Tại sao stress, căng thẳng gây đau dạ dày?

10/10/2023 11:30:00 AM
Căng thẳng, stress kéo dài, suy nghĩ nhiều khiến cho nhiều người mắc phải tình trạng đau dạ dày dù vẫn tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ. 

 

Tại sao stress, căng thẳng gây đau dạ dày?

Căng thẳng, stress kéo dài, suy nghĩ nhiều khiến cho nhiều người mắc phải tình trạng đau dạ dày dù vẫn tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Vậy vì sao suy nghĩ nhiều, căng thẳng, stress có thể gây đau dạ dày, làm thế nào để phòng ngừa đau dạ dày cho stress gây nên?

Khi bị đau dạ dày khá nhiều người gặp tình trạng đau âm ỉ, tức vùng bụng, đau nóng rát rất khó chịu, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn, ăn uống kém, thậm chí có thể bị chảy máu tiêu hóa,... Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày trong đó stress, căng thẳng, suy nghĩ nhiều là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày nhất ở những người làm việc căng thẳng, công việc nhiều, áp lực,…

Vì sao stress, suy nghĩ nhiều có thể gây đau dạ dày?

Đau dạ dày do căng thẳng, suy nghĩ nhiều, stress thường gặp trong cuộc sống hiện nay nhất là những người bận rộn, làm việc căng thẳng, khối lượng công việc quá nhiều, thường xuyên căng thẳng,…

Thần kinh chi phối cho hoạt động của dạ dày bao gồm 2 hệ thống khác nhau là thần kinh thực vật và thần kinh động vật. Ở điều kiện bình thường, hệ thần kinh thực vật sẽ tự hoạt động và điều phối cho các chức năng của dạ dày, hệ tiêu hóa.

Nhưng do hoạt động tinh thần quá tải, lo lắng, stress, cẳng thẳng, suy nghĩ nhiều sẽ dẫn đến hệ thần kinh động vật hoạt động quá mức theo từ đó kích thích luôn cả hệ thần kinh thực vật, từ đó kích thích dạ dày tăng bài tiết dịch tiêu hóa.

Nguồn axit dư thừa trong dạ dày kết hợp với yếu tố khác như bụng đói, dạ dày rỗng từ đó làm tăng nguy cơ viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản,…

Ống tiêu hóa của con người được chi phối, điều khiển chủ yếu bởi dây thần kinh phế vị hay dây thần kinh số X. Hệ thống này được cấu tạo từ vô số dây thần kinh để trao đổi tín hiệu với hệ thần kinh trung ương.

Stress, suy nghĩ nhiều, căng thẳng kéo dài sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương, từ đó dẫn đến tình trạng giảm lưu lượng tưới máu đến các cơ quan tiêu hóa (trong đó có dạ dày), ảnh hưởng đến các cơn co thắt của ống tiêu hóa, giảm bài tiết các dịch tiêu hóa cần thiết.

Từ đó khiến cho hoạt động ống tiêu hóa bị ngưng trệ, xuất hiện tình trạng đau dạ dày, ăn khó tiêu, buồn nôn, nôn ói. Ngoài ra, tình trạng stress, căng thẳng kéo dài không chỉ gây đau dạ dày do khả năng kích hoạt phản ứng viêm của hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm vi khuẩn Hp.

Đau dạ dày do căng thẳng còn có thể đi kèm các bất thường ở những bộ phận khác của ống tiêu hóa như làm tăng co thắt các cơ trơn của thực quản, ảnh hưởng đến chức năng đại tràng với các dấu hiệu bất thường như tiêu chảy hoặc táo bón.

Do đó những rối loạn tinh thần, căng thẳng kéo dài, stress, lo âu sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gây viêm đau dạ dày, đau dạ dày,…

Những dấu hiệu nhận biết đau dạ dày do stress, căng thẳng

+ Xuất hiện tình trạng khó tiêu sau khi ăn

+ Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi với tần suất ngày càng nhiều

+ Xuất hiện những cơn đau dạ dày thoáng qua

+ Cảm thấy nóng rát ở vùng thượng vị

Ở giai đoạn đầu của bệnh khá nhiều người chủ quan nên không ý thức việc thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, hạn chế căng thẳng, stress, giảm tải công việc,… Nhưng nếu kéo dài, không được chẩn đoán, điều trị có thể dẫn đến các tổn thương như: trào ngược dịch vị lên khoang miệng gây mòn men răng, cảm giác ê buốt răng hay viêm họng mạn tính, tổn thương viêm trợt ở thực quản kéo dài không được điều trị có thể chuyển sang loạn sản thậm chí xuất hiện tổn thương tiền ung thư, viêm đau dạ dày cấp tính,…

Để phòng ngừa đau dạ dày do căng thẳng, stress hãy tập luyện thể thao như đi bộ, bơi lội, tập yoga, thôi miên, ngồi thiền, thư giãn cơ bắp và sử dụng âm nhạc, chế độ dinh dưỡng hợp lý ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế chất béo, rượu bia và các chất kích thích, tránh căng thẳng, stress.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ trào ngược dạ dày thực quản

Men vi sinh đường tiêu hóa, Probiotics, có tốt cho bệnh viêm dạ dày không?

Ðiều hòa co bóp dạ dày – Thuốc gì?

Bị đau dạ dày nên tránh ăn những loại trái cây nào vào buổi sáng

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác