Hướng dẫn cách trồng phong lan Cẩm Báo, phòng trừ bệnh ở lan Cẩm Báo

2/23/2022 3:03:00 PM
Phong lan Cẩm Báo là một trong những loài hoa phong lan đẹp, mặt hoa giống như những con báo đốm khiến nhiều người mê mẩn, đắm say vẻ đẹp kỳ lạ ấy.

 

Hướng dẫn cách trồng phong lan Cẩm Báo, phòng trừ bệnh ở lan Cẩm Báo

Phong lan Cẩm Báo là một trong những loài hoa phong lan đẹp, mặt hoa giống như những con báo đốm khiến nhiều người mê mẩn, đắm say vẻ đẹp kỳ lạ ấy. Phong lan Cẩm Báo sở hữu đặc tính rất dễ trồng, có thể sinh trưởng trong các điều kiện môi trường khác nhau.

Đặc điểm của phong lan Cẩm Báo

Phong lan Cẩm Báo có tên gọi khác nhau như lan Da Báo, Vandopsis, Vanda parishii, Hygrochilus parishii…, thuộc học Orchidaceae, là loại hoa thuộc dòng Giáng Hương như Lan đai châu, Quế lan Hương, Lan sóc, hay lan cáo. Có nguồn gốc từ Myanmar, sau đó được phát hiện tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, và New Guinea. Tại Việt Nam phong Lan Cẩm Báo được tìm thấy ở nhiều các khu vực như: Hà Giang, Hòa Bình, Cao Bằng,  Sơn La, Phú Thọ, Tây Nguyên,….

Lan Cẩm Báo sống phụ sinh ở trên các thân cây, thân dẹt, thẳng nhưng chiều cao ngắn chỉ cao khoảng 20-30cm, đường kính thân từ từ 0,5 – 1 cm. Tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng, khu vực nơi nhiều hay ít ánh nắng chiếu sáng mà thân có màu xanh hoặc màu xanh vàng.

Lá của hoa lan có chiều dài từ 10-20cm, chiều rộng của lá đạt từ 4-6cm, khá thẳng, rất mềm, cổ của lá có dạng hình chữ V. Cây ra ít lá, mọc đều trải dài từ gốc đến thân bẹ lá ốm sát thân để bảo vệ thân khỏi những tác động từ môi trường, các loài côn trùng khác trong tự nhiên. Dọc thân lá có nhiều sọc trắng mờ, cuối từng chiếc lá có các vết khuyết nhỏ chéo giữa nửa lá. Rễ của phong lan Cẩm Báo thường mọc giữa thân và nách lá, có màu trắng ngà. Đầu rễ có màu xanh tím hoặc xanh trắng cắm vào giá thể hút các chất dinh dưỡng để nuôi cây, giúp cây phát triển.

Thông thường lan Cẩm Báo sẽ cho hoa vào tháng 3, kéo dài đến tháng 6 dương lịch, tùy thuộc vào điều kiện, khí hậu, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc của từng người trồng. Thời gian nở hoa chỉ kéo dài từ 5-10 ngày là hoa bắt đầu tàn.

Khi nở hoa mọc theo từng chùm có màu sắc đẹp, mặt hoa giống như những con báo đốm, cánh hoa dày, cánh môi nhỏ, phần thùy bên có màu trắng và vạch màu vàng cam, phần thùy giữa có màu đỏ mép trắng, hoa có hương thơm rất đặc biệt, cuốn hút. Những đốm điểm trên cánh trông giống như những đốm da của loài báo gấm chính vì thế chúng được đặt tên là phong lan Cẩm Báo hay lan Da Báo.

Hướng dẫn cách trồng phong lan Cẩm Báo, phòng trừ bệnh ở lan Cẩm Báo

Hướng dẫn cách trồng phong lan Cẩm Báo (lan Da Báo)

Lựa chọn giống phong lan Cẩm Báo

Đối với những chậu lan giống được mua tại các chợ hoa, chợ cây cảnh hay nhà vườn, cây giống phải đảm  bảo đủ các tiêu chí như:

+ Cây không bị dập nát, không bị ẩm ướt, hoàn toàn khô ráo

+ Cây không có dấu hiệu bị bệnh, nhiễm nấm

+ Rễ cây không bị rập nát, gãy hay có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, đầu rễ có màu xanh tím hoặc xanh trắng

+ Lá dày, bẹ lá ốm sát thân, mọc đều trải dài từ gốc đến thân

+ Chỉ chọn mua ở những địa chỉ bán lan uy tín, không nên mua các loại được bán trên web mà chưa được kiểm chứng chất lượng.

Xử lý cây giống trước khi trồng

Bước 1: Lan Cẩm Báo sau khi mua về hãy sử dụng kéo cắt bớt lá và rễ bị dập nát đi.

Bước 2: Ngâm lan trong dung dịch chống vàng lá, úng lá và thối rễ, có thể sử dụng dung dịch chuyên dụng lan trong dung dịch chống vàng lá, úng lá và thối rẽ

Bước 3: Treo lan Cẩm Báo trong bóng nơi thoáng mát khoảng 1 ngày rồi đem ra ghép vào giá thể mới

Tách chiết phong lan Cẩm Báo

Thời điểm tốt nhất để tiến hành tách chiết phong lan Cẩm Báo vào thời điểm khi cây được 8-10 tháng tuổi, có nhiều tầng rễ, cây phát triển khỏe mạnh.

Dụng cụ chuẩn bị tách chiết

+ Dao sắc đã được khử trùng

+ Giá thể trồng phù hợp với phong lan Cẩm Báo hoặc có thể lựa chọn giá thể trồng lan trộn sẵn

+ Chậu trồng phong lan Cẩm Báo đã được rửa sạch, phơi khô đối với chậu mới, các chậu cũ tái sử dụng lại nên rửa sạch, khử khuẩn

+ Cồn, bật lửa, kìm cắt cây, móc, thuốc xử lý vết cắt,…

Các bước tách chiết phong lan Cẩm Báo

Bước 1: Khử trùng dụng cụ kéo, dao sắc, cắt ngang phần gốc chỉ để lại ít nhất từ 1-2 đôi lá gần gốc phong lan Cẩm Báo, phần ngọn đảm bảo có 2-3 tầng rễ.

Bước 2: Phần ngọn phong lan Cẩm Báo sau khi cắt nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm Benlat C 1/2000 và dung dịch kích thích ra rễ NAA (Naphtalen Acetic Acid) 0,5ppm

Bước 3: Đem trồng phần ngọn phong lan Cẩm Báo vào giá thể trồng lan trộn sẵn hoặc phối trộn giá thể trồng lan theo tỷ lệ.

Bước 4: Di chuyển chậu phong lan Cẩm Báo vừa tách chiết vào chỗ râm mát, độ ẩm cao. Tiến hành tưới nước và phân bón để kích thích lan ra rễ, lá non

Bước 3: Dùng thuốc xử lý vết cắt hoặc vôi vào phần gốc mới cắt, sau một thời gian sẽ mọc 1-3 tược (chồi) mới gần chỗ cắt. Có thể tiến hành thay thế giá thể mới, chậu mới để bổ dung thêm dinh dưỡng cho cây phát triển.

Giá thể trồng phong lan Cẩm Báo

Có thể trồng phong lan Cẩm Báo bằng việc ghép trên gỗ, trồng trong chậu. Giá thể trồng phong lan Cẩm Báo có thể sử dụng gỗ lũa, dớn, xơ dừa, than củi, viên đất nung. Các giá thể cần được xử lý sạch trước khi đem đi trồng lan để đảm bảo loại bỏ hết các tạp chất, bụi bẩn, trứng côn trùng, nấm gây bệnh gây hại, muối có thể tồn tại trong giá thể trồng. Mỗi một giá thể có cách xử lý khác nhau, người trồng có thể tham khảo cách xử lý giá thể trồng phong lan Cẩm Báo như sau:

Than củi

Bước 1: Than củi, than hoa cho vào một chậu lớn đựng nước vôi loãng sạch. Hàng ngày nên thay nước ngâm cho than để giảm lượng axit.

Bước 2: Ngâm than củi cho đến khi than hút no nước và chìm xuống đáy chậu là có thể sử dụng để trồng lan.

Xử lý gỗ lũa:

Bước 1: Chuẩn bị gỗ

Bước 2: Sử dụng bàn chải sắt để chải thật sạch đất cát, rong rêu bám trên gỗ

Bước 3: Ngâm gỗ trong nước sach, ngâm đến khi lũa ngậm lo nước, trong quá trình ngâm lên thay nước 5-10 lần cho gỗ thôi hết muối chát hoặc chất đắng ra, ngâm trong khoảng 10-15 ngày

Bước 4: Ngâm nước vôi ít nhất 30 phút hoặc rửa với nước vôi trong hoặc sử dụng physan 20 nồng độ 2ml/1 lít nước, benkina nồng độ 2ml/ 1 lít nước để thay thế nước vôi

Bước 5: Rửa sạch gỗ với nước cho sạch, rửa sạch nhiều lần, để ráo nước là có thể sử dụng để trồng lan.

Xử lý vỏ thông trồng lan:

Bước 1: Vỏ thông sau khi mua về chà bớt các góc cạch, ngâm vỏ thông cho no nước ngâm tới khi nào vỏ chìm xuống đáy chậu khoảng 3-4 ngày

Bước 2: Vớt vỏ thông ra, ngâm vào 1 chậu nước vôi khoảng 30 phút để tiêu diệt hết mầm nấm, vi khuẩn có hại.

Bước 3: Rửa sạch vỏ thông bằng nước lã và sử dụng ghép lan.

Lưu ý: Vỏ thông có kích cỡ từ 0,5-1cm phù hợp với lan phi điệp tím, đùi gà kèn, trầm, lan hài. Vỏ thông có kích cỡ khoảng 2cm phù hợp với dendro, kiều. Vỏ thông có kích cỡ trên 3cm phù hợp với các loại lan hải yến, đai châu, sóc, cảm báo,…

Xử lý dớn trước khi trồng:

Bước 1: Rửa sạch dớn với nước cho sạch, rũ sạch đất, cát, lá, vỏ cây tạp, rửa dớn đến khi nào nước trong veo là tốt nhất

Bước 2: Ngâm nước vôi, nước vôi trong hoặc với physan 20 nồng độ 2ml/1 lít nước, benkina nồng độ 2ml/ 1 lít nước khoảng thời gian 2 tiếng, ngâm trong 2 ngày. Điều này có tác dụng trung hòa axit, diệt cỏ hại, côn trùng gây hại, nấm khuẩn

Bước 3: Rửa dớn lại với nước để rửa trôi hết nước vôi hoặc physan, benkina

Bước 4: Ghép lan lên hoặc cho vào chậu trồng hoặc làm tã đắp lên giò lan là được

Xử lý xơ dừa trồng lan:

Bước 1: Trước khi trồng lan, cần đập xơ dừa khô cho nát, ngâm nước muối loãng khoảng 5 ngày

Bước 2: Hàng ngày ngạn bỏ nước 2 lần, hoặc người trồng lan có thể ngâm nước vôi trong.

Lưu ý: Có thể sử dụng xơ dừa để ủ gốc cây khi trồng lan trên gỗ lũa.

Trồng lan Cẩm Báo trong chậu

Hướng dẫn cách trồng phong lan Cẩm Báo, phòng trừ bệnh ở lan Cẩm Báo

Khi trồng trong chậu, cây giống và giá thể trồng đã được xử lý hãy đặt phía dưới đáy chậu một miếng xốp nhỏ, tiếp đến cho viên than lên trên, đưa cây cây vào giữa và cố định bằng những dây thép để cây không bị lung lay. Tiếp đến rải thêm một chút mùn cưa, mùn dừa và một ít gỗ thông vụn đã được trộn với phân. Trải thêm một ít dớn trên bề mặt giúp cho cây giữ ẩm cho cây. Đặt chậu cây ở khu vực thoáng đãng, khô ráo, tưới một chút nước và theo dõi sự phát triển của cây.

Ghép lan cẩm báo vào gỗ

Chuẩn bị cây giống đã được xử lý, dùng một lớp dớn mỏng và cột vào trong thân gỗ mà bạn muốn ghép. Đặt lan Cẩm Báo lên cố định rễ cây sao cho nó bám hết vào phần dớn đã đặt trước đó. Hãy thêm một lớp dớn khá che phủ lên phần rễ đã được cột vào gỗ sau đó tươi nước và phân.

Ánh sáng

Phong lan Cẩm Báo là loại lan ưa ánh sáng, thích sinh trưởng trong môi trường khô ráo. Nhưng cần phải bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nhiệt độ nóng ẩm thích hợp khoảng 25°C và tưới nước hàng ngày vào mùa hè

Tránh trồng lan trực tiếp ngoài trời, không có lưới che dễ khiến cho lan bị hắt nắng và mưa trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, dễ các loài nấm, vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Tưới nước

Phải thường xuyên tưới nước cho nó tối thiểu 1 ngày/ 1 lần. Nếu trời nắng nóng thì tưới nhiều hơn 1 chút khoảng 3 lần / 1 ngày. Đặc biệt nếu trồng lan cẩm báo ngoài trời khi gặp trời mưa thì nên tưới ít nhất 3 lần để tránh cây chết do mưa axit.

Phân bón

Khi cây bắt đầu trồng và ra rễ đầu tiên nên sử dụng các loại phân tan chậm hoặc những loại phân bón qua lá để kích thích rễ, lá và thân.

Một loại phân hóa học có thể dùng để tưới 2 ngày /1 lần với nồng độ vừa phải khoảng 1/2 muỗng cafe hòa tan vào 2 lít nước.

Lưu ý, chỉ tưới dạng phụ sương vừa phải không tưới khiến cây ướt đẫm

Phòng trừ bệnh ở lan Cẩm Báo

Lan cẩm báo cũng rất dễ bị sâu bệnh vì vậy nên phun thuốc trừ sâu cho lan theo chu kỳ nửa tháng 1 lần, nên phun khi trời mát hoặc phun buổi chiều.

Lá của lan Cẩm Báo giống như lá lan Đai Châu có kích thước khá to so với nhiều loại hoa lan  khác nên dễ bị các loài rệp, vi khuẩn gây các bệnh thối đọt, thán thư, đốm lá tấn công. Để tránh lây lan cho các cây lan khác trong vườn hãy kiểm tra, phát hiện sớm.

Bệnh thối đọt, thối ngọn, thối lá

Trường hợp bệnh nhẹ

Khi phát hiện hoa lan có các dấu hiệu: héo lá, ủ rũ, bề mặt lá của hoa lan xuất hiện những chấm nhỏ như bị bỏng, lá bị vàng, loang lổ khắp lá, thâm đen lại, ngọn cây dần chuyển sang màu vàng nâu, nặng có thể là thối đen,…hãy ngưng tưới nước cho cây, kiểm tra lại giá thể trồng lan và tách cây ra khỏi giá thể. Đảm bảo giá thể trồng luôn được khô thoáng.

Đối với những chậu trồng lan hồ điệp được trồng trong những chậu trồng lớn phải tháo bỏ lan khỏi giá thể, lấy kéo cắt thành bộ phận rễ bị bệnh, phần lá bị bệnh.

Những loại lan khác hãy nhấc lan khỏi giá thể, sử dụng kéo đã được khử trùng cắt bỏ hết phần rễ, lá bị bệnh. Sau khi loại bỏ phần lá, phần rễ bị bệnh, bị hư hại dùng keo liền sẹo hoặc sơn móng tay, vôi ăn trầu để bôi vào vết bệnh. Treo ngược vào chỗ thoáng gió, tránh nắng, tránh nước khoảng 1 ngày cho vết cắt lành lại. Sau đó chuyển lan vào trồng trong chậu có chứa giá thể mới.

Tiến hành phun thuốc đặc trị bệnh thối nhũn cho lan, thuốc có bán tại các cửa hàng cây trồng. Người chăm sóc cần phun thuốc thối nhũn cho lan 2-3 ngày/lần. Treo giỏ lan ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Sau vài ngày điều trị bệnh lan bắt đầu cứng cáp trở lại, hãy mang lan ra giàn trồng để lan thích nghi dần với ánh nắng mặt trời.

Trường hợp bệnh nặng:

Bước 1: Khi lan bị bệnh thối lá nặng cần ngưng hẳn tưới nước, nhanh chóng tách cây ra khỏi giá thể đang trồng

Bước 2: Sử dụng kéo đã được khử khuẩn, cắt bỏ toàn bộ những lá cây, rễ cây bị bệnh

Bước 3: Sau khi cắt bỏ hết phần lá và rễ bị bệnh hãy sử dụng thuốc Physan 20SL bôi vào vết cắt và để khô. Chờ cho vết cắt khô hẳn thì bôi keo liền sẹo, vôi trầu hay sơn móng tay.

Bước 4: Sử dụng thuốc điều trị thối nhũn hòa vào chậu nước theo chỉ định trên bao bì, sau đó ngâm toàn bộ cây lan vào khoảng 10-15 phút, vớt ra lại treo ngược lên cho thuốc khô dần. Cứ sau 2-3 ngày sau pha thuốc với liều lượng nhẹ bằng 1/2 chỉ định phun sương cho lan

Bước 5: Khi thấy cây lan đã bắt đầu cứng cáp, vết bệnh khô thì hòa nước có Vitamin B1 tưới dạng phun sương cho cây lan

Bước 6: Sau thời gian cây hết bệnh, rễ bắt đầu nhú là có thể ghép vào giá thể mới cho lan phát triển

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh thối lá cho hoa lan:

Những loại thuốc được sử dụng điều trị thối nhũn là: Physan 20 SL, Starner 20WP, Ridomil Gold 68WG,… Những loại thuốc này có tác dụng nhanh, mang lại hiệu quả rõ rệt.

Bệnh thán thư:

Kiểm tra, phát hiện những chậu lan bị bệnh cần cách ly cây bị bệnh khỏi cây khỏe mạnh khác trong giàn trồng lan

Dùng kéo hoặc dao sắc đã được khử trùng loại bỏ lá, bộ phận thân lan bị bệnh

Di chuyển chậu ra khỏi khu vực thông thoáng, ít ẩm

Phun thuốc diệt nấm Topsin WP70 hoặc Physan 20 hay Ridomil Gold GW68 với lượng 8mg/4 lít nước/ lần phun. Phun thuốc 3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 3 ngày và sau 7 ngày tiến hành phun lại để các loại nấm hại có thể bị diệt hoàn toàn, không có khả năng gây bệnh cho hoa lan

Đốm lá:

Khi phát hiện hoa lan bị nhiễm bệnh đốm lá, lá của hoa lan có các dấu hiệu những nốt tròn màu nâu xám hoặc vàng nâu, phân bổ ở hai bên mặt lá. Cần tiến hành cách ly những giỏ bị bệnh khỏi vườn hoa để điều trị riêng, tránh bệnh lây lan rộng hơn

Dừng việc tưới nước cho hoa lan, phân bón để hạn chế mầm bệnh có thể lây lan sang các cây khỏe mạnh khác, cắt tỉa những cành, lá cây bị nhiễm bệnh, áp dụng các phương pháp cũng như sử dụng một số loại thuốc đặc trị dưới đây:

Sử dụng thuốc Bio Neem: Chế phẩm sinh học này có tác dụng phòng trị các loại bệnh liên quan đến cây trồng như đốm đen, nhện đỏ, phấn trắng, sương mai,.... ở trên hoa lan và nhiều loại cây trồng, cây cảnh, cây hoa khác

Sử dụng chế phẩm phòng trừ sâu bệnh Nano bạc đồng silic: Chế phẩm phòng trừ sâu bệnh Nano bạc đồng silic có tác dụng phòng trị các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra như: phấn trắng, sương mai, đốm đen, thối rễ, …

Sử dụng thuốc trị đốm lá Bio Herb: Thuốc Bio Herb được sản xuất từ các loại thảo dược như cúc hoa, sả, neem, tỏi, ớt có tác dụng phòng ngừa và đặc trị hơn 500 loại sâu bệnh hại khác nhau trên cây trồng, các bệnh do tuyến trùng, tăng khả năng đề kháng cho cây, giúp cây khỏe mạnh, xua đuổi ruồi muỗi và côn trùng, các loài côn trùng gây hại.

Sử dụng thuốc thảo mộc cao cấp Bio Garlic: Loại thuốc thảo mộc này có tác dụng cung cấp khoáng chất cho hoa lan, tiêu diệt hiệu quả các loại sâu bệnh như bọ trĩ, nhện đỏ, phòng ngừa và đặc trị nhiều bệnh liên quan đến cây trồng như đốm đen, phấn trắng, sương mai,....

Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc nấm bệnh Ridomil Gold 68wg, Dithane , Chubeca, Thành Xanh (Siêu Xanh), aliette … để điều trị cho hoa lan. Phun liên tục 3 lần và mỗi lần cách nhau 3 ngày.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kinh nghiệm chăm sóc lan Hoàng Thảo Long Nhãn đúng chuẩn

Bí quyết trồng Địa lan Thanh Ngọc ra nhiều hoa, hoa lâu tàn

Kỹ thuật trồng lan Ngọc Điểm chuẩn xác

Kinh nghiệm chăm sóc lan Hoàng Nhạn phát triển tốt, hoa lâu tàn

Kinh nghiệm chăm sóc lan Thiên Nga Đen nhiều qua, hoa lâu tàn

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác