Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức

2/19/2020 11:03:00 AM
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

 

Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nhiều doanh nghiệp buộc phải tái cơ cấu của mình để cắt giảm chi phí, thích nghi với tình hình mới điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều lao động tại Đức đang phải đối mặt với nguy cơ mất việc.

Cuộc khủng hoảng trong ngành ô tô đã khiến các công ty không thể tuyển dụng thêm nhân viên. Ngược lại họ phải cắt giảm lao động vĩnh viễn chứ không phải tạm thời. Điều này không chỉ khiến một lượng lớn công việc mất đi.

Theo đó, ngành công nghiệp ô tô Đức sẽ cắt giảm gần 10% trong tổng số 830.000 việc làm trong thập kỷ tới. Một số chuyên gia, quan chức chính phủ lo ngại con số sẽ còn cao hơn bởi sản xuất xe điện sẽ ít việc làm hơn so với xe động cơ đốt trong. Bên cạnh đó, là tác động quá trình tự động hóa, tái phân bổ việc làm của lao động sản xuất. Hiện các doanh nghiệp Đức đang cố gắng đưa ra những biện pháp để hạn chế sa thải hàng loạt. Tại một nhà máy cung cấp phụ tùng ô tô Bosch  các công nhân chấp nhận giảm lương, giảm giờ làm để tránh bị mất việc.

Giám đốc sản xuất công ty Bosch, ông Sven Bachmann chia sẻ: Dĩ nhiên chúng tôi bị sốc bởi ngành của chúng tôi phụ thuộc hoàn toàn vào ngành ô tô cả trực tiếp và gián tiếp. Khi bạn thấy các công ty khác cắt giảm giờ làm, đóng cửa nhà máy bạn không thể không lo lắng. May mắn là Bosch đảm bảo việc làm cho công nhân trong vòng 6 năm tới. Hiện ngành công nghiệp ô tô Đức vẫn chưa rơi vào tình trạng xấu như một số công ty sản xuất ô tô của Mỹ hồi thập niên 1970. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp tăng cao sẽ là một nguy cơ tiêu cực bởi nganh công nghiệp này không chỉ đóng góp 5% GDP mà còn là biểu tượng quan trọng của nền kinh tế Đức.

Suckhoecuocsong.vn/Theo VTV

Các tin khác