Những thắc mắc thú vị cho ta hiểu về loài ngựa

8/25/2021 4:39:00 PM
Khi nuôi ngựa để làm giống, lấy cao ngựa, làm thịt ngựa thương phẩm người nuôi cần nắm rõ một số vấn đề dưới đây để giúp cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng ngựa được tốt hơn.

 

Những thắc mắc thú vị cho ta hiểu về loài ngựa

Khi nuôi ngựa để làm giống, lấy cao ngựa, làm thịt ngựa thương phẩm người nuôi cần nắm rõ một số vấn đề dưới đây để giúp cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng ngựa được tốt hơn.

Câu hỏi: Ngựa có ngủ đứng không?

Trả lời:

Ngựa có ngủ đứng, trước đó ngựa sinh sống ở ngoài tự nhiên nên có nhiều loài động vật ăn thịt như: hổ, báo, sư tử,…có thể tấn công ngựa khi chúng ngủ, khi ngủ đứng có thể giúp thoát khỏi một cuộc tấn công của kẻ săn mồi nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Khi ngựa được thuần hóa, sử dụng làm sức kéo, tham gia các cuộc thi, chăm sóc nuôi dưỡng ngựa vẫn giữ thói quen ngủ đứng. Nhưng cũng có lúc ngựa nằm để ngủ.

Câu hỏi: Vì sao phải đóng móng sắt vào chân ngựa?

Trả lời:

Ở đầu ngón chân của tứ chi của ngựa chỉ có một ngón, nếu ví với bàn tay người thì nó tương đương với ngón giữa, những ngón chân khác đã bị thoái hoá cùng với sự diễn tiến của thời gian. Trên ngón chân này có móng giống như móng chân để bảo vệ. Móng ngựa thật ra là miếng da bị sừng hoá rất cứng. Lớp sừng hoá ở phía trước và hai bên rất dày và cứng gọi là vách móng.

Theo đó, lớp sừng của một phần phía trước dưới bàn chân ngựa gọi là đế móng. Vách móng và đế móng cùng xương móng ở trong móng tạo thành một khối rắn chắc, trở thành một chỉnh thể để khi ngựa chạy không bị lung lay. Phía dưới móng chính là bộ phận phía dưới của gót chân, lớp sừng hoá mềm mại và có đàn hồi, có thể làm giảm xung lực của mặt đất.

Khi di chuyển trên đường móng ngựa không hoàn toàn chạm xuống mặt đất, phần chạm đất chỉ giới hạn ở viền móng và vách móng, vì vậy tiết diện tiếp xúc với mặt đất nhỏ giúp ngựa phi nhanh trên đường lớn và những cánh đồng hoang đã khô cằn, hay khu vực sỏi đá, cát,…

Nhờ sở hữu khả năng vượt trội cùng khả năng chạy đường trường, tăng tốc trong thời gian ngắn mà từ lâu ngựa đã được thuần hóa, nuôi dưỡng và sử dụng làm phương tiện di chuyển, vận tải, sức khéo cho người, thậm chí ngựa còn là vũ khí lợi hại trong các trận chiến của ngày xưa. Vào thời kỳ đầu khi ngựa được thuần hóa do xuất hiện một thực trạng là với cường độ di chuyển cao, chiếc móng tự nhiên của ngựa bị quá tải và mòn dần đi ảnh hưởng đến khả năng cũng như tốc độ chạy của chúng. Để giải quyết vấn đề móng của ngựa bị quá tải, mòn dần người ra đã sáng chế ra những chiếc móng sắt hoạt động như một lớp đệm bảo vệ bộ móng tự nhiên của loài ngựa.

Những chiếc móng sắt của ngựa thường được làm bằng kim loại hoặc thép và nhôm, những móng chuyên dụng có thể bao gồm sử dụng cao su, nhựa, magiê, titan hoặc đồng hoặc toàn bộ vật liệu tổng hợp hiện đại, được thiết kế bảo vệ móng ngựa khỏi bị mòn. Móng ngựa được gắn trên bề mặt lòng bàn tay (mặt đất) của móng guốc, thường được đóng đinh xuyên qua bức tường móng không có cảm giác, tại vị trí giống như móng chân của con người, mặc dù lớn hơn và dày hơn, cũng có trường hợp móng ngựa được dán keo.

Câu hỏi: Ngựa là động vật ăn cỏ, ăn thịt hay ăn tạp?

Trả lời:

Ngựa là loài động vật ăn cỏ, thức ăn chủ yếu của ngựa là cỏ xanh, cỏ voi, pangola, ghinê hay các phụ phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, cây đậu, thân cây chuối, ngọn mía, dây khoai lang, rau xanh, củ quả, cà rốt, bí đỏ, bí xanh, bắp cải, ngô,…

Câu hỏi: Ngựa là động vật máu nóng phải không? Nhiệt độ bình thường ngựa là bao nhiêu?

Trả lời:

Nhiệt độ cơ thể của ngựa từ  99.0 đến 100.8°F (37,2 đến 38,2°C)

Những thắc mắc thú vị cho ta hiểu về loài ngựa

Câu hỏi: Ngựa có phải là động vật bầy đàn hay không?

Trả lời:

Ngựa là loài động vật có tập tính xã hội nên chúng thích sống theo bầy đàn. Do đó, khi nuôi dưỡng ngựa để sinh sản, ngựa lấy thịt hay ngựa để tham gia các cuộc thi, cuộc đua nên nuôi ít nhất hai con ngựa trở lên.

4. Câu hỏi: Ngựa là động vật nhai lại phải không?

Trả lời:

Không, ngựa là động vật ăn cỏ có một dạ dày nên chúng không nhai lại như trâu hay bò.

Câu hỏi: Là ngựa động vật ghép đôi với một đối tượng?

Trả lời:

Ngựa không phải động vật ghép đôi với một đối tượng, trong tự nhiên khi đến thời kỳ giao phối một con ngựa đực theo bản năng cố gắng giao phối với tất cả ngựa, cái trong đàn, điều đó dẫn đến các cuộc chiến đấu giữa các con ngựa.

Bên cạnh đó,  những con ngựa cái thích giao phối với ngựa đực mạnh nhất trong đàn. Nếu một con ngựa khác mạnh hơn chiến đấu và “hạ bệ” nó, ngựa cái sẽ dễ dàng quên đối tác cũ và sẵn sàng giao phối với chàng ngựa mới để có thể tạo ra con ngựa con khỏe mạnh, phát triển tốt.

Câu hỏi: Ngựa có cần tiêm phòng hàng năm không?

Trả lời:

Câu trả lời là có. Để hạn chế các bệnh bệnh ký sinh trùng đường máu, bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa người nuôi nenen vệ sinh kỹ chuồng nuôi bằng các tiến hành quét vôi 2 lần/ năm hoặc phun thuốc sát trùng Crizin 2% 3 lần/ năm.

Để phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở ngựa người nuôi sử dụng Azidin, pha dung dịch 7 %, tiêm 2 lần/ năm cho ngựa.Đề phòng bệnh ký sinh đường tiêu hóa ở ngựa bạch tùy từng độ tuổi mà người nuôi tiêm với liều lượng phù hợp:

+ Ngựa con đủ đủ 21 ngày tuổi, tiêm phòng lần 1. Dùng Levamixon 7%, 1ml/ 15kg thể trọng, tiêm vào phần bắp.

+ Ngựa 90 ngày tuổi tiếp tục tiêm thêm 1 mũi. Dùng Levamixon 7%, 1ml/ 15kg thể trọng, tiêm vào phần bắp.

+ Ngựa trưởng thành dùng levamixon 7% tương tự hoặc Hemectin để tiêm phòng bệnh, định kỳ 2 lần/ năm.

Câu hỏi: Ngựa có ăn thịt không?

Trả lời:

Khá nhiều người nuôi ngựa cho biết họ thường cho ngựa ăn thịt và chúng trông khỏe mạnh, phát triển tốt. Nhưng theo các chuyên gia đó là sự lãng phí, vì ngựa là động vật ăn cỏ, có thể sống tốt và khỏe mạnh mà không cần ăn thịt.

Câu hỏi: Ngựa và dê có hợp nhau không?

Trả lời:

Có. Ngựa có thể sống hòa thuận với dê miễn là chúng ăn riêng, không ăn chung hay uống chung một máng thức ăn, máng đựng nước uống. Sau một thời gian nuôi dưỡng, sinh sống cùng nhau dê sẽ gắn kết với ngựa. Dê thường tìm kiếm sự bảo vệ, chạy và trốn phía sau ngựa khi chúng cảm thấy bị đe dọa hay sợ hãi một điều gì đó. Tất nhiên có những trường hợp ngựa đá và dê bị thương, nhưng đại đa số những người nuôi ngựa không gặp vấn đề gì với việc sống chung này.

Câu hỏi: Vì sao ngựa lại có hàm răng trên trong khi trâu bò thì không có?

Trả lời:

Ngựa đã trải qua quá trình tiến hóa từ 45 đến 55 triệu năm để từ một dạng sinh vật nhỏ với chân nhiều ngón trở thành dạng động vật lớn với chân một ngón như ngày nay. Các động vật móng guốc có các dạ dày và cơ chế tiêu kóa thực phẩm phức tạp hơn nhiều, chúng có khả năng ăn cả các thức ăn thô, cứng như cành cây, chồi cây. Chính vì lý do 'thích nghi môi trường' đó mà hàm răng trên của ngựa không những không bị biến mất như ở trâu bò trong lịch sử tiến hóa mà còn phát triển hoàn thiện hơn, giúp loài ngựa gậm được cả các cành cây cứng và ăn các hạt ngũ cốc cứng (ví dụ: ngô, lúa mạch,...)

Đối với trâu, bò lịch sử tiến hóa cách đây hơn 20 triệu năm ở loài trâu và bò nói riêng và các loài nhai lại nói chung, hàm răng trên chúng đã dần biến thành một tấm đệm tạo bởi một chất sừng rất cứng, nhờ thế các răng của hàm dưới dễ dàng cọ xát, chà sát, nghiền nát lá hay cỏ trong giai đoạn nhai lại.

Bởi trâu có dạ dày 4 ngăn cho phép chúng có thể tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn nghèo dinh dưỡng, trong đó chủ yếu là các loại cỏ mềm. Không có động vật bậc cao nào có thể trực tiếp tiêu hóa xenluloza, nhưng các loài họ trâu bò thì lại có thể vì chúng dựa vào các vi sinh vật sinh sống trong dạ dày của chúng để phân hủy xenluloza bằng cách lên men

Chính vì vậy trâu tuân thủ quy luật thích nghi môi trường sống các răng nanh và răng cửa của hàm trên của chúng đã dần biến mất và được thay thế bằng tấm đệm sừng, rất cứng sao để các răng của hàm dưới dễ cọ xát, nhào nhuyễn cũng như cắt đứt lá hay cỏ. Ở chúng, các răng hàm có dạng móc (dạng liềm) và cách biệt với các răng phía trước bằng một khoảng hở rộng (kẽ răng). Cũng cần lưu ý rằng các loài họ Trâu bò thích nghi và quen sống ở môi trường đồng cỏ và thoáng đãng, chúng chỉ ăn cỏ mềm chứ không gậm cả cành và chồi cây như ngựa.

Câu hỏi: Xây dựng chuồng nuôi ngựa phải đảm bảo những yếu tố gì?

Trả lời:

Để tạo điều kiện tốt nhất cho ngựa phát triển, có chỗ nghỉ ngơi cũng như sinh hoạt, bảo vệ ngựa khỏi các loài động vật khác như chó, chuột,… người nuôi ngựa phải xây dựng chuồng nuôi ngựa đáp ứng theo tiêu chí sau:

Chuồng nuôi ngựa thịt nên xây dựng ở nơi khô ráo, thoáng mát, không xây dựng chuồng nuôi ngựa ở khu ngực thoát nước kém, khu vực bí bách.

Khi xây dựng chuồng nuôi ngựa thiết kế cửa sổ cách nền chuồng 1,5-1,8m để đảm bảo ngựa không thể nhảy ra ngoài, không khí từ bên ngoài có thể dễ dàng đi vào bên trong chuồng nuôi, mát mẻ vào mùa hè.

Nền chuồng nuôi ngựa phải nên lát bằng gạch để bảo vệ móng ngựa không nên để nền đất trần hoặc nền chuồng quá trơn trượt sẽ dễ dàng làm hỏng móng của ngựa.

Nền chuồng xây phải có độ đốc, rãnh thoát nước thải để tiện cho việc vệ sinh chuồng nuôi ngựa hàng ngày. Bên trong chuồng nuôi ngựa trang bị thêm máng ăn, máng đựng nước uống riêng cho ngựa. Bên ngoài xây dựng khu vực chứa chất thải của ngựa, khu vực chứa chất thải có lắp đậy cẩn thận, đảm bảo vệ sinh, hạn chế mùi chất thải của ngựa bay ra bên ngoài, gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

Tùy từng điều kiện của từng người nuôi, khi thiết kế chuồng nuôi ngựa phải đảm bảo ngựa được nuôi với mật độ vừa phải, có không gian rộng rãi cho ngựa sinh hoạt, nghỉ ngơi. Ngựa trên 1 năm tuổi, nên nuôi với mật độ trung bình từ 5 – 6m²/ con là phù hợp nhất.

Tuy nhiên, nếu người nuôi ngựa muốn nuôi nhiều con ngựa trong cùng một chuồng nuôi hãy chọn những con ngựa có kích thước đồng đều, khoảng cách tuổi cũng không cách xa nhau nhiều tránh tình trạng những con lớn ăn hiếp con bé khi chúng sinh sống cùng nhau trong một chuồng nuôi nhốt.

Phần mái của chuồng nuôi ngựa lên lợp thêm lợp lá cọ, rạ, rơm, lá chuối khô,…để tránh nóng vào mùa hè, xung quanh chuồng ngựa nên trồng cây xanh để mát mẻ vào mùa hè, ấp áp vào mùa đông. Vào mùa đông nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, tránh cho ngựa bị lạnh hãy sử dụng bạt để quây xung quanh chuồng ngựa, giữ ấm cho ngựa.

Thiết kế sân chơi của ngựa

 Khi thiết kế sân chơi cho ngựa đi lại, vận động người nuôi cần lưu ý thiết kế sân chơi sau cho ngựa có thể thuận tiện hoạt động, đi lại vận động chơi đùa giúp ngựa săn chắc, khỏe mạnh, phát triển tốt.

Sân chơi nên thiết kế làm liền kề với chuồng nuôi để thuận tiện cho việc chăn thả ngựa. Sân chơi  có thành cao từ 1.2 -1.5m, được quây bằng các thanh ngang như gỗ, ống tuýp nước chắc chắn, mắt lưới,…

Mật độ sân chơi cho ngựa trung bình 2m/con là tốt nhất. Sân chơi có thể đặt thêm máng đựng nước uống, cỏ để cho ngựa ăn.

Câu hỏi: Kỹ thuật phối giống cho ngựa thực hiện như thế nào?

Trả lời

Trong quá trình chăm sóc, nuôi ngựa sinh sản người nuôi cần xác định thời điểm chính xác để phối giống cho ngựa, đây là bước cực kỳ quan trọng. Quan sát dấu hiệu ngựa cái động dục (tính là ngày thứ nhất), phối giống cho ngựa cái từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 sau khi bắt đầu động dục. Khi ngựa cái bắt đầu có dấu hiệu động dục thường có biểu hiện như sau:

+ Khi thả tự do tại sân chơi, bãi chăn ngựa cái sẽ ngơ ngác tìm ngựa đực, theo đến dần con ngựa đực

+ Ngựa cái có biểu hiện như cong đuôi, đái rắt, ngựa đực lại gần con cái quay mông lại gần ngựa đực

+ Khi ngựa cái đến khi chịu đực sẽ cho ngựa đực ngửi, cắn phần sau, hai chân sau nhún xuống, muốn cho ngựa đực giao phối.

+ Vào thời điểm gần rụng nang trứng đã tăng trưởng tích dịch căng tròn cứng, khi nang trứng đang xẹp có phần nang mềm hoặc lùng nhùng.

+ Khi kiểm tra cơ quan sinh dục của ngựa cái thấy cổ tử cung mềm, hai sừng tử cung mềm và chùng, buồng trứng phát triển.

Xác định thời điểm phối giống cho ngựa:

Tiến hành theo dõi được ngựa cái động dục (tính là ngày thứ nhất) sẽ cho ngựa cái phối giống từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 từ khi chịu đực, hoặc phối giống ngày 4-7 từ khi chịu đực. Có thể tiến hành phối giống cho ngựa theo hai cách là phối tự nhiên hoặc phối nhân tạo.

Phối giống tự nhiên:

Cho ngựa đực lên phối giống ngựa cái, khi thấy dương vật của đực đã đủ độ cương, đảm bảo sạch sẽ trước khi giao phối.

Phối giống nhân tạo:

Bác sĩ thú y thụ tinh nhân tạo cho ngựa bằng ống và nguồn tinh giống sẵn có.

Sau khi phối giống cần phải ghi chép ngày phối, để kiểm tra thời gian đậu thai và dự kiến ngày ngựa đẻ, lên khẩu phần ăn cho phù hợp trong thời gian ngựa mang thai.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cách nuôi và chăm sóc ngựa thịt, cách vỗ béo ngựa

Vì sao phải đóng móng sắt vào chân ngựa, cách đóng móng cho ngựa

+ Những điều cần nhớ khi huấn luyện ngựa

Những bệnh thường gặp ở ngựa, cách điều trị

Tránh nguy hiểm khi ngựa lồng lên khi cưỡi ngựa

Suckkhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác