Mèo bị cảm lạnh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị
Khi mèo bị cảm lạnh chúng cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán ăn, hắt hơi, lười vận động, thích nằm yên một chỗ,… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người nuôi mèo những thông tin hữu ích về nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị khi mèo bị cảm cúm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mèo.
Cảm lạnh ở mèo được gọi là một loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI) do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Khi thời tiết giao mùa, thời tiết đột ngột thay đổi mèo dễ mắc phải một số bệnh thường thấy như: cảm lạnh, cảm cúm, trúng gió. Khi mèo rơi vào tình trạng này chúng cảm thây vô cùng mệt mỏi. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của mèo.
Mèo bị cảm lạnh có thể xảy ra ở bất kỳ giống mèo nào bao gồm mèo cảnh như mèo Anh lông ngắn, mèo Anh lông dài, mèo tai cụp, mèo Xiêm hay mèo ta,… Nhưng phổ biến nhất là mèo con hoặc mèo trưởng thành chưa được tiêm phòng. Khi mèo bị cảm lạnh chỉ lây cho những con mèo khác mà chúng tiếp xúc chứ không lây cho con người.
Nguyên nhân khiến mèo bị cảm lạnh
Mèo bị cảm lạnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, để phòng ngừa cảm lạnh cho mèo việc đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân do đâu để có cách xử lý điều trị phù hợp.
+ Thời tiết mùa đông giá lạnh mèo dễ bị cảm lạnh hơn so với các mùa khác trong năm.
+ Mèo bị cảm lạnh do một số vi khuẩn, virus gây ra như virus Calicillin, virus Herpes, vi khuẩn Bordetella Bronchiseptica, vi khuẩn Chlamydophila Feli,…Khi cơ thể mèo yếu, thể trạng sức khỏe không tốt nên tạo điều kiện cho vi khuẩn, viurs xâm nhập và phát triển gây ra tình tạng bị cảm lạnh, cảm cúm.
+ Do tắm nước lạnh hoặc sau khi tắm không được sấy khô.
+ Do sự thay đổi đột ngột của thời tiết từ nóng chuyển sang lạnh đột ngột, sương giá, thời tiết giao mùa cơ thể mèo không kịp thích ứng nên bị cảm lạnh.
+ Mèo bị trúng gió.
+ Mèo tiếp xúc với mèo lạ có sẵn mầm bệnh cũng là nguyên nhân gây cảm lạnh ở mèo.
+ Mèo được vận chuyển đường dài hay vừa được chuyển về nhà mới chúng chưa thích nghi với môi trường sống mới nên dễ bị cảm lạnh.
+ Nơi ngủ của mèo khong đủ ấm hoặc đặt nơi ẩm thấp, bị gió lùa.
Dấu hiệu nhận biết khi mèo bị cảm lạnh
Khi mèo bị cảm lạnh chúng ta có thể phát hiện được dễ dàng khi quan sát
+ Biếng ăn hoặc bỏ ăn.
+ Nằm im một chỗ, lười di chuyển, ít vận động.
+ Có biêu hiện nôn mửa.
+ Mèo trông rất mệt mỏi, toàn thân run rẩy, lờ đờ.
+ Thân nhiệt hạ thấp.
+ Mắt lờ đờ, niêm mạc mắt yếu.
+ Lông dựng.
+ Thân nhiệt hạ thấp.
+ Mèo có thể bị tiêu chảy.
+ Hắt xì hơi liên tục, ho.
Phòng tránh mèo bị cảm lạnh
+ Giữ ấm cơ thể cho mèo bằng cách cho chúng mặc ấm nhất là vào mùa đông giá lạnh, thời tiết chuyển mùa, mưa lạnh,…
+ Tiêm phòng cho mèo đầy đủ để tăng sức đề kháng và miễn dịch.
+ Cho mèo ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh.
+ Không tắm cho mèo bằng nước lạnh.
+ Sau khi tắm xong phải lấy khăn lau và sấy khô lông thật khô.
+ Kiểm tra sức khỏe cho mèo theo định kỳ tại các có sở y tế uy tín.
+ Thường xuyên cho mèo luyện tập thể chất, leo trèo, chạy nhảy.
+ Cho mèo cưng nằm ở nơi ấm áp, nơi ít gió lùa.
Chăm sóc mèo bị cảm lạnh tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc của bác sĩ thú y hãy kết hợp với chăm sóc mèo tại nhà để sức khỏe của mèo mau chóng hồi phục.
+ Nhằm giúp mèo bớt khó chịu bạn có thể lau nước mũi mèo bằng khăn sạch, nhỏ mắt chúng bằng dung dịch nước muối.
+ Bật máy tạo độ ẩm để không khí quanh mèo không quá khô.
+ Bổ sung thức ăn dinh dưỡng cho mèo. Thức ăn cho mèo cần được hâm nóng, chọn những thức ăn dễ nuốt.
+ Nếu thấy mèo có vẻ bị tắc lỗ mũi, thở khó khăn hãy để mèo nằm trong túi vận chuyển, đặt một bát nước nóng trước túi và đắp chăn lên cái túi vận chuyển trong khoảng 15 phút.
+ Nên mặc thêm quần áo ấm cho mèo hoặc cho chúng vào trong chuồng có thắp đèn sởi.
+ Sử dụng dầu gió xoa bóp, làm ấm toàn thân cho mèo. Việc này có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp cho mèo cảm thấy dễ chịu hơn. Nên bôi nhiều dầu vào lòng bàn chân cho mèo.
+ Vệ sinh, lau chùi chuồng mèo, khu vực ăn uống, nhà vệ sinh thường xuyên.
+ Đặt thêm một chiếc chăn trên giường hoặc khu vực nằm yêu thích của mèo để chúng cuộn vào đó ngủ và nghỉ ngơi.
+ Bổ sung nước và các chất điện giải cho mèo để tránh mất nước.
+ Nên cho mèo uống thêm đường glucozo và bổ sung thêm vitamin B. Sử dụng thực phẩm Nutri – Plus Gel và đường của pháp để cho mèo uống. 1 ngày nên cho mèo uống 0.5ml đường glucozo và 0.5ml Nutri – Plus Gel (mức liều lượng này phù hợp với mèo dưới 1 kg, nếu như nặng hơn thì các bạn tăng thêm liều lượng theo tỷ lệ).
Điều trị mèo bị cảm cúm
Khi mèo bị cảm lạnh dẫn đến cơ thể mệt mỏi, bỏ ăn hoặc bị mất nước do đó bạn hãy chuyển đến gặp bác sĩ thú y. Tại đây các bác sĩ tiến hàn chẩn đoán, có thể truyền dịch, kê toa thuốc kháng sinh cho mèo uống.
Những điều lưu ý khi chăm sóc mèo bị cảm cúm
+ Tuyệt đối không được cho mèo ăn hành, tỏi, canxi, vitamin D và vitamin C vì những chất này sẽ càng khiến tình trạng bệnh cảm lạnh của mèo trở nên xấu đi.
+ Không bao giờ cho mèo uống thuốc cảm của con người.
+ Nếu như sau 2-3 ngày mèo của bạn vẫn không giảm triệu chứng, các bạn nên đưa đến các cơ sở thú y để khám và điều trị bệnh.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.