Sai lầm khi ăn sữa chua khiến đau dạ dày, tăng cân
Sữa chua được biết đến là một trong những món ăn vặt lành mạnh, tốt cho sức khỏe, vô cùng bổ dưỡng. Hàng ngày nếu các chị em phụ nữ ăn 1 hộp sữa chua seẽ hỗ trợ giảm cân, kích thích sự phát triển của lợi khuẩn, cải thiện hệ miễn dịch, giải quyết hết các vấn đề về viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ, giúp da sáng, hỗ trợ tăng trưởng, tái tạo tế bào, tốt cho dạ dày. Nhưng khi ăn sữa chua tránh những sai lầm dưới đây để không bị phản tác dụng.
Những sai lầm cần tránh phạm phải khi ăn sữa chua
Ăn sữa chua khi đói
Sữa chua thực chất được làm từ sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức sữa tươi cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Nếu thường xuyên ăn sữa chua lúc đói lâu dài có nguy cơ viêm loét dạ dày, đau dạ dày. Bởi các vi khuẩn trong sữa chua sẽ tấn công dạ dày gây ra tình trạng đau dạ dày.
Hâm nóng sữa chua
Khá nhiều người quan niệm rằng nên hâm nóng sữa chua sẽ tốt hơn, tránh bị đau bụng. Tuy nhiên, khi hâm nóng sữa chua có thể khiến lợi khuẩn trong sữa chua mất đi.
Ăn sữa chua cùng nhiều loại trái cây có tính chua
Nếu kết hợp sữa chua với nhiều loại trái cây có tính chua như: cam, xoài, khế lâu ngày sẽ khiến lượng axit quá cao, làm hại dạ dày, ăn mòn thành dạ dày, trướng bụng, khó tiêu hoặc thậm chí là tiêu chảy. Bởi
Trộn sữa chua cùng quá nhiều thứ
Nhiều người có thói quen trộn sữa chua cùng với nhiều nguyên liệu khác như mật ong, ngũ cốc, các loại hạt, trái cây...Tuy nhiên, việc trộn quá nhiều nguyên liệu khác nhau lại có thể khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Ăn càng nhiều sữa chua càng tốt
Một số người quan niệm rằng ăn càng nhiều sữa chua càng tốt cho sức khỏe, hệ tiêu hóa, làn da nhưng điều đó là hoàn toàn sai lầm. Bởi khi ăn quá nhiều sữa chua sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn, gây lạnh bụng, đau dạ dày.
Nên ăn sữa chua như thế nào mới đúng cách
+ Không nên ăn sữa chua khi đói sẽ khiến lượng acid trong dạ dày tăng cao, lâu dần gây ảnh hưởng đến dạ dày. Cách tốt nhất chỉ nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng. Thời điểm này, dịch vị dạ dày đã bị loãng, độ PH trong dạ dày sẽ là môi trường thích hợp cho lợi khuẩn phát triển tối đa.
+ Không ăn quá nhiều sữa chua, một người trưởng thành chỉ nên ăn 1 hộp sữa chua/ngày là đủ.
+ Có thể ăn sữa chua vào bữa sáng, kết hợp với ngũ cốc với liều lượng phù hợp tránh bị tăng cân nhanh, cơ thể hấp thụ được tối đa canxi
+ Không đun hay hâm nóng sữa chua, nếu sữa chua để quá lâu trong tủ lạnh bạn có thể để ra bên ngoài khoảng 10-15 phút rồi sử dụng
+ Nên chọn loại sữa chua phù hợp về hương vị, hàm lượng dinh dưỡng. Nếu bạn đang giảm cân nên chọn loại sữa chua không đường.
+ Những người bị tiểu đường, viêm gan, động mạch xơ cứng, viêm tụy không ăn sữa chua có đường.
+ Nên ăn sữa chua sau khi vận động, tập luyện thể thao
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.