Những điều cần nhớ khi huấn luyện ngựa
Những điều cần nhớ khi huấn luyện ngựa
Ngựa là một trong những loài động vật thông minh, việc huấn luyện ngựa nên bắt đầu khi còn nhỏ để cho ngựa tiếp xúc với con người, giúp con ngựa trở lên dạn dĩ hơn, hoàn thành các bài huấn luyện tốt hơn. Khi huấn luyện ngựa cần lưu ý những điều dưới đây giúp ngựa hoàn thành tốt các bài huấn luyện khó sau này.
Việc huấn luyện ngựa, dạy chúng các kỹ năng cơ bản việc đầu tiên chính là cần nghiên cứu các đặc điểm riêng của nó, bởi không con ngựa nào có tính cách giống nhau, mỗi con có đặc điểm riêng biệt. Để huấn luyện ngựa thuần thục các bài huấn huyên hãy ghi nhớ những điều sau đây.
Nên bắt đầu huấn luyện ngựa khi nào?
Việc thực hiện các bài tập huấn luyện ngựa khi thực hiện cho ngựa con dưới 1 tuổi. Đối với động vật trưởng thành, sử dụng dây buộc có thể gây sốc. Trong tình huống như vậy, việc đào tạo tiếp theo rất khó khăn. Ngựa con nên bắt đầu dạy vận động vào lúc có mẹ ở gần. Trong những tháng đầu tiên của cuộc đời ngựa được chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp để có sức khỏe mạnh, ít nhiễm các bệnh tật. Khi ngựa được 3 năm tuổi ngựa bắt đầu được huấn luyện từ các bài huấn luyện đơn giản. Việc huấn luyện những co ngựa trên 4-5 tuổi sẽ trở nên khó hơn, cần nhiều thời gian hơn, cần sự kiên nhẫn.
Người huấn luyện và ngựa cần hiểu nhau hơn
Vào thời điểm bắt đầu huấn luyện người huấn luyện nên làm quen với ngựa, giao tiếp cũng như có những hành động tiếp xúc, vuốt ve ngựa, vỗ vào cổ nó, nhìn vào mắt nó, nói những lời yêu thương để chúng dần quen với sự xuất hiện của bạn.
Trong giai đoạn này không nên sử dụng hình phạt thường xuyên, kỹ thuật khắc nghiệt nếu thấy con ngựa không chịu nghe lời của bạn, chúng sẽ tạo ra kết quả như bạn mong muốn.
Thời gian đầu làm quen có thể ngựa thiếu tin tưởng người huấn luyện, cảm thấy rụt rè khi bạn đến gần chúng. Điều này đang trở thành một nguyên nhân phổ biến của các vấn đề học tập sau này của ngựa. Để thành công trong đào tạo, bạn nhất định phải giúp ngựa vượt qua sự nhút nhát, gần gũi và có kết nối với bạn nhiều hơn.
Nếu một con ngựa làm theo những mệnh lệnh, yêu cầu của bạn hãy cho chúng phần thưởng, thực hiện các hành động hấp dẫn đối với nó. Điều này sẽ dần dần làm tăng sự tự tin của con ngựa và tạo mối quan hệ tốt với người điều khiển.
Những phần thưởng ngựa thích nhất
Việc sử dụng phần thưởng mà ngựa yêu thích nhất không chỉ giúp nuông chiều ngựa còn giúp củng cố các kỹ năng ngựa có được. Với một số lần lắp lại nhất định, tự liên tưởng như vậy sẽ được cố định trong tiềm thức, nhờ vậy con ngựa sẽ tuân theo mệnh lệnh. Những món ngon bạn có thể sử dụng làm phần thưởng cho ngựa bao gồm:
Táo: Táo là một trong những loại trái cây yêu thích của ngựa, táo có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất. Khi cho ngựa ăn táo nên cắt táo thành phần nhỏ rồi cho ăn từng miếng nhỏ một.
Muối: Muối là một trong những đồ ăn mà ngựa yêu thích nhất, muối chứa nhiều natri, có tác dụng hữu ích với hệ tiêu hóa, giúp bình thường hóa sự cân bằng nước trong cơ thể. Ngoài ra, muối còn giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi trong các mô cơ sau những hoạt động thể chất khó khăn.
Bánh quy giòn: Ngựa rất thích bánh quy giòn nên bạn có thể sử dụng cho ngựa ăn sau mỗi bài huấn luyện.
Cà rốt: Cà rốt là một trong những loại rau củ mà ngựa yêu thích, chứa nhiều vitamin C, vitamin A cùng với nhiều khoáng chất thiết yếu khác tốt cho sức khỏe của ngược. Cà rốt còn sở hữu mùi vị thơm ngon nên sau khi ngựa hoàn thành tốt các động tác, kỹ thuật hay các bài tập được đưa ra hãy cho chúng ăn cà rốt để làm phần thưởng cho chúng.
Đường: Những viên đường tinh luyện giúp cải thiện tâm trạng của con ngựa sau mỗi bài tập huấn luyện, nhưng không nên cho ngựa ăn quá nhiều đường.
Các quy tắc khi huấn luyện ngựa
Trong quá trình huấn luyện ngựa, người huấn luyện cần tuân thủ các quy tắc bao gồm:
+ Trong quá trình huấn luyện không được àm căng ngực quá mức, nhất là đối với ngựa non
+ Thời gian tập luyện chỉ nên tập luyện trong vòng 45 phút. Bởi đây là thời gian gian mà một con vật có thể tập trung và nhận thức đầy đủ các lệnh.
+ Không nên đào tạo tự phát, nên thiết lập kế hoạch tập luyện, nghỉ ngơi, chăm sóc rõ ràng, quá trình huấn luyện thiết lập chi tiết, cụ thể các bài tập cho ngựa.
+ Nên hoàn thành các lớp học theo từng bước.
Các phương pháp khống chế khi huấn luyện ngựa
Trong quá trình huấn luyện có những lúc ngựa bất hợp tác, lồng lên gây nguy hiểm đối với người huấn luyện. Do đó, khi phát hiện ngựa có những biểu hiện bất thường người huấn luyện có thể áp dụng các biện pháp khống chế ngựa như sau:
+ Khống chế ngựa bằng dây:
Dùng dây được cố định một nút trước để không tụt sâu khi buộc cổ ngựa, vòng mõm ngựa. Khi dắt ngựa phải giữ gần mõm ngựa, cách mõm ngựa khoảng 10-20cm, người đi luôn ở bên trái ngựa đi song song với ngựa, tay trái phía trong dây dắt, tay phải phía ngoài dây dắt.
+ Khống chế ngựa bằng cương và hàm thiết:
Dây cương dùng để dắt ngựa, điều khiển ngựa phải chắc chắn, độ dài vừa phải khi ta vắt lên lưng ngựa, cương dài đến hết yên ngựa cưỡi, không được quá ngắn sẽ làm cho việc dắt, điều khiển ngựa đuối tầm. Hàm thiết được khóa chung với lồng đầu, ngựa nào lồng đầu đó, nếu thay thế phải được điều chỉnh cho phu hợp, không đưa lồng đầu qua tai ngựa mà phải chú ý nhẹ nhàng vì có những con ngựa nhát không cho tiếp xúc đến tai của chúng. Hàm thiết cho ngựa bất kham nên dùng hàm thiết chữ H, khi ngựa đã thuần phục nên dùng hàm thiết con đỉa hoặc hàm thiết chữ U.
+ Khống chế ngựa bằng xoắn mũi
Khống chế kẹp tai hoặn xoắn mũi trên đối với những con ngựa bướng, bất kham, khi người huấn luyện phải bắt buộc thực hiện các thao tác khó việc khống chế ngựa bằng cách xoắn mũi.
Duy trì thời gian tiếp xúc với ngựa
Thời gian tiếp xúc với ngựa thực hiện từ 1-2 giờ/ngày, sau khi ngựa đã quen nên nâng thời gian tiếp xúc với ngựa tư 3-4 giờ/ngày, giữa các giai đoạn nên cho ngựa nghỉ ngơi từ 5-10 phút. Trong một buổi nên thực hiện từ 1-2 thao tác.
Tuổi tập cho ngựa tiếp xúc với người
Ngay từ khi ngựa sinh ra đã được chăm sóc, vỗ về, tắm, chải lông, chăm sóc thức ăn,…làm cho ngựa thân thiết, gần gũi con người. Giai đoạn tiếp xúc tốt làm cơ sở cho ngựa tập luyện tốt sau này. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc hàng ngày sẽ dần lôi cuốn các thao tác quen dần, dẫn đến việc tiếp xúc cơ bản hình thành, không hẳn phân biệt việc tiếp xúc với chăm sóc.
Giữa huấn luyện và tiếp xúc cũng cần có mối quan hệ chặt chẽ, nếu tiếp xúc tốt việc huấn luyện sẽ có nhiều thuận lợi và ngược lại.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Làm thế nào để giúp lông ngựa sáng bóng?
+ Những bệnh thường gặp ở ngựa, cách điều trị
+ Bật mí kinh nghiệm nuôi ngựa bạch con phát triển khỏe mạnh
+ Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch sinh sản, kỹ thuật phối giống
Suckhocuocsong.vn
Các tin liên quan
- Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch sinh sản, kỹ thuật phối giống
- Những thắc mắc thú vị cho ta hiểu về loài ngựa
- Cách nuôi và chăm sóc ngựa thịt, cách vỗ béo ngựa
- Vì sao phải đóng móng sắt vào chân ngựa, cách đóng móng cho ngựa
- Hướng dẫn cách chăm sóc bờm ngựa
- Cách huấn luyện ngựa chạy kiệu, chạy đại
- Tránh nguy hiểm khi ngựa lồng lên khi cưỡi ngựa
- Làm thế nào để giúp lông ngựa sáng bóng?
- Những món ăn ngon từ thịt ngựa, cách chọn thịt ngựa tươi ngon
- Những bệnh thường gặp ở ngựa, cách điều trị
- Bật mí kinh nghiệm nuôi ngựa bạch con phát triển khỏe mạnh
- Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch khỏe mạnh, phát triển tốt
- Ngựa bạch: đặc điểm sinh học, phân biệt ngựa bạch với ngựa trắng
- Tại sao trâu không có hàm răng trên mà ngựa lại có?
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá ngựa khỏe mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Môi trường sinh sống, tập tính sinh sản độc đáo của cá ngựa
- Giải đáp thắc mắc tại sao móng ngựa chỉ có một ngón
- Lưu Đức Hoa tiều tụy, phải chống gậy sau tai nạn bị ngựa giẫm
- Sản xuất giống, nuôi cá ngựa thương phẩm ở Quảng Nam ‘thành công ngoài mong đợi’
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.