Bí quyết phòng và điều trị bệnh thán thư trên lan chuẩn nhất

10/15/2021 5:01:00 PM
Khi lan bị bệnh thán thư tấn công, lá của hoa lan mất khả năng quang hợp ánh nắng mặt trời, mất giá trị thẩm mỹ, thậm chí nếu không khắc phục sớm, bệnh thán thư còn gây chết cây.

 

Bí quyết phòng và điều trị bệnh thán thư trên lan chuẩn nhất

Bệnh thán thư không chỉ gây hại ở nhiều cây cảnh, cây ăn trái mà còn gây bệnh trên hoa lan. Khi lan bị bệnh thán thư tấn công, lá của hoa lan mất khả năng quang hợp ánh nắng mặt trời, mất giá trị thẩm mỹ, thậm chí nếu không khắc phục sớm, bệnh thán thư còn gây chết cây.

Bệnh thán thư

Bệnh thán thư hay còn có tên gọi khác là bệnh đốm than, bệnh gây hại ở các cây trồng, cây cảnh, các loài cây hoa như: hoa hồng, hoa cúc, hoa lan,…Bệnh thán thư do các loại nấm sống hoại sinh khi gặp điều kiện thuận lợi các loại nấm hại này phát triển, sinh sôi gây hại cho lan lan cùng với nhiều loại cây trồng khác, bệnh nếu không được khắp phục sớm có thể lây lan nhanh, thiệt hại về cây trồng, kinh tế cho người trồng là rất lớn.

Bí quyết phòng và điều trị bệnh thán thư trên lan chuẩn nhất

Nguyên nhân nào gây ra bệnh thán thư trên hoa lan?

Bệnh thán thư thường xuất hiện trên hoa lan do sự sinh sôi của loại nấm thuộc chủng Colletotrichum gây ra. Trong đó, các loài gây hại chủ yếu trên hoa lan là: Colletotrichum capsici và Colletotrichum nigrum.

Các loại nấm này thường xâm nhập vào cây theo các vết thương cơ giới hoặc qua biểu bì của cây, rồi lan ra toàn bộ cây khi gặp điều kiện thuận lợi.

Mặt khác, điều kiện trồng lan không tốt cũng là một nguyên nhân gây nên sự xâm nhập của nấm hại:

+ Khi lan bị các loài côn trùng gây hại khác tấn công như: ruồi vàng, rầy, bọ trĩ, kiến đen, rệp, nhện đỏ,… gây ra các vết thương cơ giới cho cây, từ đó nấm hại xâm nhập gây bệnh thán thư cho hoa lan

+ Người trồng tưới quá nhiều nước cho cây, giá thể trồng lan bị tưới quá nhiều nước, tưới nước nhiều vào buổi tối

+ Khu vực trồng lan quá ẩm ướt, thiếu ánh sáng và thiếu sự thông thoáng giữa các chậu khác trong giàn trồng lan

+ Trước khi trồng lan người trồng không khử khử trùng cây và giá thể khi trồng

+ Khi bón phân cho hoa lan, người trồng bón quá nhiều phân đạm cho hoa lan, bón thiếu kali

Dấu hiệu nhận biết lan bị bệnh thán thư tấn công

Bệnh thán thư thường tấn công ở các bộ phận của cây hoa lan như ngọn, cuống lá, ngọn cây. Khi lan bị nhiễm bệnh thường có những dấu hiệu rõ ràng như:

+ Giai đoạn đầu của bệnh trên lá của hoa lan xuất hiện những vết bệnh có hình tròn, có màu vàng

Bí quyết phòng và điều trị bệnh thán thư trên lan chuẩn nhất

+ Sau một thời gian bệnh phát triển, những vết bệnh này bắt đầu lan dần khắp mặt lá, chuyển thành màu nâu sẫm, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của lá cây lan

+ Lá của lan khi bị bệnh xuất hiện mùi thối

+ Tại các vị trí lá lan bị bệnh thán thư nhiễm nặng thường có màu nâu ở giữa, vầng vàng bao quanh vết bệnh, có chứa nước, bị nhũn

+ Bệnh nặng gây rụng lá ở lan, khi lan đến ngọn sẽ gây thối ngọn.

+ Nếu đầu lá của hoa lan bị nhiễm bệnh thán thư sẽ làm khô lá dần từ ngọn xuống thân, ngược lại nếu bệnh xuất hiện ở gần cuống lá sẽ làm lá rụng khi trở nặng

+ Phần bị bệnh thường là màu nâu hoặc đen và hơi lõm xuống so với chỗ lá không bị bệnh, thỉnh thoảng xuất hiện các vòng tròn đồng tâm.

+ Khi không được phát hiện, điều trị sớm chậu phong lan sẽ chết dần, khả năng hồi phục rất thấp.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh thán thư trên hoa lan

Bước 1: Kiểm tra, phát hiện những chậu lan bị bệnh cần cách ly cây bị bệnh khỏi cây khỏe mạnh khác trong giàn trồng lan

Bước 2: Dùng kéo hoặc dao sắc đã được khử trùng loại bỏ lá, bộ phận thân lan bị bệnh

Bước 3: Di chuyển chậu ra khỏi khu vực thông thoáng, ít ẩm

Bước 4: Phun thuốc diệt nấm Topsin WP70 hoặc Physan 20 hay Ridomil Gold GW68 với lượng 8mg/4 lít nước/ lần phun. Phun thuốc 3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 3 ngày và sau 7 ngày tiến hành phun lại để các loại nấm hại có thể bị diệt hoàn toàn, không có khả năng gây bệnh cho hoa lan

Biện pháp phòng ngừa bệnh thán thư trên hoa lan

+ Vị trí vườn lan nên bố trí có độ thông thoáng tốt, tránh bị hầm bí, bí bách, không khí lưu thông dễ dàng

+ Sử dụng các chế phẩm sinh học như nước tỏi, ớt để đuổi côn trùng gây hại như: ruồi vàng, nhện đỏ, rệp, bọ trĩ, kiến đen,…đến cây lan.

+ Thực hiện khử khuẩn các vật liệu trước khi trồng và ghép lan như: kéo, lan, giá thể trồng lan

+ Không tưới nước quá muộn, không tưới nước quá nhiều cho hoa lan, chỉ nên tưới vào buổi sáng và chiều mát

+ Phòng ngừa bệnh thán thư hãy phun thuốc phòng nấm định kỳ cho cây bằng dung dịch Carbenzim mỗi 2 tháng hoặc sử dụng các thuốc gốc mancozeb như Ridomilgold 68WG với hoạt chất Mancozeb phòng trừ bệnh trên hoa lan

+ Nên vệ sinh, dọn dẹp vườn lan định kỳ, loại bỏ những lá lan bị khô

+ Bón phân đủ loại cho cây, bón phân hữu cơ để cân bằng dinh dưỡng. Những ngày thời tiết nắng nóng, mùa đông không nên bón nhiều phân

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh thối đen trên hoa lan: dấu hiệu, cách điều trị

Hướng dẫn cách khắc phục lan bị gục thân chuẩn nhất

Lan bị cháy đầu lá nguyên nhân do đâu, cách khắc phục

+ Lan bị nhăn lá, nhàu lá nguyên nhân do đâu, cách xử lý

Trồng lan dưới mái hiên, ban công chung cư: những điều cần thiết nên ghi nhớ

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác