6 căn bệnh tiêu hóa cần phòng ngừa trong ngày Tết
Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế, trong các dịp nghỉ lễ, tết đặc biệt là Tết nguyên đán tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa ra tăng. Để chuẩn bị đón một mùa xuân mới vui, khỏe các gia đình cần duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh để phòng tránh các bệnh về tiêu hóa dưới đây.
Các bệnh về tiêu hóa thường gặp trong những ngày Tết
Theo phong tục của người Việt Nam, ngày Tết không thể thiếu các loại thực phẩm như thịt gà, bánh trưng, các loại giò chả…Tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều đạm chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tiêu hóa. Các bệnh về đường tiêu hóa phổ biến ở dạ dày, thực quản đôi khi ở trực tràng và hậu môn.
Ngoài chế độ ăn nhiều dưỡng chất, việc uống rượu bia không kiểm soát khiến dạ dày bị kích ứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Tương tự, những thực phẩm nhiều gia vị, khó tiêu khiến quá trình phân hủy và chuyển hóa thức ăn trở nên quá tải, nhạy cảm và dễ bị kích thích. Những bệnh tiêu hóa thường gặp trong ngày tết phổ biến gồm đầy hơi, đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường tiêu hóa…
Đầy hơi chướng bụng
Đầy hơi chướng bụng là tình trạng thường gặp trong những dịp lễ Tết. Nguyên nhân gây đầy hơi do khí hoặc chất lỏng, chất tiêu hóa tích tụ trong cơ thể. Đầy hơi chướng bụng đi kèm cảm giác khó chịu ở vùng bụng và thượng vị do sự “tồn đọng” của thức ăn chưa kịp tiêu hóa bên trong cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến đầy hơi chướng bụng trong ngày Tết do những bữa tiệc rượu liên tục liên miên không kiểm soát. Việc tích tụ nhiều thức ăn dẫn đến quá tải cho hệ tiêu hoá, gây ra tình trạng rối loạn co cơ, yếu cơ bụng và tích tụ khí. Từ đó dẫn đến tự tích tụ thức ăn, đặc biệt là chất béo khiến cho hệ tiêu hóa không kịp phân hủy.
Ợ chua
Ợ chua là cảm giác chua, nóng xuất hiện khi ợ lên do acid tiết ra từ dạ dày. Ợ chua cũng được xem là tình trạng trào ngược acid dạ dày. Nếu không điều trị dứt điểm nguy cơ tiến triển thành trào ngược dạ dày thực quản, làm bỏng thực quản. Người bệnh sẽ cảm nhận rõ rệt cảm giác nóng rát ở vùng giữa ngực – thượng vị và vị chua trong miệng.
Nguyên nhân gây ợ chua do các loại thực phẩm kích thích sự tiết acid bên trong dạ dày khiến cho hoạt động này trở nên bất thường. Những thực phẩm gây ợ chua gồm đồ uống chứa cồn như rượu bia, thực phẩm quá nhiều chất béo xấu, sô cô la, các thực phẩm cay nóng, hút thuốc lá…
Ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn
Ngộ độc thực phẩm và dị ứng thức ăn xảy ra khi cơ thể không tiếp nhận được thức ăn đưa vào. Những loại thực phẩm không được tiếp nhận do hư hỏng, hoặc chứa phần thành phần dị ứng với cơ thể. Lúc này, hệ tiêu hóa sẽ phản ứng để đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
Những triệu chứng thông thường của ngộ độc thực phẩm và dị ứng thức ăn gồm buồn nôn và nôn, cơ đau thắt ở bụng và thượng vị, ớn lạnh..Những triệu chứng này xuất hiện sau vài giờ người bệnh ăn các thực phẩm gây nhiễm trùng dẫn đến ngộ độc hoặc dị ứng.
Táo bón
Táo bón xảy ra khi nhu động ruột giảm tần suất hoạt động khiến phân khó đi qua hậu môn và đào thải ra ngoài. Nguyên nhân gây táo bón do thay đổi thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ. Táo bón gây khó chịu cho người bệnh vì cảm giác trướng bụng, khó đi vệ sinh. Một số trường hợp nặng xuất hiện các cơn đau bụng dữ đội và đi cầu có máu. Các triệu chứng của táo bón bao gồm phân khô cứng hoặc vón cục, tần suất đi vệ sinh ít hơn 3 lần/tuần, trướng bụng, buồn nôn, đau bụng…
Tiêu chảy
Trái ngược với táo bón, tiêu chảy là hiện tượng phân ở thể lỏng và nhiều nước. Người bị tiêu chảy cấp tính thường do ăn phải đồ ăn không vệ sinh, ôi thiu... Ngoài ra, khó tiêu hóa thức ăn hoặc dị ứng thực phẩm cũng có thể gây ra tiêu chảy. Các dấu hiệu của tiêu chảy gồm phân lẫn máu, mất nước, đau bụng, đầy hơi, sốt.
Bệnh tiêu hóa thường gặp ngày Tết là tiêu chảy bởi thói quen ăn uống liên tục, sử dụng thức ăn lâu ngày và việc bảo quản chưa phù hợp khiến gia tăng khả năng bị nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa.
Đau dạ dày
Đau dạ dày là cảm giác đau thắt ở vùng thượng vị, gây ra những triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát vị trí thượng vị, đôi lúc gây buồn nôn và nôn. Trong y khoa, nguyên nhân đau dạ dày do tổn thương hoặc nhiễm trùng ở thành niêm mạc dạ dày.
Hai nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến là chất lượng thực phẩm và rối loạn hệ tiêu hóa. Trong đó, chất lượng thực phẩm là nguyên nhân thường gặp nhất trong các trường hợp đau dạ dày cấp tính. Dạ dày khi tiếp nhận quá nhiều các thực phẩm như cay nóng, chất kích thích rượu bia hoặc cà phê sẽ bị kích thích tiết acid dư thừa. Lượng acid này sẽ tổn thương đến thành niêm mạc dạ dày, gây ra những cơn đau cho người bệnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa trong những ngày lễ, Tết người dân cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, đa dạng các loại rau củ quả, không uống rượu bia, bỏ thói quen tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh... để đón một năm mới vui khỏe, bình an.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Làm thế nào phòng ngừa rối loạn tiêu hóa trong ngày Tết
3 cách giải rượu cực sai lầm nguy hiểm cho sức khỏe
Cách xử lý khi ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thức ăn phòng tránh như thế nào?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.