Bệnh dịch Corona ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới như thế nào?

2/10/2020 8:59:00 AM
Thị trường đông dân nhất thế giới đang ‘quay cuồng’ chống chọi với bệnh dịch Vũ Hán. Thì cùng với đó mọi hoạt động kinh tế của đất nước này cũng đang phải chịu những hậu quả lớn.

 

Thị trường đông dân nhất thế giới đang ‘quay cuồng’ chống chọi với bệnh dịch Vũ Hán. Thì cùng với đó mọi hoạt động kinh tế của đất nước này cũng đang phải chịu những hậu quả lớn. Cụ thể là các ngành bán lẻ, du lịch, khách sạn, nhà hàng tại Trung Quốc phải ‘chịu trận’ đầu tiên. Các ông lớn như Gã khổng lồ công nghệ Apple cũng đưa ra thông báo:

“Do hết sức thận trọng và dựa trên lời khuyên mới nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu, chúng tôi sẽ đóng cửa tất cả các văn phòng, cửa hàng và trung tâm liên hệ ở Trung Quốc cho đến ngày 9/2.” Và chúng ta có thể hình dung ra viễn cảnh nền kinh tế khi các ông lớn đóng cửa và các nhà cung cấp nhỏ lẻ cho các ông lớn cũng phải đóng cửa. Nhân viên phải nghỉ việc và…..

Từ đầu năm, các hãng hàng không Trung Quốc đã mất từ 5% đến 10% giá trị tài sản chứng khoán, tiếp sau đó là thị trường chứng khoán ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ đã cũng có dấu hiệu bất ổn.

Hoạt động kinh tế toàn cầu bị lao đao cùng bệnh dịch corona. Tại Việt Nam, việc hạn chế giao thương vùng biên đã làm hàng loạt các xe nông sản của Việt Nam xếp hàng dài nối đuôi nhau. Trong khi bà con nông dân trồng thanh Long, dưa hấu kêu gọi cứu trợ vì thị trường Trung Quốc đóng cửa khiến giá dưa và thanh long giảm mạnh, thì ngành hàng không, du lịch, khách sạn…. cùng chịu ảnh hưởng không kém. Việc vắng bóng du khách Trung Quốc có thể gây tác động không nhỏ. Năm 2019, thu nhập từ du lịch chiếm khoảng 1/5 tổng sản phẩm quôc nội (GDP) của Việt Nam. Số lượng khách du lịch Trung Quốc năm 2019 tăng 16,9% và chiếm gần 1/3 tổng số du khách đến Việt Nam.

Ngành du lịch của Thái Lan cũng ‘thất thu’ rất nhiều. Du lịch là một động lực quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan, chiếm khoảng 21% nền kinh tế nước này, trong khi doanh thu từ du khách nước ngoài đóng góp khoảng 12% GDP. Quốc gia Đông Nam Á này đón 39,8 triệu lượt du khách nước ngoài (tương đương hơn một nửa dân số Thái Lan) trong năm 2019, tăng 4,2% so với năm trước. Trung Quốc là nguồn khách du lịch lớn nhất của Thái Lan, với 10,99 triệu lượt du khách trong năm 2019, tăng 4,4% so với năm 2018.

Chính phủ Thái Lan đang đặt mục tiêu thu hút 41,8 triệu du khách nước ngoài trong năm 2020, với doanh thu 2.200 tỷ Baht, khiến cho nước này trở thành một trong 6 quốc gia có thu nhập hàng đầu từ du lịch. Tuy nhiên, dịch bệnh nCoV có thể khiến số lượng khách du lịch Trung Quốc tới Thái Lan giảm 1-2 triệu lượt vào năm nay, trong khi lượng du khách nước ngoài nói chung có thể sẽ giảm ít nhất 2%. Đây cũng là một tổn thất lớn đối với nền kinh tế Thái Lan.

Tuy ở xa nhưng các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ đã bắt đầu cảm nhận tác động tiêu cực của dịch bệnh này.

Tại bang Alaska, một chủ doanh nghiệp đang trải qua một tháng kinh doanh ế ẩm. “Hoạt động nhập khẩu của chúng tôi đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch viêm phổi Vũ Hán", chủ doanh nghiệp này nói. "Cả tuần nay chúng tôi chẳng có khách hàng nào; mọi người sợ hãi bởi chúng tôi là người Trung Quốc và các sản phẩm nhập khẩu đều từ Trung Quốc và Hàn Quốc".

Còn tại thành phố Philadelphia, những hộ kinh doanh tại khu phố người Hoa đã chứng kiến sự sụt giảm khách hàng trong cuối tuần qua. Jin Huang, chủ một cơ sở karaoke, nói với hãng tin địa phương WHYY: “Toàn bộ khu phố người Hoa hiện tại rất vắng vẻ và yên ắng".

Những trường hợp tương tự đang được ghi nhận ngày càng nhiều. Tại bang Texas, một nhà sản xuất các thiết bị công nghệ cho biết, công ty có lẽ phải dừng sản xuất do phụ thuộc vào nguồn hàng phụ tùng từ Trung Quốc.

CEO của công ty chia sẻ với một kênh truyền hình địa phương: “Chúng tôi vẫn đang tiến hành sản xuất cầm chừng, nhưng chúng tôi sẽ bị mắc kẹt mất. Chúng tôi đặt hàng vi mạch điện tử từ Trung Quốc và đáng lẽ phải được giao đến cho chúng tôi trước kỳ nghỉ âm lịch. Tuy vậy, chúng tôi vẫn chưa nhận được hồi âm. Có lẽ nó đã bị giữ lại ở khâu cách ly. Và đó là một bộ phận quan trọng của sản phẩm của chúng tôi".

Tại bang Ohio, một doanh nghiệp đã phải đóng cửa văn phòng đại diện tại thành phố Vũ Hán, nơi dịch bệnh bùng phát. Trong khi đó, tại bang Nebraska, một nhà sản xuất có trụ sở tại thành phố Omaha hiện đang phải nỗ lực tìm kiếm nguyên vật liệu thay thế để duy trì việc sản xuất. Một số công ty khác lại đang phải tìm cách thay đổi kế hoạch du lịch cho nhân viên trong khi một số khác phải hoãn loại các chương trình trao đổi và thực tập với những đối tác Trung Quốc.

Không có nhiều lựa chọn

Trong thời gian tới tình trạng trên được dự kiến sẽ ngày càng phổ biến. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng khi khách hàng và nhà cung cấp của họ cũng đang bị tác động tiêu cực bởi dịch corona.

Hiện những tập đoàn lớn như Apple, Dell, Starbucks và những công ty dịch vụ tài chính đang phải gánh chịu tổn thất kinh tế do đợt bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán. Và khi vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn, những doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho những “gã khổng lồ” này sẽ bị vạ lây.

Câu hỏi đặt ra là, một chủ doanh nghiệp có thể làm gì để đối với với vấn đề dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán? Thật không may, họ chỉ có một sự lựa chọn duy nhất: cẩn thận, theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh và thông báo cho nhân viên, khách hàng và các nhà cung cấp của họ.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác