêm lóe dạ dày,…
Người bị đau dạ dày nên uống sữa như thế nào?
Sữa mang lại nhiều lợi ích cho người bị đau dạ dày nhưng nếu uống sai cách, uống quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn người bị đau dạ dày chỉ nên uống khoảng 500ml sữa mỗi ngày
Không nên uống sữa khi bụng đói, tốt nhất nên uống sữa sau bữa ăn chính khoảng nửa tiếng hoặc một tiếng sau khi ăn. Đồng thời, nên uống sữa vào buổi sáng sau khi ăn nhằm giúp cơ thể được cung cấp năng lượng, hạn chế uống sữa vào buổi tối.
Nhằm kiểm soát tốt bệnh đau dạ dày, người bị đau dạ dày cần duy trì thói quen ăn uống khoa học, hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, chứa nhiều axit, ăn chậm nhai kỹ, uống đủ nước, không nhịn đói, không vận động mạnh sau khi ăn, kiểm soát căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya, nên Nên gối cao đầu khi ngủ để hạn chế tình trạng trào ngược axit dạ dày,…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Ăn quá nhiều bắp cải gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe?
7 loại thực phẩm nên ăn trong đợt bệnh Crohn bùng phát
Nội soi chẩn đoán sớm ung thư dạ dày (Phần 3)
Khi bị tiêu chảy có ăn trứng được không?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Những thực phẩm tuyệt đối không bọc trong giấy bạc
Giấy bạc là vật dụng quen thuộc nên được nhiều người sử dụng trong chế biến, làm chín thức ăn nhưng có những loại thực phẩm dưới đây tuyệt đối không nên bọc trong giấy bạc để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe, cơ thể bị hấp thụ kim loại. -
5 đồ dùng nhà bếp cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe
Những loại đồ dùng nhà bếp nếu có những dấu hiệu dưới đây cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe, tránh nhiễm chất độc hại. -
Thực phẩm tăng cường sức khỏe phổi nên ăn nhiều
Những loại thực phẩm quen thuộc dưới đây khi biết tận dụng đúng cách sẽ tăng cường sức khỏe phổi, phòng ngừa các bệnh hô hấp hiệu quả. -
Top 3 loại rau là thuốc quý ít người sử dụng
Có những loại rau vừa được sử dụng làm thực phẩm nhưng vừa có thể dùng làm thuốc để trị bệnh nhưng ít người sử dụng, thậm chí coi chúng là cỏ dại thường bị nhổ bỏ đi. -
Top 5 loại thực phẩm càng ăn nhiều lại càng hại thận
Nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm này không chỉ gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột mà còn gây hại thận. Để bảo vệ sức khỏe thận, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh hiệu quả chúng ta cần tránh tiêu thụ quá nhiều. -
Top 5 loại trái cây phổ biến dễ nhiễm thuốc kích thích
Những loại trái cây dưới đây sở hữu ngoại hình hấp dẫn nhưng rất dễ nhiễm thuốc kích thích nên cẩn trọng khi mua để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Bị căng cơ quá mức nên ăn thực phẩm nào
Căng cơ qua mức khiến cơ bắp bị kéo căng hoặc rách gây ảnh hưởng đến vận động của cơ thể. Ngoài việc nghỉ ngơi, tránh hoạt động gây đau, uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ hãy bổ sung các thực phẩm dưới đây giúp quá trình phục hồi khi bị căng cơ quá mức được nhanh chóng. -
Nước gạo lứt: bí quyết vàng giúp gan khỏe, dưỡng thận
Uống thường xuyên nước gạo lứt sau ăn 30 phút mỗi ngày không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp gan khỏe, dưỡng thận, hạ đường huyết hiệu quả. -
Cẩn trọng khi ăn cá: những ai không nên ăn cá
Cá là thực phẩm bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng những nhóm người dưới đây không nên ăn cá kẻo gây hại cho sức khỏe. -
Uống nước mía: 5 điều nhất định cần phải biết để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Nước mía là loại đồ uống được nhiều người yêu thích trong mùa hè nắng nóng nhưng khi uống cần nhớ những điều sau để tránh gây hại sức khỏe, tăng đường huyết, tăng cân.