Ăn quá nhiều bắp cải gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe?
Bắp cải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không vì thế mà chúng ta ăn quá nhiều bắp cải. Bởi nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra một số tác hại cho sức khỏe như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy,...
Rau bắp cải, hay cải bắp, cải nồi cùng thuộc họ với bông cải xanh, cải Brussels, súp lơ trắng và cải xoăn. Loại rau này có thể có nhiều màu từ xanh lá cây đến đỏ và tím và lá có thể nhẵn hoặc nhăn nheo. Rau bắp cải chứa giàu chất xơ, vitamin B3, vitamin B9, vitamin A, vitamin K, chất chống oxy hóa, các khoáng chất như natri, kali, canxi, sắt, magie, kẽm, phốt pho,... Khi ăn đúng cách sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như bảo vệ dạ dày, niêm mạc dạ dày, điều trị viêm loét dạ dày, tăng cường miễn dịch, phòng ngừa ung thư, chống lại các gốc tự do, giảm lão hóa, tốt cho làn da, giảm cân, điều hòa huyết áp, có lợi cho tim mạch, hệ tiêu hóa khỏe mạnh,...
Mặc dù chúng có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế nên chúng ta chỉ nên ăn bắp cải ở mức vừa phải, không ăn quá nhiều, nên thay đổi nhiều loại rau củ khác trong thực đơn hàng ngày, hàng tuần. Bởi nếu ăn quá nhiều rau bắp cải sẽ dẫn đến những tác hại không mong muốn cho sức khỏe như:
Gây đầy hơi, khó tiêu
Khi ăn quá nhiều rau bắp cải, ăn liên tục trong nhiều bữa có thể khiến cơ thể gặp phải tình trạng khó tiêu. Bởi rau bắp cải có chứa một loại đường khó tiêu gọi là raffinose. Nếu ăn quá nhiều bắp cải, lượng raffinose trong cơ thể có thể tăng cao gây ra tình trạng gây chướng khí, đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt.
Tiêu chảy
Rau bắp cải có chứa nhiều chất xơ, cứ 100g bắp cải sẽ chứa 2,5 - 3g chất xơ trong đó có rất nhiều chất xơ không hòa tan. Lượng chất xơ không hòa tan hoàn toàn tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa. Chất xơ không hòa tan sẽ chặn đường ruột, phản ứng với các vi sinh vật trong đường ruột, gây nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy.
Thiếu i-ốt, tác động đến tuyến giáp
Ăn quá nhiều bắp cải có thể gây tác động xấu đến chức năng hoạt động bình thường của tuyến giáp. Bởi rau bắp cải ngăn cản việc hấp thụ i-ốt để tuyến giáp phát triển bình thường. Nếu ăn rau bắp cải trong một thời gian dài có thể làm suy giảm chức năng của tuyến giáp dẫn đến các bệnh nhược giáp hoặc bướu cổ.
Gây sỏi thận
Ăn quá nhiều rau bắp cải, ăn trong thời gian dài có thể gây tình trạng sỏi thận. Bởi bắp cải có chứa oxalate nên dễ thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
Làm hạ đường huyết
Mặc dù bắp cải có khả năng hạn chế hấp thu đường sau bữa ăn nhưng việc tiêu thụ một lượng lớn bắp cải có thể gây hạ đường huyết do lượng đường trong máu giảm xuống mức quá thấp. Do vậy đây chính là nguyên nhân vì sao chúng ta không nên ăn bắp cải sau khi phẫu thuật.
Bắp cải có chứa một số hợp chất có thể gây rối loạn tiền đình, làm xuất hiện triệu chứng chóng mặt, hoa mắt hoặc khó chịu khi thay đổi vị trí của đầu nếu ăn quá nhiều.
Phản ứng với thuốc chống đông máu
Trong khi thuốc chống đông máu, tiểu cầu hoạt động để ngăn ngừa máu đông thì vitamin K có nhiều trong bắp cải lại gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoặc làm phản tác dụng của thuốc.
Vậy nên việc ăn bắp cải không gây hại cho sức khỏe nếu chúng ta dùng đúng liều lượng, kết hợp với những loại rau củ quả khác cùng với chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng đầy đủ các dưỡng chất. Theo các chuyên gia khuyến cáo mỗi tuần nên ăn 3-4 lần/tuần, mỗi lần ăn không nên ăn quá nhiều. Nếu sau khi ăn bắp cải nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn, tránh ảnh hưởng sức khỏe.
BÀI CÙNG CHỦ ĐÊ:
Loại rau quý được ví như thuốc của người nghèo tốt cho sức khỏe
Ngỡ ngàng lợi ích tuyệt với từ rau bắp cải
7 loại thực phẩm nên ăn trong đợt bệnh Crohn bùng phát
Bắp cải: 6 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe theo bác sĩ tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.