Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ

8/3/2022 4:46:00 PM
Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều nước trên thế giới, gây hoang mang cho người dân. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ nhất là điều mà nhiều người muốn tìm hiểu đề từ đó có phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

 

Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều nước trên thế giới, gây hoang mang cho người dân. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ nhất là điều mà nhiều người muốn tìm hiểu đề từ đó có phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm vi rút đậu mùa khỉ. Virus đậu mùa khỉ thuộc giống Orthopoxvirus trong họ Poxviridae. Chi Orthopoxvirus cũng bao gồm vi rút variola (gây bệnh đậu mùa), vi rút vaccin (được sử dụng trong vắc xin đậu mùa) và vi rút đậu mùa bò.

Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 hai đợt bùng phát của một bệnh giống thủy đậu xảy ra trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là ‘bệnh đậu mùa khỉ’. Bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận đầu tiên ở người vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) trong một thời kỳ nỗ lực tăng cường nhằm loại bỏ bệnh đậu mùa. Kể từ đó, bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo ở người dân ở một số quốc gia Trung và Tây Phi khác: Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cote d’Ivoire, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Liberia, Nigeria, Cộng hòa Congo và Sierra Leone. Phần lớn các ca nhiễm trùng là ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Các ổ chứa tự nhiên của bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, các loài gặm nhấm châu Phi, các loài linh trưởng không phải người (như khỉ) có thể chứa vi rút và lây nhiễm sang người.

Sự lây truyền virus đậu mùa ở khỉ xảy ra khi một người tiếp xúc với virus từ động vật, người hoặc các vật liệu bị nhiễm virus. Virus xâm nhập vào cơ thể qua da bị vỡ (ngay cả khi không nhìn thấy), đường hô hấp hoặc niêm mạc (mắt, mũi hoặc miệng)

Sự lây truyền từ động vật sang người có thể xảy ra do vết cắn hoặc vết xước, sơ chế thịt trong bụi cây, tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể hoặc vật liệu bị tổn thương, hoặc tiếp xúc gián tiếp với vật liệu tổn thương, chẳng hạn như qua chất độn chuồng bị ô nhiễm.

Sự lây truyền từ người sang người được cho là xảy ra chủ yếu qua các giọt đường hô hấp lớn. Các giọt đường hô hấp thường không thể di chuyển quá vài feet, vì vậy cần phải tiếp xúc trực tiếp lâu dài. Các phương thức lây truyền từ người sang người khác bao gồm tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể hoặc vật liệu bị tổn thương và tiếp xúc gián tiếp với chất liệu tổn thương, quan hệ tình dục và tiếp xúc giữa người với người hoặc với các vật dụng được bệnh nhân đậu mùa khỉ sử dụng chủ yếu là các món đồ như chăn, ga, gối, quần áo, khăn mặt, khăn tắm.

Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ

Mặc dù tại Việt Nam vẫn chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ nào, nhưng các noước xung quanh đã ghi nhận có ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch thường trực Tổng hội y học Việt Nam cho biết 2 nhóm người có nguy cơ cao nhất dễ mắc bệnh đậu mùa khỉ gồm:

+ Người trực tiếp chăm sóc người mắc bệnh đậu mùa khỉ

+ Nhân viên phòng xét nghiệm làm việc với các mẫu bệnh phẩm được gửi đến để chẩn đoán đậu mùa khỉ.

Để ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, GS Nguyễn Văn Kính cũng cho biết những ca đầu tiên sẽ được đưa vào cách ly tại cơ sở y tế. Cơ sở y tế cũng là nơi giám sát, phát hiện ca bệnh đầu tiên, chứ không phải là ở sân bay

Hiện chưa có mồi để chẩn đoán xác định ca bệnh đậu mùa khỉ, do đó Việt Nam tiến hành giám sát, theo dõi biểu hiện lâm sàng kết hợp với yếu tố dịch tễ để nhận định ca bệnh. GS Nguyễn Văn Kính cũng cho biết thêm "Trong Hướng dẫn đã được ban hành cũng ghi rõ chẩn đoán phân biệt trên lâm sàng về nốt ban phỏng giữa đậu mùa khỉ với các bệnh lý khác như tay chân miệng, đậu mùa, herpes lan toả"

Cũng liên quan vấn đề xét nghiệm, TS. Văn Đình Tráng, Trưởng khoa Vi sinh và Sinh học Phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện cũng đã có sự chuẩn bị trong trường hợp xuất hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. “Sau khi bác sĩ lâm sàng có chỉ định về việc nghi ngờ bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ, chúng tôi sẽ lấy bệnh phẩm ở vùng tổn thương là nốt phỏng ngoài da của người bệnh để xét nghiệm khẳng định. Một số loại bệnh phẩm khác cũng được lấy gồm máu, bệnh phẩm đường hô hấp để làm các xét nghiệm khác nhau, từ sinh học phân tử đến những xét nghiệm thông thường”.

BS Tráng cũng nêu rõ, với dịch tổn thương ở vùng da, các bác sĩ sẽ tách chiết vật liệu di truyền ở người bệnh nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ. Sau đó, mẫu này sẽ được nhân lên để phát hiện đoạn gene đặc hiệu của đậu mùa khỉ, từ đó xác định chính xác ca bệnh.

Theo BS Tráng, đây là một loại virus có cấu trúc ADN, vì vậy ngoài lấy mẫu như hướng dẫn của Bộ Y tế, Bệnh viện cũng sẽ thực hiện các thao tác tại phòng thí nghiệm như tách chiết vật liệu di truyền, các phương pháp sinh học phân tử. Tuy nhiên, điểm khác biệt đối với căn bệnh này là việc xét nghiệm sẽ yêu cầu bộ mồi thiết kế riêng nhằm phát hiện virus gây bệnh đậu mùa khỉ.

Được biết, hiện bệnh viện đã đặt các bộ mồi đặc hiệu ở công ty nước ngoài, đồng thời chờ đợi cung ứng từ WHO nhằm xét nghiệm khẳng định, đồng thời so sánh với các phương pháp thường quy.

"Phương pháp sinh học phân tử là tiêu chuẩn khá đặc hiệu. Ngoài ra, còn một số phương pháp khác như làm giải phẫu bệnh, xét nghiệm bổ trợ như sinh hóa huyết học… Tuy nhiên, phương pháp sinh học phân tử nhanh và đặc hiệu hơn trong chẩn đoán xác định ca bệnh"- TS Tráng cho biết.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định, nguy cơ dịch bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào nước ta chỉ là ngày một ngày hai, vì thế việc chuẩn bị tâm thế ứng phó là cần thiết nhất. "Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào xâm nhập, trước tình hình dịch lây lan ở nhiều quốc gia, Bộ Y tế đã kích hoạt Văn phòng đáp ứng dịch khẩn cấp và triển khai các biện pháp phòng chống dịch"

Ông cũng yêu cầu các cơ sở y tế, bênh viện chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công tác phòng chống dịch, bao gồm phát hiện sớm dựa trên lâm sàng, tìm nguồn cung cấp xét nghiệm chẩn đoán để chủ động phát hiện sớm ca bệnh xâm nhập để cách ly và điều trị kịp thời.

Đồng thời, yêu cầu Cục Quản lý khám chữa bệnh đề xuất nhu cầu để chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị, sinh phẩm cho chẩn đoán và điều trị; Cục Quản lý Dược tiếp tục tìm nguồn cung ứng thuốc điều trị đậu mùa khỉ theo khuyến cáo và bảo đảm các nguồn cung ứng các thuốc điều trị nói chung, thuốc điều trị biến chứng.../.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ hiệu quả

Để đảm bảo an toàn, phòng ngừa lây nhiễm các cơ quan Y tế tại Việt Nam đã đưa ra những khuyến cáo sau để nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về tình hình bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng chống tạm thời để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình

+ Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE) khi chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ hoặc nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ

+ Hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh đậu mùa khỉ

+ Người dân nên tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa khỉ

+ Che miệng khi ho, hắt hơi, sau khi hắt hơi, ho nên rửa tay lại với xà phòng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ hay các bệnh truyền nhiễm khác.

+ Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn, cồn thông thường sau khi sờ các vật dụng ở nơi cộng cộng, nơi đông người hay nhà đang có người mắc bệnh đậu mùa

+ Những người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ cần chủ động tự cách ly tại nhà hoặc cách ly tại các cơ sở y tế và tránh quan hệ tình dục

+ Những người xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh hoàn toàn

+ Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thể chứa virus đậu mùa khỉ

+ Người có các triệu chứng nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.

+ Hãy bổ sung thức ăn giàu vitamin trong thực đơn nhằm nâng cao sức đề kháng.

+ Bổ sung các loại trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin C, các loại thực phẩm giàu protein như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, các loại cá biển, hải sản, trứng, sữa, các loại hạt đậu,...

+ Tuyệt đối không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã, không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh đậu mùa khỉ

Vắc xin phòng bệnh đầu mùa khỉ

Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại

Cách phân biệt bệnh đậu mùa khỉ, bệnh thủy đậu chính xác nhất

Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác