Bí quyết phòng tránh nghẹt mũi cực hiệu quả
Bí quyết phòng tránh nghẹt mũi cực hiệu quả
Nghẹt mũi là tình trạng tắc nghẽn một bên mũi hoặc cả hai bên mũi khiến cho người mắc cảm thấy khó khăn khi thở bằng mũi, phải thường xuyên thở bằng miệng. Thường khi gặp tình trạng này nhiều người thường nghĩ không có vấn đề gì quá lớn, chỉ gây cảm giác khó chịu nhưng nếu nghẹt mũi kéo dài có thể gây ra những hệ quả khác như: khô miệng, đau họng, viêm đường hô hấp, gián đoạn giấc ngủ, thiếu oxy cung cấp cho não,
Nguyên nhân nào gây tình trạng nghẹt mũi
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi có thể bạn mắc tình trạng nghẹt mũi bởi một trong các nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
+ Cảm cúm, cảm lạnh
+ Viêm mũi xoang
+ Dị dạng khoang mũi
+ Viêm amidan, viêm VA
+ Viêm mũi dị ứng
+ Chấn thương, dị vật trong mũi
+ Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hút thuốc lá
+ Nghẹt mũi do dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh do có lớp màng hay mảnh xương bịt kín cửa sau mũi khiến trẻ không thở được.
+ Tinh thần bị căng thẳng trong thời gian dài khiến cho nồng độ hormone trong cơ thể bị thay đổi theo từ đó khiến các mạch máu bị giãn gây chèn ép niêm mạc mũi và gây ra nghẹt mũi.
Phương pháp giảm nghẹt mũi cực hiệu quả
Khi mũi gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông đường thở, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm cảm giác khó chịu hãy thực hiện theo các phương pháp dưới đây.
Rửa mũi
Khi bị nghẹt mũi hãy áp dụng thử phương pháp rửa mũi để giảm cảm giác khó chịu. Rửa mũi để giảm nghẹt mũi hãy sử dụng dụng cụ có vòi nhỏ, bơm một lượng nước với lực vừa đủ, nước sẽ vào mũi của bạn và nó sẽ chảy ra từ lỗ mũi bên kia, thực hiện 2-3 lần để dịch mũi được loại bỏ.
Lưu ý:
Khi sử dụng nước để giảm nghẹt mũi phải sử dụng các loại nước an toàn như nước cất, nước muối sinh lí đã qua tiệt trùng, để tránh nhiễm trùng cho cơ thể.
Kê thêm gối đầu khi ngủ
Tình trạng nghẹt mũi do có nhiều chất dầy bị mắc kẹt trong khoang mũi khiến nhiều người không thể thở được hoặc thở khó khăn. Do đó, trong khi ngủ hãy kê thêm gối để đầu ở vị trí cao hơn, hay chuyển sang tư thế ngủ nghiêng thay vì tư thế nằm ngửa để giải quyết phần nào tình trạng tắc nghẽn, mũi có thể thoát dịch dễ dàng hơn, hô hấp từ đó cũng dễ dàng hơn.
Khăn ấm
Để giảm nghẹt mũi có thể sử dụng một tấm khăn sạch, nhúng vào nước ấm (không được quá nóng), sau đó đắp lên trán hoặc vùng mũi bị nghẹt. Với phương pháp này hơi ấm từ khăn sẽ giúp mũi của bạn mở ra và thở dễ dàng hơn.
Lưu ý:
Không được để khăn quá lâu, tránh bị bỏng phần da tiếp xúc.
Uống nước nóng
Khi bị nghẹt mũi do cảm lạnh có thể uống thêm một cốc nước nóng pha thêm chút gừng, mật ong, chanh sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Các nhà nghiên cứu cho biết, những người uống đồ uống nóng thay vì đồ uống ở nhiệt độ phòng cảm thấy tốt hơn nhiều về tình trạng nghẹt mũi
Máy tạo độ ẩm, phun sương
Những ngày mùa đông không khí lạnh, hanh khô khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn, để giảm cảm giác khó chịu có thể sử máy tạo độ ẩm, phun sương, để giải phóng độ ẩm cần thiết trong phòng. Khi sử dụng máy tạo độ ẩm, phun sương có thể cho thêm chút tinh dầu bạc hà, bạch đàn, khuynh diệp...để tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn,…
Xông mũi
Để giảm cảm giác nghẹt mũi có thể xông mũi bằng tinh dầu hay bằng nước muối sinh lý hay thậm chí là nước sạch giúp thông thoáng đường thở, loãng dịch nhầy và giúp tinh thần bớt mệt mỏi căng thẳng, dễ chịu hơn.
Tắm nước ấm
Khi tắm bằng nước ấm không chỉ giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, loãng dịch nhầy và giúp dịch nhầy dễ dàng thoát ra khi chúng ta đứng tắm.
Bên cạnh đó, để giảm tình trạng nghẹt mũi do nhiễm vi sinh vật như viêm mũi xoang cần điều trị triệt để bằng thuốc điều trị nguyên nhân do vi khuẩn hay do nấm. Hay nghẹt mũi do dị ứng hãy tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm bớt lượng kháng nguyên bề mặt. Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi, không hút thuốc lá, ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga...
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Những lợi ích tuyệt vời của nước trà gừng
+ Khi nhiệt độ giảm xuống thấp 10 độ C cơ thể sẽ biến đổi ra sao?
+ Cảm lạnh, cảm cúm và ho: Nên ăn 13 loại thực phẩm sau đây để chống lại bệnh cúm
+ 10 cách đánh bay nghẹt mũi không cần dùng thuốc
+ U xơ mạch vòm mũi họng: các bước phẫu thuật nội soi xử trí tai biến
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Các bài thuốc chữa đau đầu cực hay từ ngải cứu
Ngải cứu không chỉ được trị mụn, chữa đau xương khớp, làm đẹp da mà ngải cứu còn được đặc trị các hội chứng đau đầu thường gặp. -
Các bài thuốc hay từ cây ngải cứu
Ngải cứu trong Đông y có vị đắng, tính ấm nên từ lâu được nhiều người sử dụng để điều trị đau bụng kinh, suy nhược cơ thể, kén ăn, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh… -
Lạm dụng lá ngải cứu gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe?
Lá ngải cứu mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, trừ cảm, làm đẹp da,… nhưng nếu lạm dụng lá ngải cứu sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào? -
Có nên uống nước ngải cứu hàng ngày?
Uống nước ngải cứu mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa bệnh nhưng có nên uống nước ngải cứu thường xuyên, nên uống như thế nào để ngải cứu phát huy hiệu quả cho sức khỏe. -
5 loại thực phẩm cực tốt cho giấc ngủ, giúp ngủ ngon
Những loại thực phẩm dưới đây không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn, cải thiện nâng cao chất lượng giấc ngủ mà lại còn dễ kiếm, giá thành không quá cao. -
Ngải cứu khô mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Lá ngải cứu khô không chỉ có tác dụng trừ cảm lạnh, đẹp da mà còn vô vàn tác dụng mang lại cho sức khỏe. -
Những loại thực phẩm chứa đầy độc tố tuyệt đối không nên ăn
Những loại thực phẩm, rau quả dưới đây tuyệt đối không an toàn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe không nên ăn. -
Biến chứng do ngộ độc khí CO nguy hiểm ra sao?
Lượng khí CO sinh ra lớn trong các vụ hỏa hoạn khiến nhiều người gặp tình trạng ngộ độc khí CO từ đó nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. -
Hồi phục sức khỏe sau khi ngạt khí do hỏa hoạn như thế nào?
Các biện pháp hồi phục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe do ngạt khí, khói bụi do hỏa hoạn gây nên được nhiều người quan tâm. Việc bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý,... giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau cơn hỏa hoạn. -
Có nên ăn đậu phụ sống hay không?
Đậu phụ sống chưa qua chế biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, tươi mát khác biệt so với đậu phụ được chế biến trên nhiệt độ cao. Nhưng liệu ăn đậu phụ sống có được hay không, nên ăn đậu phụ sống như nào để an toàn cho sức khỏe.