Phát ban do đậu mùa khỉ: những lưu ý cực quan trọng cần nhớ
Phát ban do đậu mùa khỉ: những lưu ý cực quan trọng cần nhớ
Khi mắc bệnh đậu mùa khỉ các biểu hiện gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, sau đó xuất hiện các vết phát ban ngoài da. Các vết phát ban tiến triển thành mụn mủ, mụn nước rồi đóng vẩy. Nhưng khi chăm sóc vết phát ban do đậu mùa khỉ cần chú ý những lưu ý cực quan trọng dưới đây.
Bệnh đậu mùa khỉ mà một căn bệnh hiếm gặp do virus có họ hàng với bệnh đậu mùa gây ra. Virus gây bệnh thuộc chi Orthopoxvirus, bao gồm virus variola - nguyên nhân gây bệnh đậu mùa và virus vaccinia - được sử dụng trong vắc xin đậu mùa và virus đậu mùa bò (cowpox virus). Virus xâm nhập cơ thể qua vết thương, đường hô hấp hoặc niêm mạc ở mắt, mũi, miệng. Lây truyền từ người sang người là do các giọt bắn, tiếp xúc với dịch cơ thể hay vết thương người bệnh.
Khi người bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ sẽ có biểu hiện bệnh tương tự với bệnh đậu mùa nhưng nhẹ hơn. Bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ, kiệt sức, mệt mỏi.
Phát ban, mụn nước là triệu chứng phổ biến của đậu mùa khỉ gây đau, ngứa. Từ đây, một số hành động bộc phát có thể dẫn đến tình trạng nặng nề hơn. Một số người sẽ bị phát ban trên mặt và các bộ phận cơ thể khác trong khoảng 1-3 ngày sau đó. Các hạch bạch huyết sưng lên, tổn thương toàn thân, vết ban phồng rộp, lớn dần và chứa đầy chất mủ màu trắng, các mụn mủ tồn tại khoảng một tuần trước khi đóng vảy và lành lại. Khi các vết phát ban lành lại chúng có thể ngây ngứa ngáy, khó chịu thậm chí có cảm giác đau trên da.
Những lưu ý cực quan trọng với các vết phát ban do đậu mùa khỉ
Không gãi
Khi bị phát ban do đậu mùa khỉ trong quá trình các vết phát ban đóng vảy, lành lại một số người sẽ gặp tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Để giảm cảm giác ngứa nhiều người thường gãi các vết phát ban. Nhưng chính hành động này lại có thể khiến tổn thương lan rộng ra những vùng da bị tổn thương hoặc nhạy cảm như quanh mắt…Theo các chuyên gia cho biết trong quá trình da hồi phục, nên tránh mọi tác nhân có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ da trong quá trình hồi phục tổn thương. Việc gãi còn có thể làm lở loét và gây nguy cơ nhiễm vi khuẩn cho da. Bởi có thể làm lây lan virus từ ngón tay của mình sau khi gãi vết phát ban, vảy hoặc dịch có thể lưu lại trong móng tay
Tránh băng quá kín
Trong quá trình điều trị bệnh đầu mùa khỉ, chăm sóc các vết phát ban chúng ta cần giữ cho chúng sạch sẽ, thông thoáng, không để bị nước bẩn tiếp xúc, không để các vết phát ban bị nhiễm trùng. Bởi việc quấn băng quá kỹ, sử dụng băng cá nhân lên vết thương sẽ làm cản trở quá trình hồi phục do chúng tạo ra môi trường ẩm ướt, làm hỏng vùng da lân cận, thúc đẩy lây nhiễm chéo, có thể khiến các vết phát ban nghiêm trọng hơn. Nhưng chúng ta không cần băng vết thương quá kỹ nếu đang cách ly trong phòng riêng.
Nếu như trong trường hợp bắt buộc phải rời khỏi nhà, nơi cách ly, tiếp xúc với người xung quanh, các vết tổn thương và phát ban do đậu mùa khỉ nên được bao phủ bởi quần áo dài, găng tay, tất...
Điều trị phát ban do đậu mùa khỉ
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hiện nay chưa đưa ra một phương pháp điều trị cụ thể đối với bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, một số cách có thể giảm các triệu chứng của bệnh lý này, trong đó bao gồm phát ban giúp một số người mắc bệnh đậu mùa khỉ cảm thấy dễ chịu hơn
Một phương pháp điều trị tiềm năng cho triệu chứng phát ban do bệnh đậu mùa khỉ chính là dùng thuốc kháng virus tecovirimat (TPOXX). Thuốc được cung cấp bởi Trung tâm Dự trữ Quốc gia về Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.
Mặc dù chưa được FDA chấp thuận cho các bệnh nhiễm trùng như đậu mùa khỉ, US CDC tuyên bố thuốc kháng virus tecovirimat (TPOXX) có thể được sử dụng để điều trị triệu chứng ban đầu cho bệnh lý này ở cả người lớn và trẻ em.
Thuốc kháng virus tecovirimat (TPOXX) cũng được FDA chấp thuận để điều trị bệnh đậu mùa ở người do virus variola gây ra ở người lớn và trẻ em.
Hầu hết vết phát ban do Mpox gây ra chỉ cần điều trị theo triệu chứng nhằm giảm khó chịu và đợi quá trình hồi phục tự nhiên.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế cho rằng TPOXX có thể được sử dụng cho những trường hợp phát ban nghiêm trọng ở một số vùng nhạy cảm như mắt hoặc ở những người có hệ miễn dịch kém.
Điều trị không kê đơn (OTC)
Nếu bị phát ban do nhiễm Mpox, không muốn dùng thuốc kháng virus, người mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị không kê đơn (OTC) để đối phó với phát ban gây đau hoặc ngứa khó chịu gồm
+ Sử dụng kem hoặc gel steroid bôi tại chỗ
+ Sử dụng thuốc mỡ (như Vaseline hoặc Aquaphor) giúp giảm tình trạng khó chịu, ngứa trên các vùng phát ban
+ Thuốc gây tê tại chỗ (như lidocain)
Theo các chuyên gia cho biết: “Một số nhà sản xuất cũng khuyên dùng thuốc mỡ kháng khuẩn. Tuy nhiên, những loại thuốc này nên được sử dụng một cách thận trọng vì nhiều người có thể bị dị ứng với một số loại thuốc mỡ nhất định”.
Tuy nhiên, một số loại kem bôi, thuốc mỡ và thuốc uống chỉ nhằm mục đích giảm đau, ngứa hoặc mẩn đỏ do phát ban khi mắc đậu mùa khỉ các sản phẩm này không giúp điều trị bệnh hoàn toàn.
Do đó, nếu không may mắc đậu mùa khỉ và có bất kỳ tổn thương nào, da có vảy hay phát ban, người mắc bệnh đậu mùa khỉ vẫn cần cách ly với những người khác tránh lây lan cho người khác, tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn. Hãy bổ sung thức ăn giàu vitamin trong thực đơn nhằm nâng cao sức đề kháng. Bổ sung các loại trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin C, các loại thực phẩm giàu protein như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, các loại cá biển, hải sản, trứng, sữa, các loại hạt đậu,... giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể nhanh hồi phục
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cách phân biệt nốt phát ban đậu mùa khỉ với bệnh về da khác
Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ
Nguyên nhân chính nào lây lan bệnh đậu mùa khỉ?
Vắc xin phòng bệnh đầu mùa khỉ
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ
- Nguyên nhân chính nào lây lan bệnh đậu mùa khỉ?
- Cách phân biệt bệnh đậu mùa khỉ, bệnh thủy đậu chính xác nhất
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Bệnh đậu mùa khỉ lây lan như thế nào?
- Biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ hiệu quả
- Các dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh đậu mùa khỉ chuẩn xác
Các tin khác
-
Điều cần chú ý khi ăn giò thủ ngày Tết tránh ảnh hưởng sức khỏe
Giò thủ mà một trong những món ăn truyền thông không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Dù sở hữu hương vị thơm ngon hấp dẫn nhưng khi chế biến, thưởng thức giò thủ cần chú ý đến một số điều quan trọng dưới đây tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Thức uống giúp giảm căng thẳng cực tốt nên uống thường xuyên
Căng thẳng, lo lắng là tình trạng khá nhiều người gặp phải nhất là những ngày cuối năm, ngày giáp Tết. Nếu căng thẳng không được cải thiện sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, giấc ngủ, sức khỏe. -
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu, cách giảm nôn nao sau uống rượu
Những ngày Tết nhu cầu sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn gia tăng trong các buổi liên hoan cuối năm, gặp mặt gia đình. Nhưng cơ thể hấp thụ quá nhiều lượng bia, rượu hay đồ uống có cồn dẫn đến tình trạng say rượu, thậm chí ngộ độc rượu. -
Bánh chưng luộc bằng pin độc hại như nào, dấu hiệu nhận biết chuẩn
Bánh chưng là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Nhưng nhiều người vì lợi nhuận nên đã bất chấp sức khỏe mà sử dụng pin để luộc bánh chưng cho ra những chiếc bánh trưng xanh, đẹp, dẻo, thơm trên thị trường. -
Thói quen tích trữ đồ ăn ngày Tết có nên hay không?
Những ngày lễ Tết thói quen tích trữ quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe như dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, tim mạch, tiểu đường, thận,... -
Cẩn trọng khi ăn thịt bò khô giá rẻ trong dịp Tết
Trong dịp Tết thịt bò khô là một trong những món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Nhưng những gói bò khô giá rẻ lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng. -
Cách loại bỏ độc tố trong măng khô, những ai nên thận trọng khi ăn măng
Măng khô là một trong những thực phẩm quen thuộc trong mâm cỗ ngày Tết của nhiều gia đình. Nhưng nếu không biết cách loại bỏ hoàn toàn độc tố trong măng khô sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Ngày lễ Tết tránh mắc 5 thói quen xấu khiến cơ thể dễ mắc bệnh
Trong những ngày lễ Tết chúng ta thường có nhiều cuộc tụ họp gia đình, bạn bè khi đó khá nhiều người mắc phải một trong những thói quen xấu khi ăn tối khiên cơ thể nhanh lão hóa, cơ thể dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm đến sức khỏe. -
Cách trị chứng đầy bụng, khó tiêu trong dịp lễ Tết cực hiệu quả
Tình trạng đầy bụng, khó tiêu là một trong những chứng bệnh phổ biến khá nhiều người gặp phải trong các dịp lễ Tết. Vậy làm thế nào để giảm chứng đầy hơi, khó tiêu hiệu quả ngay tại nhà. -
Những loại rau nào nên, không nên dùng để ăn lẩu tránh ảnh hưởng sức khỏe
Mùa đông lạnh món lẩu trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Trong các nguyên liệu để ăn cùng với lẩu thì rau xanh là một trong những nguyên liệu không thể thiếu.