Những thực phẩm dễ gây tắc ruột, cách phòng ngừa chuẩn
Những thực phẩm dễ gây tắc ruột, cách phòng ngừa chuẩn
Khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ nếu không cẩn thận rất dễ gặp tình trạng tắc ruột. Vậy những thực phẩm nào dễ gây tắc ruột, dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh tình trạng tắc ruột do ăn các thực phẩm này như thế nào?
Có nhiều trường hợp ghi nhận bệnh nhân đến tại các cơ sở bệnh viện, y tế trong tình trạng chướng bụng, đau quặn, buồn nôn. Sau khi được kiểm tra, thăm khám các bác sĩ xác định nguyên nhân chính là bị tắc ruột do các bã thức ăn. Nguyên nhân gây nên tắc ruột do khối thức ăn khiến đoạn ruột trong cơ thể bị tắc, đóng chặt, chặn lưu thông bình thường của đường tiêu hóa.
Những thực phẩm dễ gây tắc ruột
Quả hồng
Hồng sở hữu nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng trong quả hồng có chứa tanin gây ra vị chát và chất pectin. Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Nếu ăn nhiều hồng, ăn hồng khi bụng đói, tanin và pectin cộng với chất xơ trong quả hồng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn… Khi đó sẽ tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, không được đẩy ra ngoài theo đường bài tiết tự nhiên từ đó gây tắc ruột.
Mít
Mít là thực phẩm yêu thích của nhiều người, sở hương vị thơm ngon, giàu chất xơ. Nhưng ăn quá nhiều mít, nhai không kỹ cũng là nguyên nhân gây tình trạng tắc ruột.
Ổi
Ổi chứa nhiều vitamin C gấp 4 lần so với cam, giàu canxi, kali, chất xơ cùng nhiều chất có lợi khác. Nhưng nếu ăn nhiều ổi, ổi còn xanh, ổi non sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa thậm chí gây tắc ruột.
Hồng xiêm
Ăn quá nhiều hồng xiêm có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Nếu ăn quá nhiều hồng xiêm, lượng chất xơ tăng lên sẽ tạo thành lớp màng ngăn chặn quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Chất tannin có trong hồng xiêm chưa chín kỹ cũng là nguyên nhân gây khó tiêu, đầy hơi, táo bón, thậm chí tắc ruột
Măng khô
Măng là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, có tác dụng cải thiện đường tiêu hóa. Nhưng những người bị đau dạ dày ăn măng khiến cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Từ đó gây tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày khiến thức ăn bị lên men, sinh khí và gây ợ chua, đầy bụng, đau dạ dày…tăng nguy cơ đau dạ dày, tắc ruột.
Quả sung
Sung là loại trái cây chứa nhiều chất xơ tự nhiên, nhưng nếu ăn quá nhiều sung khi bụng đói sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây tắc ruột. Các chất tanin cộng với hàm lượng chất xơ cao sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày khiến đầy bụng, khó tiêu. Khi ăn nhiều sẽ vón lại tạo thành khối bã rắn chắc, dễ dẫn đến tắc ruột.
Dấu hiệu nhận biết tắc ruột
Khi ăn nhiều các thực phẩm trên, khối thức ăn không tiêu hóa được, chúng bị vón cục lại trong dạ dày rồi di chuyển xuống ruột non, tạo thành một nút gây tắc ruột. Khi bị tắc ruột do bã thức ăn thường sẽ có dấu hiệu:
+ Đau bụng, đau thành từng cơn, giữa các cơn đau người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn
+ Nôn da dịch tiêu hóa, thức ăn cũ
+ Bụng chướng hơi, có xu hướng tăng lên nếu không được điều trị sớm. Nhưng có nhiều người bị tắc ở vị trí gần dạ dày bụng chướng ít hoặc thậm chí không chướng.
+ Không trung tiện và đại tiện được.
+ Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, tình trạng ứ trệ sẽ nặng lên gây ra các cơn đau, nôn mửa, phát triển vi khuẩn trong lòng ruột…từ đó gây hậu quả nghiêm trọng như mất nước điện giải, nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, hoại tử các quai ruột gây vỡ ruột, thủng ruột, nguy hiểm đến tính mạng
Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ tắc ruột, cần đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu, điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phòng ngừa tắc ruột như thế nào?
+ Nên ăn chậm, nhai kỹ, không ăn vội vàng, ăn quá nhanh
+ Nên sử dụng thức ăn được nấu chín, nấu mềm nhừ
+ Hạn chế ăn thức ăn quá thô, dai, cứng, thức ăn khó tiêu.
+ Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều tanin như hồng ngâm, hồng xiêm, xoài xanh, ổi; thức ăn có nhiều chất bã xơ như măng, mít nhiều chất xơ
+ Không nên nuốt khối thức ăn cứng như gân, sụn để tạo thành nhân cho thực phẩm khác kết dính, vón cục trong ruột
+ Không nên ăn thức ăn giàu chất xơ với lượng quá nhiều cùng một lúc, ăn khi bụng đói.
+ Những người già răng yếu, người đã phẫu thuật cắt dạ dày hoặc viêm tụy mạn tiêu hoá thức ăn kém nên cẩn trọng khi ăn các thực phẩm nhiều chất xơ.
Bên cạnh đó, trongchế độ ăn uống hàng ngày, nên bổ sung các loại rau xanh, mềm, có độ nhớt như rau đay, mồng tơi, đậu bắp… Cần uống đủ nước để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tắc ruột.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Mít có tác dụng gì, bí quyết chọn mua mít ngon, cách làm mít nhanh chín
Thời điểm vàng ăn mít không sợ nóng trong, phòng chống lão hóa
Những ai không nên ăn sầu riêng, cách chọn và ủ sầu riêng nhanh chín
Mẹo loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô đúng cách, an toàn
4 món ăn phổ biến ngày Tết cần lưu ý khi dùng
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.