Khi nhiệt độ giảm xuống thấp 10 độ C cơ thể sẽ biến đổi ra sao?
Những chuyện cơ thể bạn sẽ phải đổi mặt với thời tiết lạnh dưới 10 độ C như nước mũi sẽ chảy ròng ròng, mặt đỏ phừng phừng, chân tay tê cứng, đổi màu trắng bệch,...
Ngón tay tê cứng, đổi màu trắng bệch
Nhiệt độ giảm, cái lạnh ập đến kéo theo căn bệnh Raynaud hoành hành. Raynaud là hội chứng bệnh khiến mạch máu ở các chi co hẹp lại làm hạn chế dòng chảy đến tay chân.
Biểu hiện điển hình của hội chứng Raynaud đó là đầu tiên, da trở nên tái nhợt (màu trắng) do mạch máu bị co lại; sau chuyển thành màu xanh tím do hiện tượng khử oxy, thiếu oxy. Giai đoạn cuối cùng các mạch máu giãn ra và da trở nên đỏ hồng trở lại.
Tuy nhiên, Raynaud có thể khiến bạn đau đớn, cảm giác tê bì, kim châm đầu ngón tay, chân. Cách đối phó duy nhất với thời tiết lạnh giá này có lẽ là mang tất chân và găng tay
Nước mũi chảy ròng ròng
Trời trở lạnh, không khí sẽ khô hanh hơn, độ ẩm thấp - chỉ khoảng 40 - 50%. Luồng không khí này sẽ kích thích tới dây thần kinh bên trong mũi. Mũi buộc phải gửi tín hiệu tới não để tăng cường độ ẩm cho khoang mũi.
Lúc này, não sẽ truyền tín hiệu tăng cường lượng máu tới mũi, giúp mạch máu quanh mũi giãn nở và làm ấm không khí đi qua.
Mũi cũng được lệnh sản sinh ra thêm nhiều chất dịch (thông qua tuyến nước bọt) để cung cấp thêm độ ẩm cho không khí đi qua. Không khí lạnh và khô kích thích tế bào hệ thống miễn dịch (tế bào mast) trong mũi. Khi bị kích thích, tế bào sẽ sản sinh ra các chất dịch lỏng trong mũi hay còn gọi là nước mũi để làm ẩm không khí.
Nước nhầy của mũi không thể hấp thu tất cả lượng ẩm, nên mũi của chúng ta sẽ chảy nước để loại bỏ phần dư thừa.
Người run lẩy bẩy, răng va lập cập
Khi bị lạnh, thụ thể trên da sẽ gửi tín hiệu đến não. Lúc này, não sẽ tạo ra 1 loạt dấu hiệu để cảnh báo cơ thể, các cơ sẽ giãn, co liên tục, sự run rẩy là 1 trong những thủ thuật đó.
Bên cạnh chân tay run rẩy, cơ hàm cũng sẽ cử động, làm cho răng bạn va lập cập vào nhau.
Mặt đỏ phừng phừng
Không chỉ chảy nước mũi, mũi chúng ta cũng sẽ đỏ ửng lên nữa. Cùng với đó, lưu lượng máu ở má sẽ chuyển hướng đến những bộ phận quan trọng hơn là tim, phổi... gây ra tình trạng mặt đỏ.
Chừng nào cơ thể được sưởi ấm, máu sẽ lại lưu thông bình thường và làm tan biến tình trạng trên.
Tâm trạng ủ dột, óc phán đoán kém, dễ buồn ngủ
Có một sự thật đó là khi trời lạnh, tâm trạng thường ủ dột hơn. Lý do là bởi, nhiệt độ giảm khiến thời gian ban ngày bị co rút, lượng vitamin D, Tryptophan (chất tạo ra Serotonin - hormone chống trầm cảm) cơ thể cần hấp thụ thiếu hụt, làm tâm trạng dễ chán chường.
Sự thiếu hụt Tryptophan cũng kích thích sản xuất melatonin (yếu tố thúc đẩy giấc ngủ) - gây ra rối loạn tình cảm, tăng cảm giác tuyệt vọng, buồn rầu, dễ cáu gắt hơn...
Cùng với đó, nhiệt độ càng lạnh, hệ thần kinh sẽ hoạt động chậm hơn, dây thần kinh vận động điều khiển hoạt động cũng bỗng "lười biếng", làm óc phán đoán kém hơn nữa...
Bàng quang căng mọng, mót tiểu không ngừng
Khi cơ thể lạnh, các mạch máu sẽ co lại, khiến huyết áp gia tăng. Để điều chỉnh huyết áp, thận lọc ra một số các chất lỏng dư thừa từ máu của bạn, để giảm khối lượng của nó
Khi bàng quang chứa đầy các chất lỏng dư thừa, bạn sẽ cảm thấy buồn đi tiểu. Bàng quang quá căng sẽ khiến cơ thể của bạn mất nhiệt, chính vì thế đi tiểu là cách giúp bạn giữ ấm cơ thể.
Chuyển hóa chậm lại
Tất cả các phản ứng hóa học trong cơ thể đều cần năng lượng. Và khi nền nhiệt hạ thấp, cơ thể phải dành nhiều năng lượng hơn để giữ ấm.
Vì thế, nó phải làm chậm chuyển hóa để tránh tiêu hao năng lượng không cần thiết. Chính vì thế, khi trời quá lạnh, bạn nên ăn những loại thực phẩm tạo nhiệt, đồ uống nóng để giúp điều tiết nhiệt độ bên trong cơ thể.
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn HelinoKhoahoctv)
Các tin khác
-
Cơ thể sẽ ra sao nếu nhiệt độ ngoài trời chạm ngưỡng 50 độ C
Tại một số nước như Ấn Độ, Pakistan,… những đợt nắng nóng đỉnh điểm không những gây cản trở trong sinh hoạt, thiếu nước và ảnh hưởng sức khỏe cuối cùng là tăng mức tử vong do nắng nóng. -
Bạn có tin: Cây cối cũng biết hoảng loạn khi trời mưa gió to
Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu đến từ Thụy Điển đã chỉ ra rằng thực vật cũng cảm thấy hoảng loạn khi có trời mưa gió to. -
Vì sao khi sắp chết cóng con người lại cởi quần áo
Nếu thân nhiệt bị hạ vượt quá giới hạn cho phép thì con người bắt đầu thể hiện những hành vi kỳ quái như tự lột bỏ quần áo đang mặc trên người, tự “đào hang’ trước khi trở lên mất ý thức hoàn toàn. -
Vì sao những cuốn kinh thư của Tây Tạng trải qua ngàn năm không bị mục nát
Những cuốn kinh thư trải qua hàng ngàn năm của lịch sử nhưng không hề bị mục nát như những loại giấy thông thường mà vẫn giữ được nguyên vẹn. -
Tại sao cửa sổ máy bay lại có thiết kế hình bầu dục?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao cửa sổ máy nay luôn có dạng hình bầu dục chứ không phải là hình vuông hay hình chữ nhật? Vậy sao cửa sổ máy bay lại được thiết kế như vậy? -
Vì sao bạn luôn phải lên hoặc xuống máy bay phía bên cửa trái
Bạn có để ý thấy khi chúng ta di chuyển từ nhà ga lên máy bay bạn luôn được hướng dẫn đi vào từ cửa bên trái của máy bay ngay cả khi đi xuống máy bay cũng thế. -
Nam giới dễ bị đuối nước hơn nữ giới vì sao?
Theo con số thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết khoảng 80% số người chết vì đuối nước là nam giới. -
Tại sao cảm thấy choáng khi bị đụng đầu mạnh vào vật nào đó?
Bạn đã từng bị đụng đầu mạnh vào một vật nào đó và cảm thấy choáng váng, có sao bay vèo vèo quanh đầu chưa. -
Tại sao con người có khả năng uốn dẻo đến kinh ngạc
Trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, bạn đã từng rất ngạc nhiên về khả năng uốn dẻo của các nghệ sĩ. Vậy tại sao con người lại có khả năng uốn dẻo khó đến mức không thể tin được? -
Tại sao lại có người vẽ đẹp và có người lại vẽ xấu?
Bạn đã từng có suy nghĩ tại sao một số người chỉ cần vài nét phác họa là có thể tạo nên một bức tranh sống động nhưng lại có một số người mất hàng giờ đồng hồ vẽ đi vẽ lại mà vẫn chưa hoàn chỉnh được bức tranh.