Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch khỏe mạnh, phát triển tốt

8/21/2021 11:13:00 AM
Ngựa bạch được nuôi nhiều để làm cao ngựa bạch điều trị các vấn đề về xương khớp. Nuôi ngựa bạch không khó như nhiều loài động vật khác, thức ăn của ngựa bạch khá đơn giản như cỏ, thân cây chuối, ngô,…

 

Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch khỏe mạnh, phát triển tốt

Ngựa bạch được nuôi nhiều để làm cao ngựa bạch điều trị các vấn đề về xương khớp. Nuôi ngựa bạch không khó như nhiều loài động vật khác, thức ăn của ngựa bạch khá đơn giản như cỏ, thân cây chuối, ngô,…Bài viết dưới đây hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc ngựa bạch khỏe mạnh phát triển tốt, ít nhiễm bệnh.

So với nhiều vật nuôi khác việc chăn nuôi ngựa dễ dàng hơn, chi phí nguồn thức ăn tốn ít không tốn nhiều như các loài vật nuôi khác. Thức ăn của ngựa bạch chủ yếu từ cây cỏ, thân cây chuối, thân ngô, lá,…hoặc nhiều hộ gia đình nuôi ngựa bạch theo mô hình chăn thả tự nhiên. Đối với những người đang muốn tìm hiểu quy trình nuôi chăm sóc ngựa bạch hãy lưu ý những tiêu chí sau đây.

Hướng dẫn cách lựa chọn được ngựa bạch khỏe mạnh

Để chọn được những con ngựa bạch khỏe mạnh đem về nuôi, khi chọn ngựa bạch nên lưu ý các đặc điểm sau đây:

+ Chọn những con ngựa bạch có mắt to tròn, tinh anh với hai tai ve vẩy, linh hoạt

+ Khi nhìn cổ chân của ngựa bạch nếu cổ chân chúng thẳng, móng tròn và có màu lông đồng nhất thì nên mua về

+ Kiểm tra, xem xét về lý lịch, hệ phả của ngựa để biết bố mẹ chúng có khỏe mạnh hay không, những con ngựa được sinh ra từ những con ngựa bố mẹ khỏe mạnh sẽ phát triển tốt, ít nhiễm bệnh tật.

+ Quan sát xem bộ phận sinh dục có bình thường không.

+ Nên chọn những con ngựa khỏe mạnh, thân hình cân đối, không bị dị tật bẩm sinh

+ Ngựa không bị bệnh hay mắc các bệnh ngoài da, bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa, bệnh ký sinh trùng ngoài da,…

Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi và chăm sóc ngựa bạch

Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch khỏe mạnh, phát triển tốt

Thiết kế sân chơi của ngựa bạch

 Khi thiết kế sân chơi cho ngựa bạch đi lại, vận động người nuôi cần lưu ý thiết kế sân chơi sau cho ngựa có thể thuận tiện hoạt động, đi lại vận động chơi đùa giúp ngựa săn chắc, khỏe mạnh, phát triển tốt. Sân chơi nên thiết kế làm liền kề với chuồng nuôi để thuận tiện cho việc chăn thả ngựa. Sân chơi  có thành cao từ 1.2 -1.5m, được quây bằng các thanh ngang như gỗ, ống tuýp nước chắc chắn, mắt lưới,…Mật độ sân chơi cho ngựa trung bình 2m/con là tốt nhất. Sân chơi có thể đặt thêm máng đựng nước uống, cỏ để cho ngựa ăn.

Thiết kế chuồng nuôi ngựa bạch

Để tạo điều kiện tốt nhất cho ngựa bạch phát triển, có chỗ nghỉ ngơi cũng như sinh hoạt, bảo vệ ngựa bạch khỏi các loài động vật khác, người nuôi ngựa phải xây dựng chuồng nuôi ngựa đáp ứng theo tiêu chí sau:

Khi xây dựng chuồng nuôi ngựa bạch thiết kế cửa sổ cách nền chuồng 1,5-1,8m để đảm bảo ngựa bạch không thể nhảy ra ngoài, không khí từ bên ngoài có thể dễ dàng đi vào bên trong chuồng nuôi, mát mẻ vào mùa hè.

Nền chuồng nuôi ngựa phải nên lát bằng gạch để bảo vệ móng ngựa không nên để nền đất trần hoặc nền chuồng quá trơn trượt sẽ dễ dàng làm hỏng móng của ngựa bạch. Nền chuồng xây phải có độ đốc, rãnh thoát nước thải để tiện cho việc vệ sinh chuồng nuôi ngựa. Bên trong chuồng nuôi trang bị thêm máng ăn, máng đựng nước uống riêng cho ngựa. Bên ngoài xây dựng khu vực chứa chất thải của ngựa, khu vực chứa chất thải có lắp đậy cẩn thận.

Tùy từng điều kiện của từng người nuôi, khi thiết kế chuồng nuôi ngựa bạch phải đảm bảo ngựa được nuôi với mật độ  vừa phải, có không gian rộng rãi cho ngựa sinh hoạt, nghỉ ngơi. Đối với ngựa bạch con sau khi cai sữa mẹ (từ 6-12 tháng tuổi) chuồng nuôi trung bình từ 1,5 – 2m²/ con. Ngựa bạch trên 1 năm tuổi, nên nuôi với mật độ trung bình từ 5 – 6m²/ con.

Tuy nhiên, nếu người nuôi ngựa muốn nuôi nhiều con ngựa trong cùng một chuồng nuôi hãy chọn những con ngựa bạch có kích thước đồng đều, khoảng cách tuổi cũng không cách xa nhau nhiều tránh tình trạng những con lớn ăn hiếp con bé

Phần mái của chuồng nuôi ngựa lên lợp thêm lớp rạ, rơm để tránh nóng vào mùa hè, xung quanh chuồng ngựa nên trồng cây xanh để mát mẻ vào mùa hè, ấp áp vào mùa đông. Khi mùa đông, tránh cho ngựa bị lạnh hãy sử dụng bạt để quây xung quanh chuồng ngựa, giữ ấm cho ngựa.

Cách lựa chọn thức ăn cho ngựa bạch

Hàng ngày ngựa được chăn thả ngoài bãi và có thể tự kiếm được 40% lượng thức ăn cần thiết. Nhưng để ngựa mau lớn, nhanh phát triển, béo tốt người nuôi cần đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng như sau:

Thức ăn tinh cho ngựa bạch

Không chỉ cung cấp thức ăn thô xanh cho ngựa bạch người nuôi cần chuẩn bị thức ăn tinh trong khẩu phần ăn hàng ngày của ngựa. Thức ăn tinh người nuôi cung cấp cho ngựa bạch bao gồm: các loại cám từ thóc, cám ngô, đậu nành, cao lương… đã được xay nhỏ trộn với thức ăn thô xanh.

Thức ăn thô xanh cho ngựa bạch

 Thức ăn thô xanh cho ngựa bạch chủ yếu là cỏ, sử dụng cỏ mọc trong tự nhiên tại các bờ mương, ruộng bỏ hoang hoặc loại cỏ trồng như cỏ voi, pangola, ghinê….

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí người nuôi ngựa bạch có thể tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như: thân cây ngô, cây đậu, thân cây chuối, ngọn mía, dây khoai lang, rau xanh, củ quả,…

Để thuận tiện cho ngựa bạch ăn các loại thức ăn thô xanh người nuôi có thể sử dụng máy băm cỏ, việc băm cỏ giúp bà con có thể phối trộn các loại nguyên liệu một cách đồng đều, qua đó giúp ngựa dễ ăn và đủ chất dinh dưỡng hơn.

Thức ăn bổ sung đạm, vitamin, chất béo và khoáng chất cho ngựa bạch

Bên cạnh đó, để ngựa bạch sinh trưởng, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh người nuôi nên bổ sung thêm các loại thức ăn giàu đạm, vitamin, chất béo và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày của ngựa. Các loại thức ăn người nuôi nên bổ sung bao gồm: một số loại khô bánh dầu, bã đậu, bã rượu, bột cá, bột thịt, bột xương,…hay các loại thức ăn được chế biến từ cua, ốc, cá nghiền nhuyễn

Hướng dẫn cách chế biến thức ăn cho ngựa bạch

Để giúp ngựa bạch ăn các loại thức ăn thô xanh dễ dàng, ngựa tiêu hóa thức ăn tốt hơn người nuôi có thể sử dụng máy băm cỏ, việc băm cỏ giúp bà con có thể phối trộn các loại nguyên liệu một cách đồng đều, qua đó giúp ngựa dễ ăn và đủ chất dinh dưỡng hơn, tránh dư chất, thiếu chất.

Khi phối trộn thức ăn cho ngựa bạch nên sử dụng thêm các chế phẩm sinh học như EM gốc và men ủ thức ăn VBio để ủ thức ăn xanh cho ngựa, giúp ngựa phòng tránh các bệnh về tiêu hóa, tăng sức đề kháng…

Khẩu phần ăn, uống cho từng giai đoạn sinh trưởng ngựa bạch

Ngựa bạch 3 tháng tuổi:

Giai đoạn này người nuôi hãy bắt đầu tập ăn bằng cám tổng hợp, cỏ non, mềm, dễ tiêu hóa. Cho thức ăn của ngựa con vào máng ăn nhỏ trong chuồng và để chúng ăn tự do.

Ngựa bạch từ 6-1 năm tuổi:

Giai đoạn ngựa bạch sau cai sữa từ 6 tháng đến 1 năm tuổi, lúc này ngựa bạch đã có thể cho ăn thức ăn thô bằng 15-20% trọng lượng cơ thể. Người nuôi có thể bổ sung thêm 1 kg thức ăn tinh/ ngày.

Ngựa bạch trên 1 năm tuổi:

Giai đoạn ngựa bạch trên 1 năm tuổi, người nuôi hãy cho ngựa ăn thức ăn thô bằng 12-15% trọng lượng cơ thể và bổ sung 1,5 kg thức ăn tinh/ ngày. Người nuôi nên chia thức ăn ra cho ngựa bạch thành 2 bữa sáng và tối.

Nước uống cho ngựa

Nước uống cho ngựa phải đảm bảo sạch sẽ, lựa chọn nước giếng khoan hoặc nước máy để cung cấp cho ngựa uống. Không sử dụng nước lấy từ sông hồ, nước gần các khu sinh hoạt, gần các khu vực nhà máy chế biến. Hàng ngày, thay nước uống, dọn dẹp sạch máng nước uống cho ngựa.

Chăm sóc ngựa bạch

Kỹ thuật tắm, chải lông cho ngựa bạch:

Tắm, chải lông cho ngựa bạch giúp ngựa bạch tăng cường sự tuần hoàn và trao đổi chất, sinh trưởng tốt, hạn chế được các ký sinh trùng ngoài da như rận, ghẻ.

Vào mùa nóng, nhiệt độ cao nên tắm chải hàng ngày cho ngựa, ngược lại vào mùa đông, thời tiết lạnh giá chỉ lên chải lông cho ngựa không nên tắm cho ngựa.

Khi chải lông cần lưu ý chải theo chiều của lông từ trên xuống dưới và nhẹ tay ở phần đầu để tránh cho ngựa bị trầy xước.

Kỹ thuật cắt bờm, đuôi ngựa

Khi chăm sóc ngựa, người nuôi cần chú ý quan sát độ dài của bờm và đuôi ngựa như thế nào để cắt sửa kịp thời, tránh tình trạng bờm bị vón, chạm vào mắt làm đau hay đuôi ngựa quá dài dễ bị bẩn, dính phân lên trên người ngựa.

+ Kỹ thuật cắt đuôi ngựa:

Sử dụng kéo sắc bén, giữ yên cho ngựa đứng một chỗ, khi cắt lông đuôi ngựa chú ý vị trí đứng cẩn thận tránh để bị ngựa đá bằng cách đứng ngang bên hông, không được đứng phía sau ngựa. Dùng kéo nhẹ nhàng cắt lông đuôi ngựa lại là được.

+Kỹ thuật ách cắt bờm:

Sử dụng kéo sắc bén, giữ yên cho ngựa đứng một chỗ, dùng tay nhẹ nhàng vuốt ve mặt, cổ để ngựa bình tĩnh, dùng kéo cắt trên mắt, phía sau bờm cắt ngắn còn 2-3 cm là được

Cho ngựa vận động

Hàng ngày nên cho ngựa ra ngoài để vận động, đi lại, thời gian vận động tốt nhất là khoảng 4 giờ. Tập cho ngựa bạch vận động thêm 1 lần/ngày, trong 1 tiếng bằng cách buộc dây cho ngựa cố định tại một chỗ, huấn luyện cho chúng chạy vòng tròn có đường kính khoảng 5m, lấy điểm buộc dây làm tâm.

Lưu ý: Trong quá trình ngựa vận động, không thúc ép ngựa chạy quá nhanh sẽ khiến ngựa mất sức, chỉ nên áp dụng cho ngựa trưởng thành.

Phòng ngừa các bệnh ở ngựa bạch

Để hạn chế các bệnh bệnh ký sinh trùng đường máu, bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa người nuôi nenen vệ sinh kỹ chuồng nuôi bằng các tiến hành quét vôi 2 lần/ năm hoặc phun thuốc sát trùng Crizin 2% 3 lần/ năm.

Để phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở ngựa bạch người nuôi sử dụng Azidin, pha dung dịch 7 %, tiêm 2 lần/ năm cho ngựa.

Đề phòng bệnh ký sinh đường tiêu hóa ở ngựa bạch tùy từng độ tuổi mà người nuôi tiêm với liều lượng phù hợp:

+ Ngựa bạch con đủ đủ 21 ngày tuổi, tiêm phòng lần 1. Dùng Levamixon 7%, 1ml/ 15kg thể trọng, tiêm vào phần bắp.

+ Ngựa bạch 90 ngày tuổi tiếp tục tiêm thêm 1 mũi. Dùng Levamixon 7%, 1ml/ 15kg thể trọng, tiêm vào phần bắp.

+ Ngựa bạch trưởng thành dùng levamixon 7% tương tự hoặc Hemectin để tiêm phòng bệnh, định kỳ 2 lần/ năm.

Những điều cần lưu ý khi nuôi và chăm sóc ngựa bạch

+ Đối với ngựa bạch mới mua về cần cho ngựa bạch tẩy giun sán, sau khoảng 4-5 tháng tiếp theo cần tẩy tiếp lần hai.

+ Nếu ngựa bạch bị bệnh đầy hơi sình bụng chỉ cần cho ngựa bạch uống nước tỏi hoặc trà gừng, kết hợp muối rang và lá trầu không bọc vào vải rồi chà xát mạnh 2 bên sườn và hông ngựa là tình trạng đầy hơi sình bụng sẽ chấm dứt

+ Đảm bảo nguồn thức ăn của ngựa sạch sẽ, thức ăn tinh không bị nấm mốc

+ Chỉ nên thả ngựa cho ăn khi cỏ trên đồi rừng đã hết sương, tốt nhất nên cho ngựa ra ngoài ăn cỏ khoảng sau 8 giờ sáng.

+ Vào mùa hè có thể sử dụng quạt thông gió để làm mát chuồng nuôi ngựa, do ngựa bạch là loài không chịu được thời tiết quá nóng

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ngựa bạch: đặc điểm sinh học, phân biệt ngựa bạch với ngựa trắng

Hướng dẫn cách phân biệt cá sấu đực, cá sấu cái

Kinh nghiệm phân biệt cá rồng đực và cá rồng cái chuẩn nhất

Hướng dẫn cách phân biệt cá phượng hoàng đực và cái

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác