Làm thế nào phòng ngừa rối loạn tiêu hóa trong ngày Tết

1/18/2024 4:30:00 PM
Trong những ngày nghỉ lễ Tết thay đổi thói quen ăn uống nên khá nhiều người gặp phải các rối loạn tiêu hóa như: chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng,… để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa hãy áp dụng những mẹo cực hay dưới đây.

 

Trong những ngày nghỉ lễ Tết thay đổi thói quen ăn uống nên khá nhiều người gặp phải các rối loạn tiêu hóa như: chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng,… để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa hãy áp dụng những mẹo cực hay dưới đây.

Rối loạn tiêu hóa xảy ra khi hệ thống tiêu hóa của cơ thể hoạt động không bình thường, gây đau bụng thượng vị, nóng rát, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, cảm thấy khó chịu sau khi ăn no, ăn một chút đã cảm thấy no, đau hoặc nóng rát trong dạ dày, ợ chua,…

Vào những ngày nghỉ lễ Tết khá nhiều người gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng này chính là thay đổi thói quen ăn uống từ đó gây nên tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, ăn không ngon, thậm chí là tiêu chảy hay táo bón.

Bởi trong các dịp nghỉ lễ Tết, chúng ta thường ăn nhanh, ăn nhiều các thực phẩm giàu đạm, ăn ít rau xanh, ăn nhiều loại thức ăn, bánh kẹo chứa nhiều đường, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, uống nhiều bia rượu, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas khiến cho hệ thống tiêu hóa của cơ thể bị quá tải, không thể tiêu hóa hiệu quả từ đó gây các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa trong các dịp nghỉ lễ Tết hãy áp dụng những mẹo cực hay dưới đây giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hạn chế đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày,…

Những bí quyết phòng tránh rối loạn tiêu hóa dịp Tết

Không ăn quá nhiều đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ

Phòng tránh rối loạn tiêu hóa trong những ngày nghỉ lễ Tết không nên ăn quá nhiều đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán với lượng lớn sẽ khiến dạ dày tốn nhiều thời gian để tiêu hóa. Do những thực phẩm này cung cấp năng lượng nhiều khiến cơ thể luôn trong tình trạng khó tiêu, bụng ì ạch, chướng bụng.

Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng

Thay đổi thói quen giờ giấc trong những ngày nghỉ lễ nên nhiều người có xu hướng bỏ bữa sáng nên vào bữa trưa, tối thường ăn nhiều hơn. Việc ăn nhiều, ăn mất kiểm soát, ăn các thực phẩm giàu đạm sẽ khiến tăng lượng đường, tăng lượng mỡ trong máu gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, sức khỏe. Do vậy hãy cố gắng thức dậy, ăn đúng giờ trong những ngày nghỉ lễ Tết.

Không nên ăn quá nhanh, quá no

Phòng rối loạn tiêu hóa cũng không nên ăn quá nhanh, quá no bởi thức ăn sau khi xuống dạ dày, dạ dày sẽ tiết ra hormone leptin giúp cho não bộ nhận biết rằng dạ dày đã no, không nên ăn thêm. Từ đó, não của chúng ta sẽ phát ra tín hiệu khiến chúng ta ngừng cảm giác thèm ăn và không ăn nữa. Tuy nhiên, nếu chúng ta ăn quá nhanh, sẽ khiến cho não bộ không kịp nhận được tín hiệu "báo no" này của dạ dày, khiến chúng ta ăn quá no, gây dư thừa năng lượng từ đó gây tình trạng chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.

Không ăn đồ tích trữ quá lâu trong tủ lạnh

Do nấu nhiều món ăn nên việc đồ ăn thừa còn lại là điều không thể tránh khỏi, việc ăn các đồ ăn tích trữ quá lâu trong tủ lạnh có thể khiến cơ thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, chướng bụng, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu,… Do thức ăn tích trữ quá lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến thức ăn dễ bị nhanh hỏng, ôi thiu nên khi ăn các thực phẩm này gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của cơ thể.

Không nên uống quá nhiều bia rượu

Uống quá nhiều bia rượu, uống liên tục không chỉ gây ảnh hưởng tới dạ dày, hệ tim mạch, huyết áp mà uống nhiều rượu bia làm tăng nồng độ cồn trong máu lên đột ngột sẽ gây hại cho gan, khiến gan làm việc nhiều hơn.

Việc uống nhiều bia rượu trong ngày nghỉ lễ Tết khiến cho các hoạt chất trong bia rượu làm giảm men tiêu hóa đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm tổn thương niêm mạc thành ruột từ đó gây các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo nón, ăn không ngon, không hấp thu được thức ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng. Nếu để rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng, ung thư đại tràng,…

Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón…hay bị người bệnh chủ quan bỏ qua. Tuy vậy nếu để lâu ngày, rối loạn tiêu hóa có thể biến chứng thành những bệnh đường ruột nguy hiểm như thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng, ung thư đại trực tràng…

Giúp cho hệ tiêu hóa trong ngày nghỉ lễ Tết được khỏe mạnh, phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa cần:

Ăn các loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến rất ít

Cải thiện hệ tiêu hoá bằng cách lựa chọn các loại thực phẩm chưa qua chế biến, chế biến rất ít, thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng, các loại cá tươi, rau xanh, trái cây giàu vitamin. Hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, bánh mì, thịt hun khói, thịt hộp,…

Ăn nhiều chất xơ

Thiết lập chế độ ăn trong ngày nghỉ lễ nhiều chất xơ, các loại rau xanh, trái cây giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, phòng ngừa nguy cơ táo bón, viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày, trĩ, viêm ruột thừa và IBS (hội chứng ruột kích thích). Chất xơ hoà tan được tìm thấy trong yến mạch, các loại đậu, hạt,  lúa mạch, hạt mã đề, táo, đậu Hà Lan, các loại trái cây họ cam quýt,… có tác dụng hấp thụ nước vào trong phân. Những loại chất xơ không hoà tan thường có trong các loại rau xanh, bắp cải, đậu gà, ngũ cốc, lúa mỳ,… Khi tiêu thụ các chất xơ không hoà tan giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, loại bỏ chứng táo bón, rối loạn tiêu hóa.

Bổ sung chất béo lành mạnh

Nên bổ sung chất béo lành mạnh. Các acid béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm ruột và viêm loét đại tràng, rối loạn tiêu hóa,.... Chúng có nhiều rong các loại hạt như hạt lanh, hạt chia… (đặc biệt là hạt óc chó), các loại cá như cá hồi, cá thu và cá mòi.

Uống đủ nước

Nên uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa táo bón, giúp cho hệ tiêu hoá cũng như các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động được tốt hơn. Nước khi đi vào cơ thể giúp hòa tan và vận chuyển các chất thải, chất độc xuống ruột dễ dàng hơn. Khi bị mất nước, cơ thể sẽ hấp thu lại tối đa lượng nước đã mất, khiến ruột già của bạn bị khô và dễ gây táo bón.

Ăn chậm, nhai kỹ

Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa hay các vấn đề tiêu hóa phổ biến như khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ, rời mắt khỏi màn hình tivi và điện thoại trong lúc ăn, ăn đủ no, không để bụng đói, ăn đúng bữa, không bỏ bữa sáng, không ăn quá khuya,…

Tập luyện thể thao

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện hệ tiêu hóa, cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, đại tràng, rối loạn tiêu hóa,…

Bổ sung men vi sinh trong bữa ăn

Thực phẩm lên men có chứa vi khuẩn sống, hoạt động bao gồm các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa chua, kefir và yakult. Trà Kombucha là một loại đồ uống lên men khác có chứa các vi sinh vật có lợi này. Probiotics cũng có thể được dùng dưới dạng thực phẩm chức năng hay các loại rau muối chua là nguồn cung cấp men vi sinh tốt, chẳng hạn như dưa cải bắp và kim chi, các sản phẩm đậu nành lên men như miso, natto và tempeh giúp bổ sung nguồn vi khuẩn probiotic tốt cho niêm mạc dạ dày, hệ tiêu hóa, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Áp dụng chế độ ăn FODMAP cho trẻ mắc Hội chứng ruột kích thích (IBS) hiệu quả thế nào?

Rối loạn tiêu hóa: chế độ ăn, thực phẩm tốt cho sức khỏe đường ruột

Những căn bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em

Top 8 loại thảo dược chữa đầy hơi, chướng bụng cực hiệu quả

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác