Chế độ ăn kiêng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh Parkinson

6/18/2024 1:29:00 PM
Những người Parkinson khi áp dụng chế độ ăn kiêng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, tăng cường sức khỏe não bộ

 

Những người Parkinson khi áp dụng chế độ ăn kiêng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, tăng cường sức khỏe não bộ

Hệ thống đường tiêu hóa và não bộ được kết nối với nhau hay còn gọi là trục não bộ. Hệ thống này bao gồm các tế bào thần kinh chủ yếu hoạt động tự động để điều chỉnh hoạt động của đường tiêu hóa mà không cần sự điều khiển từ bộ não trung ương. Hệ thống thần kinh ruột não có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh việc tiêu hóa thức ăn, di chuyển thức ăn qua ruột và đảm nhận các chức năng khác của đường tiêu hóa. Trong trạng thái cơ thể khỏe mạnh, nơi trục hoạt động hài hòa, hệ thống miễn dịch được điều hòa tốt, các yếu tố nhận thức vẫn bình thường và hệ vi sinh vật đường ruột vẫn cân bằng. Sự gián đoạn của trục ruột-não có thể dẫn đến những tác động có hại cho cơ thể và có thể liên quan đến khả năng xuất hiện một loạt các bệnh khác nhau trong đó có bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, suy giảm nhận thức,…

Các nhà khoa học đã phát hiện các vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột ở những người mắc bệnh Parkinson sẽ khác với những người không mắc bệnh Parkinson

Theo đó, những người mắc bệnh các protein alpha-synuclein không được gấp nếp và tạo thành các khối trong não. Những cụm này được gọi là thể Lewy. Có ý kiến cho rằng những khối này, cũng được tìm thấy trong các bệnh thoái hóa thần kinh khác, có thể gây ra tình trạng mất các tế bào thần kinh dopaminergic.

Khi các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn về sự tiến triển của bệnh Parkinson, họ cũng có thể tìm thấy bệnh lý alpha-synuclein dọc theo đường tiêu hóa ở những người mắc bệnh Parkinson.

Rối loạn chức năng đường tiêu hóa là một số triệu chứng không cử động phổ biến và rắc rối nhất ở bệnh Parkinson. Táo bón ảnh hưởng đến 70% số người mắc bệnh Parkinson, bệnh thường bắt đầu trước khi xuất hiện các triệu chứng cử động rõ rệt của bệnh Parkinson cũng như các dấu hiệu ban đầu khác.  Theo ước tính của các nhà nghiên cứu có  tới 75% số người mắc bệnh Parkinson cũng sẽ gặp các vấn đề về nói và nuốt thức ăn, tình trạng liệt dạ dày, chậm làm rỗng dạ dày cũng là một triệu chứng Parkinson phổ biến khác.

Biết rằng bệnh lý alpha-synuclein cũng có thể được tìm thấy dọc theo đường tiêu hóa ở những người mắcbệnh Parkinson. Trong nhiều năm nghiên cứu và tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã giải trình tự gen của hệ vi sinh vật của những người khác nhau mắc bệnh Parkinson. Theo đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một số vi khuẩn có lợi trong hệ vi sinh đường ruột như Prevotella, Faecalibacteria và Roseburia bị giảm ở những người mắc bệnh Parkinson khi so sánh với người không mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy sự gia tăng các vi khuẩn khác trong hệ vi sinh đường ruột như: vi khuẩn Bifidobacteria và vi khuẩn Lactobacillus ở những người mắc bệnh Parkinson - có thể do táo bón.

Nghiên cứu cũng cho thấy zonulin, một chất đánh dấu protein đánh giá khả năng hấp thụ của ruột, được tìm thấy trong các tình trạng viêm đường tiêu hóa như bệnh celiac, rối loạn viêm ruột (IBD), tiểu đường và các bệnh tự miễn khác, cũng tăng đáng kể ở những người mắc bệnh Parkinson. Điều này làm tăng tính thấm của ruột có khả năng dẫn đến hiện tượng được gọi là “ rò rỉ ruột ”.

Vậy nên những người mắc bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh viêm ruột (IBD),… chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt, nghỉ ngơi hàng ngày, căng thẳng, sử dụng kháng sinh, dược phẩm và các chất ô nhiễm đều ảnh hưởng đến sự đa dạng của các vi khuẩn đường ruột trong hệ vi sinh đường ruột.

Những yếu tố này ảnh hưởng đến việc sản xuất các chất chuyển hóa tín hiệu, quyết định liệu ruột có tạo ra các phân tử có lợi, chống viêm hoặc viêm hay không, chẳng hạn như những chất ảnh hưởng đến chuyển hóa cholesterol, sức khỏe tim mạch và não, v.v. Sự giao tiếp giữa các chất chuyển hóa tín hiệu có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, hệ thống miễn dịch, các cơ quan khác trong cơ thể.

Do đó, việc cải thiện sức khỏe đường ruột chúng ta nên tăng cường chất xơ, bổ sung chất xơ từ các loại rau củ, trái cây, bổ sung men vi sinh, tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm chứa prebiotic, probiotic, hạn chế uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích, hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, các loại thực phẩm cay nóng,… giúp mang lại lợi ích đường tiêu hóa, tim mạch, cải thiện chức năng miễn dịch, giảm bớt sự khó chịu cho đường tiêu hóa.

Khi vi khuẩn đường ruột phân hủy chất xơ, nó sẽ tạo ra các axit béo chuỗi ngắn tăng cường sức khỏe một cách tự nhiên. Những axit này tăng cường hàng rào chất nhầy của ruột để chống viêm, bảo vệ chức năng não và tim, v.v.

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều chất xơ, thực phẩm nguyên chất, sử dụng nhiên liệu thực vật, tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả, áp dụng chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải  có thể làm tăng butyrate và các vi khuẩn có lợi khác từ đó giúp cho vi khuẩn đường ruột mới khỏe mạnh, cải thiện chức năng miễn dịch, cải thiện các triệu chứng của bệnh Parkinson, phòng ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Mối liên hệ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bệnh Parkinson

Bổ sung thực phẩm giàu probiotic giúp cải thiện trí nhớ ở người mắc Alzheimer

Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer bằng cách bổ sung prebiotic

Trục não – ruột, tác động của hệ vi sinh đường ruột với bệnh đường tiêu hóa

Tế bào gốc “tái lập trình” được cấy ghép vào bệnh nhân Parkinson

Suckhoecuocsong.vn (Lược dịch theo parkinson.org)

Các tin liên quan

Các tin khác